Phân loại hệ thống treo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu dao động của ô tô tải 1,25 tấn hiệu kia K2700II vận chuyển nông sản trên đường giao thông nông thôn​ (Trang 28 - 33)

1. Khoang vỏ trong 2 Phớt làm kín.

1.3.3. Phân loại hệ thống treo

Có nhiều cách phân loại hệ thông treo như:

- Phân loại theo bộ phận đàn hồi chia ra: loại sử dụng bộ phận đàn hồi bằng kim loại (nhíp lá, lò xo xoắn…); loại khí; loại thủy lực; cao su…

- Phân loại theo sơ đồ bộ phận dẫn hướng chia ra: cơ cấu treo phụ thuộc với cầu liền; loại độc lập với cầu cắt.

- Phân loại theo phương pháp dập tắt chấn động: loại dùng giảm chấn thủy lực; loại giảm chấn nhờ ma sát cơ (ma sát trong bộ phận đàn hồi hoặc bộ phận dẫn hướng)

Nhưng khi phân loại người ta chủ yếu dựa vào sơ đồ bộ phận dẫn hướng và chia ra 2 nhóm chính là hệ thống treo độc lập và hệ thống treo phụ thuộc:

1.3.3.1. Hệ thống treo phụ thuộc

Trong hệ thống treo phụ thuộc hình 1.13 - a các bánh xe được đặt trên một dầm cầu liền, bộ phận giảm chấn và đàn hồi đặt giữa thùng xe và dầm cầu liền đó. Do đó sự dịch chuyển của một bánh xe theo phương thẳng đứng sẽ gây nên chuyển vị nào đó của bánh xe phía bên kia.

Hình 1.13. Sơ đồ hệ thống treo

a) Hệ thống treo phụ thuộc b) Hệ thống treo độc lập

1 - Thùng xe; 2 - Bộ phận đàn hồi; 3 - Bộ phận giảm chấn; 4 - Dầm cầu; 5 - Các đòn liên kết của hệ treo

22

Đặc trưng của hệ thống treo phụ thuộc là các bánh xe lắp trên một dầm cầu cứng. Trong trường hợp cầu xe là bị động thì dầm đó là một thanh thép định hình, còn trường hợp là cầu chủ động thì dầm là phần vỏ cầu trong đó có một phần của hệ thống truyền lực.

1.3.3.2. Hệ thống treo độc lập

Đặc điểm của hệ thống treo này là:

- Hai bánh xe không lắp trên một dầm cứng mà là lắp trên loại cầu rời, sự chuyển dịch của 2 bánh xe độc lập tương đối với nhau.

- Khối lượng phần không được treo nhỏ nên mô men quán tính nhỏ, do đó xe chuyển động êm dịu, khả năng bám đường cao.

- Hệ treo này không cần dầm ngang (với kết cấu thân vỏ kiểu unibody) nên khoảng không gian cho nó dịch chuyển chủ yếu là khoảng không gian 2 bên sườn xe như vậy sẽ hạ thấp được trọng tâm của xe và sẽ nâng cao được vận tốc của xe.

Trong hệ thống treo độc lập còn được phân ra các loại sau:

a. Dạng treo 2 đòn ngang

Cấu tạo của hệ treo 2 đòn ngang bao gồm 1 đòn ngang trên, một đòn ngang dưới. Mỗi đòn không phải chỉ là 1 thanh mà thường có cấu tạo hình tam giác (chữ A) hoặc hình thang. Cấu tạo như vậy cho phép các đòn ngang làm được chức năng của bộ phận hướng, kết cấu chắc chắn đảm bảo truyền lực tốt.

a. dùng nhíp lá b. dùng lò xo trụ

23

kết cấu chắc chắn đảm bảo truyền lực tốt.

b. Dạng treo Mc.Pherson

Hệ treo này chính là biến thể của hệ treo 2 đòn ngang, ở đây đòn ngang chữ A phía trên thay bằng lò xo cùng ống giảm chấn lồng nhau. Chính nhờ cấu trúc này mà ta có thể có được khoảng không gian phía trong xe rộng hơn để bố trí hệ thống

truyền lực hoặc khoang hành lý. Giảm chấn đặt theo phương thẳng đứng làm nhiệm vụ của trụ xoay đứng.

Trong quá trình chuyển động bánh xe luôn luôn dao động theo phương thẳng đứng, sự dao động này kéo theo sự thay đổi góc nghiêng ngang của bánh xe, trụ xoay dẫn hướng và khoảng cách giữa hai vết bánh xe hình 1.17a, góc nghiêng dọc

Hình 1.15. Sơ đồ nguyên lý của hệ treo 2 đòn ngang

24

của trụ xoay đứng hình 1.17 - b và độ chụm trước của bánh xe hình 1.17 - c. Các quan hệ giữa các thông số đó phụ thuộc vào sự chuyển vị của bánh xe theo phương

thẳng đứng khi gặp kích thích từ mặt đường hoặc khi phanh, quay vòng, thay đổi tốc độ...đó là mối quan hệ động học của hệ treo.

c. Hệ treo 2 đòn dọc

Hệ treo hai đòn dọc là hệ treo độc lập mà mỗi bên có một đòn dọc. Các đòn dọc thường được bố trí song song sát hai bên bánh xe. Một đầu của đòn dọc được gắn cố định với moay - ơ bánh xe, đầu còn lại liên kết bản lề với khung hoặc dầm ôtô. Đồng thời đòn dọc đòi hỏi cần phải có độ cứng vững lớn, nhằm mục đích chịu

Hình 1.17. Mối quan hệ động học của hệ treo Mc.Pherson

Hình 1.18. Hệ treo hai đòn dọc

1- Khung vỏ; 2 - Lò xo; 3 - Giảm chấn; 4 - Bánh xe; 5 - Đòn dọc; 6 - Khớp quay.

25

được các lực dọc, lực bên và chịu mô men phanh lớn. Do có kết cấu như vậy, nên hệ treo này chiếm ít không gian và đơn giản về kết cấu, giá thành hạ. Hệ treo này thường được bố trí cho cầu sau bị động, khi máy đặt ở phía trước, cầu trước là cầu chủ động.

d. Hệ treo đòn dọc có thanh ngang liên kết

Theo cấu trúc của nó có thể phân chia thành loại treo nửa độc lập và treo nửa phụ thuộc. Theo khả năng làm việc của hệ treo, tuỳ thuộc vào độ cứng vững của đòn liên kết mà có thể xếp là loại phụ thuộc hay độc lập. Hệ treo đòn dọc có thanh ngang liên kết, có đặc điểm là hai đòn dọc được nối cứng với nhau bởi một thanh ngang.

Thanh ngang liên kết đóng vai trò như một thanh ổn định như đối với các hệ treo độc lập khác. Bộ phận đàn hồi của nó có thể là lò xo trụ xoắn được đặt giữa khung và đòn dọc.

e. Hệ treo đòn chéo

Hệ thống treo trên đòn chéo là cấu trúc mang tính trung gian giữa hệ treo đòn ngang và hệ treo đòn dọc. Bởi vậy sử dụng hệ treo này cho ta tận dụng được ưu điển của hai hệ treo trên và khắc phục được một số nhược điểm của chúng. Đặc điểm của hệ treo này là đòn đỡ bánh xe quay trên đường trục chéo và tạo nên đòn chéo trên bánh xe.

12 3 2 3 4 5 6 1 - Bánh xe. 2 - Khớp quay trụ. 3 - Đòn dọc. 4 - Thùng xe. 5 - Lò xo. 6 - Giản chấn.

26

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu dao động của ô tô tải 1,25 tấn hiệu kia K2700II vận chuyển nông sản trên đường giao thông nông thôn​ (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)