1.2. Vấn đề quy hoạch xây dựng NT Mở trên thế giới
1.2.3. Kinh nghiệ mở Hàn Quốc:
Cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, GDP bình quân đầu ngƣời của Hàn Quốc chỉ có 85 USD; phần lớn ngƣời dân không đủ ăn; 80% dân nông thôn không có điện thắp sáng và phải dùng đèn dầu, sống trong những căn nhà lợp bằng lá. Là nƣớc nông nghiệp trong khi lũ lụt và hạn hán lại xảy ra thƣờng xuyên, mối lo lớn nhất của chính phủ khi đó là làm sao đƣa đất nƣớc thoát khỏi đói, nghèo.
Phong trào Làng mới (SU) ra đời với 3 tiêu chí: cần cù (chăm chỉ), tự lực vƣợt khó, và, hợp tác (hiệp lực cộng đồng). Năm 1970, sau những dự án thí điểm đầu tƣ cho nông thôn có hiệu quả, Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức phát động phong trào SU và đƣợc nông dân hƣởng ứng mạnh mẽ. Họ thi đua
cải tạo nhà mái lá bằng mái ngói, đƣờng giao thông trong làng, xã đƣợc mở rộng, nâng cấp; các công trình phúc lợi công cộng đƣợc đầu tƣ xây dựng. Phƣơng thức canh tác đƣợc đổi mới, chẳng hạn, áp dụng canh tác tổng hợp với nhiều mặt hàng mũi nhọn nhƣ nấm và cây thuốc lá để tăng giá trị xuất khẩu. Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ xây dựng nhiều nhà máy ở nông thôn, tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho nông dân.
Bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ diệu. Chỉ sau 8 năm, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản đƣợc hoàn thành. Trong 8 năm từ 1971-1978, Hàn Quốc đã cứng hóa đƣợc 43.631km đƣờng làng nối với đƣờng của xã, trung bình mỗi làng nâng cấp đƣợc 1.322m đƣờng; cứng hóa đƣờng ngõ xóm 42.220 km, trung bình mỗi làng là 1.280m; xây dựng đƣợc 68.797 cầu (Hàn Quốc là đất nƣớc có nhiều sông suối), kiên cố hóa 7.839km đê, kè, xây 24.140 hồ chứa nƣớc và 98% hộ có điện thắp sáng. Đặc biệt, vì không có quỹ bồi thƣờng đất và các tài sản khác nên việc hiến đất, tháo dỡ công trình, cây cối, đều do dân tự giác bàn bạc, thỏa thuận, ghi công lao đóng góp và hy sinh của các hộ cho phong trào.
Nhờ phát triển giao thông nông thôn nên các hộ có điều kiện mua sắm phƣơng tiện sản xuất. Cụ thể là, năm 1971, cứ 3 làng mới có 1 máy cày, thì đến năm 1975, trung bình mỗi làng đã có 2,6 máy cày, rồi nâng lên 20 máy vào năm 1980. Từ đó, tạo phong trào cơ khí hóa trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng công nghệ cao, giống mới lai tạo đột biến, công nghệ nhà lƣới, nhà kính trồng rau, hoa quả đã thúc đẩy năng suất, giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng nhanh. Năm 1979, Hàn Quốc đã có 98% số làng tự chủ về kinh tế [22].
Phong trào SU của Hàn Quốc đã biến đổi cộng đồng vùng nông thôn cũ thành cộng đồng nông thôn mới ngày một đẹp hơn và giàu hơn. Khu vực nông thôn trở thành xã hội năng động có khả năng tự tích lũy, tự đầu tƣ và tự
phát triển. Phong trào SU, với mức đầu tƣ không lớn, đã góp phần đƣa Hàn Quốc từ một nƣớc nông nghiệp lạc hậu trở nên giàu có.
* Từ những thành tựu đã đạt đƣợc trong việc quy hoạch nông thôn mới trên thế giới, họ đã đƣa ra có một số kinh nghiệm quý báu trong việc xây dựng quy hoạch nông thôn mới nhƣ:
Thứ nhất: Phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng
nông thôn với phƣơng châm là nhân dân quyết định và làm mọi việc, “Nhà Nƣớc bỏ ra 1 vật tƣ, nhân dân bỏ ra 5 - 10 công sức và tiền của”. Dân quyết định loại công trình, dự án nào cần ƣu tiên làm trƣớc, công khai bàn bạc, quyết định thiết kế và chỉ đạo thi công, nghiệm thu công trình.
Thứ hai: Phát triển sản xuất để tăng thu nhập. Khi kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất đƣợc xây dựng, các cơ quan, đơn vị chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giống mới, khoa học công nghệ giúp nông dân tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, xây dựng vùng chuyên canh hàng hóa. Chính phủ xây dựng nhiều nhà máy ở nông thôn để chế biến và tiêu thụ nông sản cũng nhƣ có chính sách tín dụng nông thôn, cho vay thúc đẩy sản xuất.
Thứ ba: Đào tạo cán bộ phục vụ phát triển nông thôn, xác định nhân
tố quan trọng nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở theo tinh thần tự nguyện và do dân bầu. Nhà nƣớc xây dựng các trung tâm đào tạo quốc gia và mạng lƣới trƣờng nghiệp vụ của các ngành ở địa phƣơng. Nhà nƣớc đài thọ, mở các lớp học trong thời gian từ 1 - 2 tuần để trang bị đủ kiến thức thiết thực nhƣ kỹ năng lãnh đạo cơ bản, quản lý dự án, phát triển cộng đồng.
Thứ tƣ: Phát huy dân chủ để phát triển nông thôn: Thành lập hội đồng
khai, dân chủ, bàn bạc để triển khai các dự án theo mức độ cần thiết của địa phƣơng.
Thứ năm: Thành lập và phát triển các hợp tác xã (HTX) kiểu mới
phục vụ trực tiếp nhu cầu của dân, cán bộ HTX do dân bầu chọn. Với vai trò của HTX hoạt động đa dạng, hiệu quả trong dịch vụ tín dụng, cung cấp đầu vào cho sản xuất, tiếp thị nông sản, bảo hiểm nông thôn và các dịch vụ khác.
Thứ sáu: Phát triển và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trƣờng bằng sức mạnh
toàn dân. Chính phủ quy hoạch, xác định chủng loại cây rừng phù hợp, hỗ trợ giống, tập huấn cán bộ kỹ thuật chăm sóc vƣờn ƣơm và trồng rừng để hƣớng dẫn và yêu cầu tất cả chủ đất trên vùng núi trọc đều phải trồng rừng, bảo vệ rừng.