Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã gia cát huyện cao lộc tỉnh lạng sơn tới năm 2020​ (Trang 90)

a) Giao thông:

+ Đƣờng Quốc lộ 4B đi qua địa bàn xã mới đƣợc xây dựng đƣa vào sử dụng mặt đƣờng rộng 5.5m bề rộng nền đƣờng 7.5m

+ Đƣờng liên xã quy mô đƣờng cấp V, nền đƣờng rộng 6.0m, mặt đƣờng 3.5m.

+ Đƣờng nối trung tâm xã đến thôn, đƣờng liên thôn nền đƣờng rộng 6m, mặt đƣờng 3.5m.

+ Đƣờng nối từ thôn đến xóm, từ xóm ra cánh đồng, đƣờng giao thông nội đông: nền đƣờng rộng 3.0m, mặt đƣờng 2.0m.

b) Cấp điện:

+ Nhu cầu sử dụng điện đạt: 200KWh / ngƣời / năm

+ Phụ tải sinh hoạt: 150 W / ngƣời

+ Chỉ tiêu cấp điện cho các công trình công cộng:

> 15% phụ tải điện sinh hoạt

c) Cấp nước sạch:

+ Nhu cầu sử dụng nƣớc sạch: 80l / ngƣời / ngày đêm + Nƣớc phục vụ công cộng: 20% nƣớc sinh hoạt + Nƣớc phục vụ sản xuất: 25% nƣớc sinh hoạt

d) Thoát nước:

+ Tỷ lệ thu gom đạt: 80% lƣợng cấp nƣớc

e) Các chỉ tiêu về vệ sinh môi trường:

+ Nghĩa trang, nghĩa địa: 1 – 2 nghĩa trang / xã + Khu chôn lấp xử lý rác thải: 1 – 2 khu / xã

+ Diện tích tối thiểu 1 – 1,5 ha / khu

3.3.4. Quy hoạch định hướng phát triển không gian xã

3.3.4.1. Sản xuất nông nghiệp:

- Vùng sản xuất theo mô hình canh tác vƣờn đồi - rừng: theo hƣớng đẩy mạnh phát triển từng lĩnh vực sản xuất theo khu vực.

+ Khu phát triển vƣờn đồi - trồng rừng: Các thôn bản cách xa đƣờng Quốc lộ 4B, các thôn bản có diện tích đất lớn (Hợp Tân, Pò Cại, Sa Cao, Sơn Hồng, Bắc Nga).

+ Khu phát triển vƣờn đồi - ruộng lúa - chăn nuôi: Các thôn ở khu trung tâm xã có địa hình tƣơng đối bằng phẳng (thôn Hợp Tân, Sơn Hồng, Bắc Nga).

+ Khu phát triển nuôi trồng thuỷ sản: khai thác hồ thôn Bắc Đông I để nuôi trồng thuỷ sản.

a) Quy hoạch vùng sản xuất tập trung:

Vùng 1 – Chuyên lúa: diện tích 25ha

Vùng này thuộc thôn Bắc Nga, khu vực bản Nà Rào.

Hiện trạng trồng lúa, dự kiến sẽ đƣa vào trồng lúa chất lƣợng cao. Vùng 2 – Chuyên lúa: diện tích 10ha

Vùng này nằm trọn trong thôn Hợp Tân.

Hiện trạng trồng lúa, dự kiến sẽ đƣa vào trồng lúa chất lƣợng cao. Vùng 3 – Chuyên lúa: diện tích 35ha

Vùng này thuộc 2 thôn Nà Bó và Sơn Hồng.

Hiện trạng trồng lúa, dự kiến sẽ đƣa vào trồng lúa chất lƣợng cao.

b) Quy hoạch sản xuất nông nghiệp:

Quy hoạch sản xuất trồng trọt:

* Cây lƣơng thực có hạt:

Quy hoạch sản xuất cây lƣơng thực trong giai đoạn 2016 – 2020 với những mục tiêu cơ bản sau:

Phát triển ngành sản xuất nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá có quy mô trên toàn xã. Do hầu hết diện tích đất trồng lúa đã chuyển sang đất phi nông nghiệp nên dự kiến tổng sản lƣợng lƣơng thực đến năm 2020 đạt 450 tấn. Đảm bảo an ninh lƣơng thực, cung cấp một phần nhu cầu tiêu dùng trong xã.

+ Đối với sản xuất lúa: quy hoạch thâm canh lúa năng suất, chất lƣợng, hiệu quả cao trên hầu hết diện tích gieo trồng lúa toàn xã, bố trí gieo trồng trên các vùng không khô hạn, thuận lợi tƣới tiêu, bố trí gọn vùng để thuận lợi cho việc thực hiện cơ giới hoá các khâu canh tác, thu hoạch và ứng dụng đồng bộ cac tiến bộ kỹ thuật mới. Phấn đấu xây dựng xong vùng lúa thâm canh năng suất, chất lƣợng, hiệu quả cao trong toàn xã và đến năm 2018 thay thế toàn bộ diện tích trồng lúa lai thông thƣờng bằng giống lúa chất lƣợng cao.

+ Đối với sản xuất ngô: tập trung bố trí gọn vùng sản xuất, phát triển trồng cây ngô vụ đông trên toàn bộ diện tích đất 2 vụ lúa, vừa tăng năng suất ngô, tăng sản lƣợng cây lƣơng thực và góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực, vừa cung cấp phụ phẩm làm thức ăn cho chăn nuôi. Các giống ngô mới đã đƣợc đƣa vào gieo trồng khá phổ biến để thay thế các giống cũ năng suất thấp. Hiện nay các giống ngô lai đã chiếm 99% diện tích trồng ngô, trong đó phổ biến là các giống NK4300, NK54, NK66, CP888, CP999, CP989, CP919, DK171, LVN10, VN2…

Dự kiến trong những năm tới, mở rộng quy mô sản xuất kết hợp diện tích trồng cây ăn quả xây dựng mô hình trang trại (mô hình vƣờn – ao – chuồng ...) nhằm tăng hiệu quả trong sản xuất.

* Một số công thức luân canh: áp dụng các công thức luân canh cây

trồng hợp lý, hiệu quả, bền vững nhƣ:

+ Lúa đông xuân – Lúa mùa – cây vụ đông. + Lúa xuân – Lúa mùa – cây vụ đông.

c) Quy hoạch sản xuất chăn nuôi:

Tăng nhanh giá trị sản xuất cũng nhƣ tăng tỷ trọng sản xuất chăn nuôi trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp trên cơ sở phát triển các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn, gắn với công nghiệp chế biến, tiêu thụ và đảm bảo an toàn thực phẩm và môi trƣờng.

Đầu tƣ xây dựng hệ thống chuồng trại, hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi một cách đồng bộ và đúng quy trình kỹ thuật nhằm ngăn ngừa, phòng

chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm tạo thành vùng sản xuất chăn nuôi tập trung, có điều kiện áp dụng những phƣơng pháp chăn nuôi mới. Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hƣớng trang trại, thả vƣờn (xa khu dân cƣ), từng bƣớc thực hiện chăn nuôi theo hƣớng công nghiệp, bán thâm canh, thâm canh, nuôi trâu bò nhốt kết hợp chăn thả, thực hiện các biện pháp an toàn sinh học…

Gia tăng cả về số lƣợng tổng đàn gia súc, gia cầm và chất lƣợng sản phẩm, đặc biệt chú trọng các giống vật nuôi có giá trị sản xuất, hiệu quả kinh tế cao. Tập trung phát triển đàn lợn lai hƣớng thịt, bò thịt chất lƣợng cao, đàn gia cầm theo hƣớng sản xuất thịt, trứng...

Phát triển chăn nuôi kết hợp một cách đồng bộ với các dịch vụ kỹ thuật, công tác thú y, nhân giống, sản xuất thức ăn đảm bảo từ cung cấp sản phẩm dịch vụ đầu vào tới vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm đầu ra giúp ngƣời dân yên tâm đầu tƣ vào sản xuất.

Định hƣớng phát triển trang trại chăn nuôi tập trung: Trong những năm tới, xã định hƣớng phát triển theo mô hình trang trại để nâng cao hiệu quả kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đƣa các mô hình chăn nuôi cho phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng.

* Một số biện pháp phát triển chăn nuôi bền vững

Chăn nuôi theo hƣớng phát triển bền vững, an toàn vệ sinh thực phẩm, xã cần thực hiện đồng bộ các biện pháp cùng với kế hoạch phát triển chăn nuôi nhƣ sau:

- Tách riêng khu vực chăn nuôi lớn ra khỏi khu dân cƣ, tránh ô nhiễm môi trƣờng.

- Tổ chức tiêm phòng định kỳ để phòng tránh đƣợc các dịch bệnh lây lan truyền nhiễm sang ngƣời, đảm bảo vệ sinh chuồng trại.

- Quy mô diện tích đất xây dựng các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung tham khảo quy định trong TCVN 4454 – 1987.

d) Quy hoạch sản xuất ngành thuỷ sản

Xã Gia Cát có tổng diện tích ao hồ khoảng 4.15 ha, chủ yếu nuôi trong các ao hồ theo quy mô hộ gia đình, sản lƣợng cá, tôm đánh bắt đạt 4,9tấn/năm.

* Nuôi cá ao, hồ nhỏ gia đình:

Khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho ngƣời dân đào thêm ao nuôi và tận dụng thêm diện tích các công trình thủy lợi theo qui hoạch của ngành thủy lợi, xây dựng mới và nâng cấp các công trình thủy lợi.

Các ao, hồ nhỏ hiện có phải đƣợc đƣa vào nuôi cá đạt tỷ lệ 95%, những ao có đủ điều kiện về nguồn nƣớc cần cải tạo nâng cấp để nuôi cá cao sản.

- Phương thức nuôi:

Đối với ao gia đình cần xây dựng kế hoạch nuôi quảng canh cải tiến và bán thâm canh. Tuyên truyền và hƣớng dẫn cho dân chọn đối tƣợng nuôi thích hợp, phổ cập và chuyển giao cho ngƣời dân những kiến thức cơ bản cần thiết nhằm nâng năng suất .

- Đối tượng: nuôi ở trong ao, hồ nhỏ gia đình trƣớc mắt nên chọn các loại cá truyền thống nhƣ: trắm, chép, trôi, mè... nhƣng thời gian tới tăng dần các loại cá thích ứng với thâm canh, chất lƣợng ngon và có giá tị kinh tế cao hơn

- Thức ăn nuôi cá: Ngoài thức ăn thô và phân bón cần bổ sung thếm thức ăn tinh và thức ăn giàu đạm để nâng cao năng suất, chất lƣợng cá nuôi. Từng bƣớc đƣa thức ăn công nghiệp vào nuôi thủy sản.

Khuyến khích các hộ gia đình đầu tƣ nuôi trồng thuỷ sản tập trung, tận dụng tối đa diện tích mặt nƣớc hiện có và tăng cƣờng mô hình trang trại thuỷ sản – lúa – cá – vịt. Hạn chế các hộ nuôi cá ở các ao hồ nhỏ lẻ, manh mún không đem lại hiệu quả kinh tế cao.

e) Quy hoạch sản xuất lâm nghiệp

Quỹ đất lâm nghiệp của xã Gia Cát là 3282,42 ha, trong đó rừng trồng sản xuất là 2746,6ha, đất rừng tự nhiên phòng hộ là 535.82ha, còn lại 50.0 ha, chủ yếu là đất đồi núi chƣa sử dụng. Đây là tiềm năng để phát triển ngành kinh tế nông lâm nghiệp. Trong tƣơng lai cần xác định các khu vực có khả năng khai hoang cải tạo mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, khoanh nuôi, bảo vệ, trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất, từng bƣớc phủ xanh đất trống, nâng cao dần độ che phủ.

3.3.4.2. Khu vực sản xuất CN, TTCN, làng nghề truyền thống, trang trại:

Khu công nghiệp dự kiến bố trí phía Tây trung tâm xã, ven đƣờng QL.4B có giao thông thuận lợi, địa hình bằng phẳng, diện tích 51.9 ha.

Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ dự kiến bố trí tại thôn Pò Cại và thôn Sơn Hồng. Diện tích mỗi cụm khoảng 2ha.

Định hƣớng phát triển tiểu thủ công nghiệp gồm các lĩnh vực: chế biến lâm sản, mộc dân dụng, chế biến nông sản, sản xuất và sửa chữa cơ khí nông nghiệp.

3.3.4.3. Các thôn, xóm:

Trên cơ sở 10 thôn hiện có xác định đƣợc giữ nguyên vị trí từng thôn và đƣợc yêu cầu chỉnh trang nhƣ sau:

- Khai thác hiện trạng một cách tối đa, hạn chế việc di chuyển, thay đổi không cần thiết.

- Nhà ở dân cƣ đã đƣợc ngói hoá và kiên cố gần 100%, một số căn hộ chỉ cần chỉnh trang, nâng cấp để đạt tiêu chí; cần có kế hoạch vận động nhân dân huy động từ các nguồn khác nhau để thực hiện cuộc vận động, đảm bảo tiêu chuẩn về nhà ở trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

- Khu trung tâm và ven đƣờng Quốc lộ 4B nhà ở có diện tích nhỏ (200 - 300m2) phía trƣớc có kinh doanh dịch vụ:

+ Phát triển mở rộng cải tạo cảnh quan, môi trƣờng. + Xây dựng các trung tâm dịch vụ thƣơng mại. + Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

- Thôn xóm ven các sƣờn đồi đƣợc bố trí thành các dải và lớp. Lớp nhà phía trƣớc là nhà nông thôn có thể có kinh doanh dịch vụ nhỏ. Lớp nhà phía sau với diện tích và quy mô rộng hơn (600 - 3000m2) đƣợc xây dựng theo mô hình nhà ở kết hợp vƣờn đồi - trồng rừng.

- Công trình công cộng trong điểm dân cƣ tập trung gồm có: trƣờng học, nhà văn hóa cụm dân cƣ kết hợp với điểm bƣu điện, truy cập internet. Nhà văn hóa xây dựng kiên cố, nền cao tránh bị ngập lụt vào mùa mƣa.

- Các khu dân cƣ có mật độ cao cải thiện hệ thống giao thông và có một điểm thu gom rác tập trung.

- Các khu ở phân tán: hạn chế mật độ xây dựng, hình thành mô hình trang trại.

3.3.4.4. Hệ thống Trung tâm xã, thôn và các công trình công cộng:

a) Trung tâm hành chính xã

- Xây dựng mới trụ sở xã tại thôn Pò Cại. Trụ sở chính 2 - 3 tầng, có đầy đủ các phòng chức năng, hội trƣờng, đáp ứng nhu cầu làm việc.

b) Các trung tâm công cộng, TMDV

- Chợ trung tâm xã: Từ nay đến năm 2020 cần đầu tƣ xây dựng mới chợ trung tâm xã để trở thành trung tâm thƣơng mại, đầu mối giao lƣu kinh tế cho nhân dân trong xã và của địa phƣơng với bên ngoài. Chợ xây mới tại thôn Pò Cại thuộc khu vực quy hoạch trung tâm xã mới, gồm: Nhà chợ chính, diện

tích kinh doanh ngoài trời, đƣờng đi, bãi đỗ xe, cây xanh, nơi thu gom rác. Quy mô xây dựng chợ loại 3, tầng cao trung bình 1,5 tầng, diện tích 5000m2.

- Trung tâm dịch vụ thƣơng mại của xã đƣợc bố trí tại khu trung tâm gần với chợ xã. Hình thức sản xuất là ở kết hợp dịch vụ.

c) Các công trình y tế:

Xây dựng mới Trạm y tế xã thuộc thôn Pò Cại trong khu vực quy hoạch trung tâm xã mới. Trạm y tế xã gồm khối nhà chính từ 9 phòng chức năng trở lên; mật độ xây dựng 20%, tầng cao trung bình 1,5 tầng, có sân vƣờn, diện tích cây xanh chiếm 30%. Đầu tƣ trang thiết bị, dụng cụ đầy đủ. Xây dựng trạm y tế xã đạt chuẩn Quốc gia.

d) Trường học:

- Đầu tƣ xây dựng mới các cấp trƣờng học mầm non, Tiểu học, Trung học đạt chuẩn quốc gia tại thôn Pò Cại. Các trƣờng mới đƣợc xây kiên cố, có đầy đủ các phòng chức năng, sân chơi, cây xanh. Trƣờng học và các phân trƣờng đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn về bán kính phục vụ < 2 km đối với trƣờng mầm non, tiểu học và 4 km với trƣờng THCS. Đầu tƣ xây dựng 2 phân trƣờng mầm non Khòn Lƣợt, Sơn Hồng với đầy đủ phòng học, nhà bếp, sân chơi cho trẻ. Cải tạo, chỉnh trang lại các điểm trƣờng tiểu học Cổ Lƣơng, Sa Cao, các điểm trƣờng mầm non tại Quán Hàng, Nà Pán đạt chuẩn.

e) Các không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng:

Trung tâm văn hoá – Thể thao xã

- Xây dựng mới 1 nhà văn hóa đa năng gồm có hội trƣờng > 100 chỗ ngồi; các phòng chức năng (hành chính, thông tin, đọc sách báo; truyền thanh, câu lạc bộ); Phòng tập thể thao đơn giản diện tích 250m2; các công trình phụ trợ (nhà để xe, khu vệ sinh, vƣờn hoa); trang thiết bị nhà văn hoá; dụng cụ thể thao phù hợp với phong trào thể dục thể thao quần chúng ở xã). Diện tích: 1200m2. Nhà văn hóa xây 2 tầng diện tích 400m2

. Công trình xây dựng kiến cố, trên nền cao tránh ngập lụt và làm nơi sơ tán ngƣời dân trong trƣờng hợp khẩn cấp.

- Xây dựng sân thể thao phổ thông gồm: sân bóng đá, ở hai đầu sân bóng đá có thể bố trí sân bóng chuyền, sân nhảy cao, nhảy xa, sân đẩy tạ và một số môn thể thao dân tộc của địa phƣơng. Diện tích đất đƣợc sử dụng 50m x 90m = 4500m2.

Khu nhà văn hoá –thể thao thôn:

Hiện tại 8/10 thôn có Nhà văn hóa nhƣng tất cả đều có diện tích nhỏ hẹp, không đáp ứng đƣợc nhu cầu hội họp, sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi giải trí của thôn. Cần xây dựng mới 10 Nhà văn hoá – khu thể thao thôn đạt chuẩn nông thôn mới.

đ) Hệ thống di tích, cảnh quan có giá trị:

Gia Cát là một địa danh đƣợc hình thành từ lâu đời, cố truyền thống lịch sử. Có đình chùa đã đƣợc xếp hạng Quốc Gia, cấp tỉnh đó là nhà thờ Bản Lìm, Chùa Bắc Nga với lễ hội diễn ra vào ngày 15 âm lịch tháng riêng hàng năm thu hút nhiều du khách tham quan. Ngoài ra ở đây còn nhiều danh lam thắng cảnh nhƣ: Mẫu Sơn...Đây là tiềm năng du lịch trong tƣơng lai cần đƣợc khai thác.

3.3.4. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật

a) Về giao thông

- Tổng mặt bằng mạng lƣới giao thông, các tuyến và cao độ khống chế theo mặt bằng quy hoạch chung.

- Dựa vào cao độ mặt đƣờng, hiện trạng trục đƣờng đã có để khống chế cao độ thiết kế.

- Tới năm 2017 khu trung tâm xã nằm tại thôn Pò Cại. Các tuyến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã gia cát huyện cao lộc tỉnh lạng sơn tới năm 2020​ (Trang 90)