KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã gia cát huyện cao lộc tỉnh lạng sơn tới năm 2020​ (Trang 39)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều tra phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội xã Gia Cát Gia Cát

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý

- Phạm vi ranh giới: Xã Gia Cát nằm về phía Đông Nam huyện Cao Lộc, có địa giới hành chính:

+ Phía Bắc giáp xã Hải Yến, Hòa Cƣ, Công Sơn + Phía Nam giáp xã Tân Liên.

+ Phía Đông giáp xã Mẫu Sơn của huyện Lộc Bình.

+ Phái Tây giáp xã Mai Pha TP.Lạng Sơn và thị trấn Cao Lộc

Hình 3.1. Vị trí xã Gia Cát

Xã bao gồm 10 thôn: Bắc Nga, Liên Hòa, Bắc Đông I, Bắc Đông II, Nà Bó, Sơn Hồng, Hợp Tân, Cổ Lƣơng, Pò Cại, Sa Cao.

Hình 3.2. Xã Gia Cát

b) Địa hình, địa mạo

Gia Cát nằm trong vùng địa hình núi cao của huyện Cao Lộc, nhìn chung địa hình tƣơng đối phức tạp độ dốc trung bình 265m, xen kẽ là các ngọn đồi có cao độ trung bình là 310m, độ dốc lờn và chia cắt mạnh.

c) Khí hậu, thủy văn

- Khí hậu: huyện Cao Lộc có khí hậu của vùng núi phía Bắc, Có tính chất nhiệt đới gió mùa với đặc điểm mùa đông lạnh và ít mƣa, thịnh hành gió mùa Đông Bắc. Nhiều năm có sƣơng muối. Tuy nhiên gió Đông Bắc, gió Bắc và sƣơng muối không gây ảnh hƣởng trầm trọng đến sự sinh trƣởng và phát triển các loại cây trồng và vật nuôi trên địa bàn huyện.

+ Nhiệt độ trung bình năm 21oC. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 39oC. Nhiệt độ thấp tuyệt đối có lúc xuống tới -2o

C.

+ Độ ẩm không khí trung bình năm là 82%.

+ Mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Lƣợng mƣa trung bình năm là 1.312 mm.

+ Trong các tháng mùa mƣa, lƣợng mƣa bình quân tháng 212mm. + Số ngày mƣa trong năm là 136 ngày. Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau ít mƣa. Lƣợng mƣa bình quân tháng ở những tháng này là 44,5 mm. Lƣợng bốc hơi bình quân năm là 810 mm. Số giờ nắng là 1.446 giờ. Số ngày có sƣơng muối trong năm không đáng kể, chỉ 2-3 ngày.

d) Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất: Đất đai Gia Cát đƣợc hình thành chủ yếu từ quá trình phong hóa đá mẹ, ngoài ra còn một phần diện tích đƣợc hình thành do sản phẩm dốc tụ và đất phù sa sông suối. Theo kết quả điều tra, đất đai xã đƣợc chia thành các lọa đất sau:

+ Đất phù sa sông suối bồi.

+ Đất feralit mùn vàng nhạt trên núi.

+ Đất feralit trên núi cao gồm: Đất đất vàng đỏ trên nền đá sét, đất vàng nhạt trên đá cát.

+ Đất feralit điển hình nhiệt đới ẩm.

+ Đất lúa nƣớc: gồm 3 đơn vị đất phụ là đất lúa nƣớc trên sản phẩm dốc tụ, đất feralit biến đổi do trồng lúa và đất thung lũng.

Nhƣ vậy tài nguyên đất khá đa dạng có nhiều loại thích hợp cho sản xuất nông lâm nghiệp.

- Tài nguyên nƣớc:

Nguồn nƣớc của Gia Cát đƣợc cấp chủ yếu từ sông Kỳ Cùng và hệ thống suối chảy qua địa bàn xã, đáp ứng đƣợc cho yêu cầu của ngƣời dân

trong sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên do ảnh hƣởng của thời tiết và địa hình nên vào mùa khô đôi khi xảy ra hiện tƣợng thiếu nƣớc cho sản xuất.

Về nguồn nƣớc ngầm tuy chƣa có khảo sát cụ thể nhƣng qua thực tế cho thấy xã có khả năng khai thác nƣớc ngầm, tuy nhiên đòi hỏi lƣợng đầu tƣ lớn. Vì vậy biện pháp tốt nhất là trữ nƣớc trong mùa mƣa và xây dựng đạp ngăn nƣớc hồ chứa nƣớc phục vụ cho sinh hoạt sản xuất.

- Tài nguyên rừng, thảm thực vật:

Trên địa bàn xã có 3282,42ha đất lâm nghiệp. Diện tích rừng của xã góp phần bảo vệ môi trƣờng sinh thái, duy trì cảnh quan, giữ nƣớc đầu nguồn, hạn chế xói mòn đất, lũ lụt. Tuy nhiên, hiện nay nạn phá rừng, đốt nƣơng rẫy đang còn tồn tại, nhiều vùng rừng cây gỗ trữ lƣợng cao nay đã biến thành đất trống đồi núi trọc.

Thảm thực vật ở đây đa dạng, phong phú có nhiều loại cây nhƣ : thông, hồi, bạch đàn...

-Tài nguyên khoáng sản: Theo kết quả điều tra sơ bộ trên địa bàn xã có những loại khoáng sản nhƣ vàng sa khoáng sông Kỳ Cùng, cát xây dựng và một số loại đồng, chì, kẽm....nhƣng số lƣợng không nhiều.

đ) Môi trường

- Hầu hết rác thải đều do tự mỗi gia đình xử lý, chƣa có quy hoạch nên ảnh hƣởng không nhỏ đến môi trƣờng sống của nhân dân. Mức độ ô nhiễm gây mất cảnh quan phần lớn do ý thức của ngƣời dân trong việc đảm bảo vệ sinh môi trƣờng nhƣ chất thải sinh hoạt chƣa đƣợc quản lý chặt chẽ, việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp không đúng quy trình, tập quán chăn nuôi gia súc, gia cầm đã gây nên ô nhiễm môi trƣờng nƣớc và không khí.

- Trƣớc đây rừng bị tàn phá nhiều, ngày cành có su hƣớng thu hẹp ảnh hƣởng đến cảnh quan môi trƣờng, suy thoái tài nguyên. Song hiện nay đƣợc sự quan tâm của nhà nƣớc diện tích rừng đƣợc phủ xanh ngày càng nhiều, tạo sự an toàn cho môi trƣờng xã Gia Cát.

e) Nhận xét đánh giá hiện trạng điều kiện tự nhiên

- Lợi thế: Điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp, phát triển hƣớng theo mô hình canh tác vƣờn đồi và trồng rừng. Khí hậu và lƣợng mƣa thích hợp cho phát triển kinh tế đa dạng, canh tác 2 vụ/năm. Dân số, lao động tƣơng đối lớn, ngƣời dân có kinh nghiệm sản xuất, phong tục tập quán phong phú và đa dạng. Có vị trí địa lý thuận tiện cho việc giao lƣu kinh tế, buôn bán trao đổi hàng hoá với TP. Lạng Sơn và các khu vực lân cận.

- Hạn chế: Địa hình bị chia cắt gây khó khăn, tốn kém trong xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, bố trí sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Vào mùa mƣa tại vài nơi gần khu vực bãi sông còn bị ngập nƣớc là ảnh hƣởng tới sản xuất.

3.1.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Các chỉ tiêu chính

- Cơ cấu kinh tế:

+ Nông lâm nghiệp: chiếm 94%.

+ Thƣơng mại, dịch vụ, công nghiệp - TTCN: chiếm 6%. + Tổng thu nhập xã: 36,65 tỷ đồng.

+ Thu nhập bình quân/ngƣời/năm: 8 triệu đồng/ngƣời/năm, bằng 0.96 lần so với mức thu nhập bình quân đầu ngƣời khu vực nông thôn của cả tỉnh năm 2015 là 8,25 triệu đồng/ngƣời/năm.

- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân: 10% - 11%. - Tỷ lệ hộ nghèo: 301/1072 hộ, chiếm 28,1%.

3.1.2.2. Kinh tế

a) Trồng trọt:

- Tổng diện tích gieo trồng năm 2015 đạt đƣợc 785ha trong đó:

+ Tổng diện tích gieo cấy lúa nƣớc cả năm 2015 là 358ha. Năng suất lúa bình quân đạt 42.5 tạ/ha, sản lƣợng 1521.5 tấn

+ Ngô gieo trồng đƣợc 140ha sản lƣợng 735 tấn.

+ Khoai tây 91ha, khoai lang 30ha. Lạc 7ha, dƣa hấu 11ha, củ đậu 20ha, rau màu các loại 79ha….

Tổng sản lƣợng lƣơng thực quy thóc 2256.5 tấn.

b) Chăn nuôi gia súc, gia cầm:

- Tổng đàn trâu, bò đạt 1587 con - Tổng đàn lợn đạt 7400 con; - Tổng đàn gia cầm đạt 30.500 con.

c) Sản xuất lâm nghiệp:

Tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã 3282,42ha (chủ yếu là đất rừng sản xuất) chiếm 89,15% tổng diện tích tự nhiên.

Nhân dân trong xã đã chú trọng thực hiện tốt công tác trồng rừng theo các dự án 661 đầu tƣ trên địa bàn. Vì vậy, công tác bảo vệ rừng và khai thác có kế hoạch đang dần đi vào nề nếp, nạn phá rừng làm nƣơng rẫy của nhân dân giảm đáng kể. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng đƣợc triển khai tốt, công tác giao đất giao rừng đã hoàn chỉnh.

d) Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:

vụ nhu cầu tại chỗ, quy mô nhỏ. Nhƣ máy xay sát nhỏ, sản xuất gạch, mộc dân dụng, ….

e) Thương mại dịch vụ:

Về họat động thƣơng mại, dịch vụ bắt đầu có chiều hƣớng phát triển cùng với tầm quan trọng của tuyến Quốc lộ 4B. Thƣơng mại, dịch vụ chủ yếu tập trung vào các hoạt động bán lẻ và các dịch vụ nhỏ của tƣ nhân phục vụ các mặt hàng thiết yếu tại xã.

Nhìn chung các hộ kinh doanh dịch vụ đều cho thu nhập khá, có chiều hƣớng phát triển tƣơng đối ổn định tạo điều kiện và giải quyết việc làm cho lao động trong xã ngày càng nhiều. Đây là một vấn đề cần phát huy trong chiến lƣợc phát triển sắp tới.

3.1.2.3. Xã hội

- Dân số toàn xã: 4581 ngƣời, 1072 hộ trong 10 thôn. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 0,56%/năm. Trong đó:

a) Lao động:

Hiện có 3023 ngƣời, việc làm cho ngƣời lao động đang là vấn đề đƣợc chính quyền cũng nhƣ ngƣời dân rất quan tâm. Để giải quyết việc làm cho ngƣời lao động cần phải kết hợp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều lao động phổ thông, gắn mục tiêu giải quyết việc làm với chiến lƣợc phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân và trật tự, an toàn xã hội. Thu nhập chủ yếu của ngƣời dân trong xã là nhờ vào kinh tế nông lâm nghiệp.

- Thành phần dân tộc: Xã Gia Cát có 6 dân tộc chính là Kinh,Nùng, Tày, Hoa, Dao, Dân tộc khác. sống đan xen ở 10 thôn bản.

Trong đó: + Dân tộc Kinh có 124 ngƣời, chiếm 2.71%. + Dân tộc Nùng có 2102 ngƣời, chiếm 45.89%.

+ Dân tộc Hoa có 2 ngƣời, chiếm 0.04%. + Dân tộc Dao có 1 ngƣời, chiếm 0,02%. + Dân tộc khác có 2 ngƣời, chiếm 0,04%.

b) Y tế:

Gia Cát có một trạm y tế với diện tích khoảng 505.4m2 đƣợc kiên cố hóa. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng, trang thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa bệnh cũng nhƣ cơ sở hạ tầng cần đƣợc đầu tƣ trong thời gian tới.

Trong năm đã tuyên truyền, lồng ghép về các chủ trƣơng thực hiện chính sách Dân số, KHHGĐ, các biện pháp tránh thai đến 10/10 thôn. Tuy nhiên cũng còn một số cặp vợ chồng do nhận thức chƣa đầy đủ và ý thức trách nhiệm nên còn một số cặp sinh con thứ ba.

c) Giáo dục:

Công tác giáo dục đào tạo đã đƣợc chỉ đạo thƣờng xuyên ngay từ đầu năm. Trong năm học 2008 - 2009 vẫn tiếp tục thực hiện Chỉ thị 33 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thực hiện hai không, bốn nội dung chống bệnh thành tích trong giáo dục, gian lận trong kiểm tra thi cử; thực hiện không vi phạm đạo đức nhà giáo và HS không đạt chuẩn đƣợc lên lớp, kết quả đƣợc nhƣ sau:

- Trƣờng THCS có 281 HS, 32 GV và cán bộ. số HS khá giỏi đạt 35%. Hoàn thành phổ cập THCS năm 2009.

- Xã Gia Cát có hai trƣờng tiểu học Nguyễn Bá Ngọc và tiểu học Võ Thị Sáu:

+ Trƣờng tiểu học Nguyễn Bá Ngọc có 223 HS, 20 GV và cán bộ, 10 lớp học. HS khá giỏi 51,6%, GV giỏi cấp trƣờng và cấp huyện 9 GV.

+ Trƣờng tiểu học Võ Thị Sáu có 108 HS, 11 GV và cán bộ; có hai điểm trƣờng: Điểm trƣờng chính và điểm trƣờng Sa Cao. Điểm trƣờng chính có 69 HS chia làm 5 lớp từ lớp 1 đến lớp 5 với 5 phòng học, học 2 buổi/ngày

cả 5 lớp. Phân trƣờng Sa Cao có 39 HS với 4 lớp (lớp 1-2-3-5) nhƣng chỉ có 2 phòng học. HS lên lớp thẳng: 132 đạt 96,1%; HS Giỏi 21 đạt 16,4%; HS Tiên tiến 23 đạt 17,9%.

- Trƣờng Mầm non có 196 cháu, 24 GV, 7 lớp học, các cháu đủ độ tuổi đến trƣờng đạt 97,8% (kế hoạch 98%).

Các trƣờng thực hiện tốt việc duy trì sỹ số HS, công tác quản lý, kiểm tra giám sát dạy và học theo chƣơng trình. Vận động các cháu trong độ tuổi đến học. Đến nay không có cháu nào bỏ học.

3.1.2.4. Hệ thống chính trị, an ninh trật tự xã hội

Đảng bộ xã Gia Cát có 14 chi bộ gồm 1 chi bộ xã, 3 chi bộ nhà trƣờng và 10 chi bộ thôn. Có 9 tổ chức bao gồm: Đảng bộ, HĐND, UBND, MTTQ, Đoàn TN, Hội PN, Hội ND, Hội CCB, công đoàn cơ sở, đủ theo quy định. Tổng số cán bộ xã là 19 ngƣời.

Thực hiện NĐ 121/CP và NĐ 114/CP của Chính phủ, cán bộ thuộc UBND xã đƣợc kiện toàn sắp xếp phù hợp với năng lực trình độ chuyên môn. Duy trì thƣờng trực 40 giờ/tuần tại công sở để tiếp dân và giải quyết công việc. Hàng năm cơ bản hoàn thành tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, thu ngân sách, thanh niên lên đƣờng nhập ngũ... Công tác tiếp dân giải quyết đơn thƣ đƣợc tập trung chỉ đạo. Thực hiện tốt cải cách hành chính cơ sở theo cơ chế một cửa.

Tình hình hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở: - Các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định: Có đủ; - Đảng bộ, chính quyền xã: Đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh; - Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã: Đạt danh hiệu tiên tiến trở lên; Tình hình an ninh TTXH cơ bản ổn định, các sự việc xẩy ra trên địa bàn đƣợc giải quyết kịp thời. Phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ hoạt động tốt, phát huy hiệu quả.

3.1.2.5. Nhận xét đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội

- Ngành trồng trọt và chăn nuôi đều có những chuyển biến tích cực, đều đạt và vƣợt chỉ tiêu. Lao động nông nghiệp là chủ yếu. Thu nhập chủ yếu của ngƣời dân trong xã là nhờ vào việc đẩy mạnh kinh tế nông, lâm nghiệp. Bên cạnh đó xã đang khuyến khích các mô hình vƣờn rừng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho ngƣời dân.

- Lợi thế: Xã có nguồn lao động dồi dào là nguồn lực lớn cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo của xã cũng đƣợc tập huấn, bồi dƣỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, lý luận.

- Hạn chế: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của xã chƣa cao, cơ cấu ngành TMDV chiếm tỷ lệ nhỏ; công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp không có. Sản xuất vẫn mang tính thuần nông. Hiệu quả sử dụng đất chƣa cao, chƣa có quy hoạch rõ ràng. Sức cạnh tranh kinh tế yếu, chƣa có chiến lƣợc thu hút thị trƣờng. Lực lƣợng lao động dồi dào nhƣng trình độ kỹ thuật còn yếu kếm.

3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất

- Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2015, tổng diện tích tự nhiên của xã Gia Cát là 3681.81ha chiếm 5.8% diện tích tự nhiên của huyện Cao Lộc.

Diện tích, cơ cấu các loại đất năm 2015 xã Gia Cát nhƣ sau:

a) Nhóm đất nông nghiệp

Có 3570,19 ha chiếm 96.97% diện tích tự nhiên. Trong đó: - Đất trồng lúa 276.74 ha;

- Đất trồng cây hàng năm còn lại 3.88 ha; - Đất trồng cây lâu năm 3 ha;

- Đất rừng sản xuất 2746.6 ha; - Đất nuôi trồng thuỷ sản 4.15 ha.

b) Nhóm đất phi nông nghiệp

Có 61.62 ha chiếm 1.67% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó: - Đất ở nông thôn 19.23 ha;

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0.07 ha; - Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 0.21 ha;

- Đất di tích danh thắng 1.98 ha; - Đất tôn giáo, tín ngƣỡng 1.00 ha; - Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1.20 ha; - Đất có mặt nƣớc chuyên dùng 12.61 ha; - Đất phát triển hạ tầng 25.32 ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã gia cát huyện cao lộc tỉnh lạng sơn tới năm 2020​ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)