2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu có sẵn
- Thu thập các tài liệu, số liệu, các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, hiện trạng sử dụng đất, các văn bản pháp luật của nhà nƣớc và địa phƣơng liên quan đến quy hoạch, tài liệu về định hƣớng phát triển kinh tế, xã hội của xã.
- Thu thập bản đồ địa phƣơng: Bản đồ địa chính, bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ điện, nƣớc…
2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa kết hợp phỏng vấn trực tiếp
- Phƣơng pháp này đƣợc tiến hành thông qua việc điều tra, khảo sát thực địa để xác minh hiện trạng sử dụng đất, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhu cầu và nguyện vọng của ngƣời dân về đầu tƣ phát triển hệ thống hạ tầng, các công trình phục vụ sản xuất nông – lâm nghiệp…để làm căn cứ xây dựng phƣơng án quy hoạch.
- Gặp gỡ cán bộ xã đại diện cho từng vùng để tìm hiểu tình hình chung về nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu hàng hóa, nhu cầu thị trƣờng.
- Thông qua ngƣời dân đề xuất phƣơng án quy hoạch và lấy ý kiến của họ để xây dựng phƣơng án, đƣa ra các giải pháp thực hiện (Phƣơng pháp PRA – phƣơng pháp có sự tham gia của ngƣời dân).
2.4.3. Phương pháp chuyên gia
- Phƣơng pháp đƣợc sử dụng thông qua trao đổi lấy ý kiến của chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực quy hoạch nông thôn, quy hoạch sử dụng đất, phát triển nông thôn…để lựa chọn phƣơng án tối ƣu nhất.
2.4.4. Phương pháp phân tích thị trường và dự báo tiềm năng cho phát triển
Dự báo dân số trong tƣơng lai và dự báo về nhu cầu sử dụng đất dựa trên cơ sở các chỉ tiêu phát triển của các ngành và dự báo mức tăng dân số trong tƣơng lai. Căn cứ vào dân số hiện tại, tốc độ tăng dân số tự nhiên (cho phép), hệ số quy đổi lao động để xác định dân số qua các thời kỳ trong vùng và tiểu vùng, từ đó tính ra số lƣợng lao động trong toàn vùng và tiểu vùng. Cách tính dân số phát triển tự nhiên:
NT = No 100 P + 1 t hay NT = No 100 v P + 1 t (2.1)
Trong đó: NT là dân số tƣơng lai, ngƣời No là dân số hiện tại, ngƣời
P là tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình, %
v là tỷ lệ tăng, giảm cơ học ( do nhập vào hay chuyển đi), % t là số năm trong giai đoạn dự báo
Biểu thức: 100 v P + 1 đƣợc tính sẵn ứng với P cho trƣớc.
Dựa vào cơ cấu lao động ta tính đƣợc số lao động tăng tự nhiên. Xác định khả năng phát triển dân số theo nhu cầu lao động (N1đ ).
Căn cứ vào mục tiêu và cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất của các ngành, các đơn vị sản xuất kinh doanh, định mức lao động từng các ngành, từng đối tƣợng (loại cây trồng, loại gia súc, loại công việc) để xác định nhu cầu lao động qua các thời kỳ trong vùng và tiểu vùng.
Căn cứ vào yêu cầu kỹ năng lao động hiện thực quy trình công nghệ, xác định yêu cầu, trình độ lao động, nghề nghiệp.
N1đ = ) ( 100 100 C B Ax
Trong đó: N1đ là dân số theo nhu cầu lao động
A là tổng số lao động trực tiếp trong các ngành sản xuất B(%) là tỷ lệ dân số lao động gián tiếp, phục vụ
C(%) là tỷ lệ dân số không tham gia lao động (trẻ em, ngƣời già, tàn tật, C = 50% ).
Biện pháp tổ chức lao động, dân số
So sánh dân số phát triển tự nhiên và dân số tính theo nhu cầu lao động quy hoạch để nghiên cứu giải pháp phân bố dân cƣ ta có:
N1đ - NT = ∆ Khi ∆ > 10% so với N1đ
NT > N1đ dân số lớn, lao động dƣ thừa, biện pháp hữu hiệu di chuyển dân đi nơi khác.
NT < N1đ dân số ít, lao động thiếu cho phép nhập dân đến
Khi ∆ < 10% so với N1đ có thể cân đối lao động tại chỗ bằng cách mở rộng ngành nghề.
2.4.5. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Phương pháp xây dựng bản đồ
Xây dựng 2 loại bản đồ chính là:
- Bản đồ hiện trạng tổng hợp xây dựng, sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật trên cơ sở bản đồ địa chính kết hợp với các số liệu thống kê đất đai từ đó hiệu chỉnh bản đồ.
- Bản đồ quy hoạch tổng thể không gian kiến trúc xây dựng trên cơ sở bản đồ hiện trạng tổng hợp xây dựng, sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật.
- Hai loại bản đồ trên đƣợc xây dựng theo phƣơng thức số hóa trên phần mềm Autocad.
Dự tính nhu cầu đầu tư
- Nhu cầu đầu tƣ cho xây dựng ƣu tiên trên địa bàn xã
- Tổng nhu cầu đầu tƣ cho phát triển cơ sở hạ tầng, công trình văn hoá xã hội và môi trƣờng để hoàn thành các chỉ tiêu nông thôn mới của xã
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều tra phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội xã Gia Cát Gia Cát
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
- Phạm vi ranh giới: Xã Gia Cát nằm về phía Đông Nam huyện Cao Lộc, có địa giới hành chính:
+ Phía Bắc giáp xã Hải Yến, Hòa Cƣ, Công Sơn + Phía Nam giáp xã Tân Liên.
+ Phía Đông giáp xã Mẫu Sơn của huyện Lộc Bình.
+ Phái Tây giáp xã Mai Pha TP.Lạng Sơn và thị trấn Cao Lộc
Hình 3.1. Vị trí xã Gia Cát
Xã bao gồm 10 thôn: Bắc Nga, Liên Hòa, Bắc Đông I, Bắc Đông II, Nà Bó, Sơn Hồng, Hợp Tân, Cổ Lƣơng, Pò Cại, Sa Cao.
Hình 3.2. Xã Gia Cát
b) Địa hình, địa mạo
Gia Cát nằm trong vùng địa hình núi cao của huyện Cao Lộc, nhìn chung địa hình tƣơng đối phức tạp độ dốc trung bình 265m, xen kẽ là các ngọn đồi có cao độ trung bình là 310m, độ dốc lờn và chia cắt mạnh.
c) Khí hậu, thủy văn
- Khí hậu: huyện Cao Lộc có khí hậu của vùng núi phía Bắc, Có tính chất nhiệt đới gió mùa với đặc điểm mùa đông lạnh và ít mƣa, thịnh hành gió mùa Đông Bắc. Nhiều năm có sƣơng muối. Tuy nhiên gió Đông Bắc, gió Bắc và sƣơng muối không gây ảnh hƣởng trầm trọng đến sự sinh trƣởng và phát triển các loại cây trồng và vật nuôi trên địa bàn huyện.
+ Nhiệt độ trung bình năm 21oC. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 39oC. Nhiệt độ thấp tuyệt đối có lúc xuống tới -2o
C.
+ Độ ẩm không khí trung bình năm là 82%.
+ Mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Lƣợng mƣa trung bình năm là 1.312 mm.
+ Trong các tháng mùa mƣa, lƣợng mƣa bình quân tháng 212mm. + Số ngày mƣa trong năm là 136 ngày. Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau ít mƣa. Lƣợng mƣa bình quân tháng ở những tháng này là 44,5 mm. Lƣợng bốc hơi bình quân năm là 810 mm. Số giờ nắng là 1.446 giờ. Số ngày có sƣơng muối trong năm không đáng kể, chỉ 2-3 ngày.
d) Các nguồn tài nguyên
- Tài nguyên đất: Đất đai Gia Cát đƣợc hình thành chủ yếu từ quá trình phong hóa đá mẹ, ngoài ra còn một phần diện tích đƣợc hình thành do sản phẩm dốc tụ và đất phù sa sông suối. Theo kết quả điều tra, đất đai xã đƣợc chia thành các lọa đất sau:
+ Đất phù sa sông suối bồi.
+ Đất feralit mùn vàng nhạt trên núi.
+ Đất feralit trên núi cao gồm: Đất đất vàng đỏ trên nền đá sét, đất vàng nhạt trên đá cát.
+ Đất feralit điển hình nhiệt đới ẩm.
+ Đất lúa nƣớc: gồm 3 đơn vị đất phụ là đất lúa nƣớc trên sản phẩm dốc tụ, đất feralit biến đổi do trồng lúa và đất thung lũng.
Nhƣ vậy tài nguyên đất khá đa dạng có nhiều loại thích hợp cho sản xuất nông lâm nghiệp.
- Tài nguyên nƣớc:
Nguồn nƣớc của Gia Cát đƣợc cấp chủ yếu từ sông Kỳ Cùng và hệ thống suối chảy qua địa bàn xã, đáp ứng đƣợc cho yêu cầu của ngƣời dân
trong sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên do ảnh hƣởng của thời tiết và địa hình nên vào mùa khô đôi khi xảy ra hiện tƣợng thiếu nƣớc cho sản xuất.
Về nguồn nƣớc ngầm tuy chƣa có khảo sát cụ thể nhƣng qua thực tế cho thấy xã có khả năng khai thác nƣớc ngầm, tuy nhiên đòi hỏi lƣợng đầu tƣ lớn. Vì vậy biện pháp tốt nhất là trữ nƣớc trong mùa mƣa và xây dựng đạp ngăn nƣớc hồ chứa nƣớc phục vụ cho sinh hoạt sản xuất.
- Tài nguyên rừng, thảm thực vật:
Trên địa bàn xã có 3282,42ha đất lâm nghiệp. Diện tích rừng của xã góp phần bảo vệ môi trƣờng sinh thái, duy trì cảnh quan, giữ nƣớc đầu nguồn, hạn chế xói mòn đất, lũ lụt. Tuy nhiên, hiện nay nạn phá rừng, đốt nƣơng rẫy đang còn tồn tại, nhiều vùng rừng cây gỗ trữ lƣợng cao nay đã biến thành đất trống đồi núi trọc.
Thảm thực vật ở đây đa dạng, phong phú có nhiều loại cây nhƣ : thông, hồi, bạch đàn...
-Tài nguyên khoáng sản: Theo kết quả điều tra sơ bộ trên địa bàn xã có những loại khoáng sản nhƣ vàng sa khoáng sông Kỳ Cùng, cát xây dựng và một số loại đồng, chì, kẽm....nhƣng số lƣợng không nhiều.
đ) Môi trường
- Hầu hết rác thải đều do tự mỗi gia đình xử lý, chƣa có quy hoạch nên ảnh hƣởng không nhỏ đến môi trƣờng sống của nhân dân. Mức độ ô nhiễm gây mất cảnh quan phần lớn do ý thức của ngƣời dân trong việc đảm bảo vệ sinh môi trƣờng nhƣ chất thải sinh hoạt chƣa đƣợc quản lý chặt chẽ, việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp không đúng quy trình, tập quán chăn nuôi gia súc, gia cầm đã gây nên ô nhiễm môi trƣờng nƣớc và không khí.
- Trƣớc đây rừng bị tàn phá nhiều, ngày cành có su hƣớng thu hẹp ảnh hƣởng đến cảnh quan môi trƣờng, suy thoái tài nguyên. Song hiện nay đƣợc sự quan tâm của nhà nƣớc diện tích rừng đƣợc phủ xanh ngày càng nhiều, tạo sự an toàn cho môi trƣờng xã Gia Cát.
e) Nhận xét đánh giá hiện trạng điều kiện tự nhiên
- Lợi thế: Điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp, phát triển hƣớng theo mô hình canh tác vƣờn đồi và trồng rừng. Khí hậu và lƣợng mƣa thích hợp cho phát triển kinh tế đa dạng, canh tác 2 vụ/năm. Dân số, lao động tƣơng đối lớn, ngƣời dân có kinh nghiệm sản xuất, phong tục tập quán phong phú và đa dạng. Có vị trí địa lý thuận tiện cho việc giao lƣu kinh tế, buôn bán trao đổi hàng hoá với TP. Lạng Sơn và các khu vực lân cận.
- Hạn chế: Địa hình bị chia cắt gây khó khăn, tốn kém trong xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, bố trí sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Vào mùa mƣa tại vài nơi gần khu vực bãi sông còn bị ngập nƣớc là ảnh hƣởng tới sản xuất.
3.1.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Các chỉ tiêu chính
- Cơ cấu kinh tế:
+ Nông lâm nghiệp: chiếm 94%.
+ Thƣơng mại, dịch vụ, công nghiệp - TTCN: chiếm 6%. + Tổng thu nhập xã: 36,65 tỷ đồng.
+ Thu nhập bình quân/ngƣời/năm: 8 triệu đồng/ngƣời/năm, bằng 0.96 lần so với mức thu nhập bình quân đầu ngƣời khu vực nông thôn của cả tỉnh năm 2015 là 8,25 triệu đồng/ngƣời/năm.
- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân: 10% - 11%. - Tỷ lệ hộ nghèo: 301/1072 hộ, chiếm 28,1%.
3.1.2.2. Kinh tế
a) Trồng trọt:
- Tổng diện tích gieo trồng năm 2015 đạt đƣợc 785ha trong đó:
+ Tổng diện tích gieo cấy lúa nƣớc cả năm 2015 là 358ha. Năng suất lúa bình quân đạt 42.5 tạ/ha, sản lƣợng 1521.5 tấn
+ Ngô gieo trồng đƣợc 140ha sản lƣợng 735 tấn.
+ Khoai tây 91ha, khoai lang 30ha. Lạc 7ha, dƣa hấu 11ha, củ đậu 20ha, rau màu các loại 79ha….
Tổng sản lƣợng lƣơng thực quy thóc 2256.5 tấn.
b) Chăn nuôi gia súc, gia cầm:
- Tổng đàn trâu, bò đạt 1587 con - Tổng đàn lợn đạt 7400 con; - Tổng đàn gia cầm đạt 30.500 con.
c) Sản xuất lâm nghiệp:
Tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã 3282,42ha (chủ yếu là đất rừng sản xuất) chiếm 89,15% tổng diện tích tự nhiên.
Nhân dân trong xã đã chú trọng thực hiện tốt công tác trồng rừng theo các dự án 661 đầu tƣ trên địa bàn. Vì vậy, công tác bảo vệ rừng và khai thác có kế hoạch đang dần đi vào nề nếp, nạn phá rừng làm nƣơng rẫy của nhân dân giảm đáng kể. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng đƣợc triển khai tốt, công tác giao đất giao rừng đã hoàn chỉnh.
d) Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
vụ nhu cầu tại chỗ, quy mô nhỏ. Nhƣ máy xay sát nhỏ, sản xuất gạch, mộc dân dụng, ….
e) Thương mại dịch vụ:
Về họat động thƣơng mại, dịch vụ bắt đầu có chiều hƣớng phát triển cùng với tầm quan trọng của tuyến Quốc lộ 4B. Thƣơng mại, dịch vụ chủ yếu tập trung vào các hoạt động bán lẻ và các dịch vụ nhỏ của tƣ nhân phục vụ các mặt hàng thiết yếu tại xã.
Nhìn chung các hộ kinh doanh dịch vụ đều cho thu nhập khá, có chiều hƣớng phát triển tƣơng đối ổn định tạo điều kiện và giải quyết việc làm cho lao động trong xã ngày càng nhiều. Đây là một vấn đề cần phát huy trong chiến lƣợc phát triển sắp tới.
3.1.2.3. Xã hội
- Dân số toàn xã: 4581 ngƣời, 1072 hộ trong 10 thôn. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 0,56%/năm. Trong đó:
a) Lao động:
Hiện có 3023 ngƣời, việc làm cho ngƣời lao động đang là vấn đề đƣợc chính quyền cũng nhƣ ngƣời dân rất quan tâm. Để giải quyết việc làm cho ngƣời lao động cần phải kết hợp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều lao động phổ thông, gắn mục tiêu giải quyết việc làm với chiến lƣợc phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân và trật tự, an toàn xã hội. Thu nhập chủ yếu của ngƣời dân trong xã là nhờ vào kinh tế nông lâm nghiệp.
- Thành phần dân tộc: Xã Gia Cát có 6 dân tộc chính là Kinh,Nùng, Tày, Hoa, Dao, Dân tộc khác. sống đan xen ở 10 thôn bản.
Trong đó: + Dân tộc Kinh có 124 ngƣời, chiếm 2.71%. + Dân tộc Nùng có 2102 ngƣời, chiếm 45.89%.
+ Dân tộc Hoa có 2 ngƣời, chiếm 0.04%. + Dân tộc Dao có 1 ngƣời, chiếm 0,02%. + Dân tộc khác có 2 ngƣời, chiếm 0,04%.
b) Y tế:
Gia Cát có một trạm y tế với diện tích khoảng 505.4m2 đƣợc kiên cố hóa. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng, trang thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa bệnh cũng nhƣ cơ sở hạ tầng cần đƣợc đầu tƣ trong thời gian tới.
Trong năm đã tuyên truyền, lồng ghép về các chủ trƣơng thực hiện chính sách Dân số, KHHGĐ, các biện pháp tránh thai đến 10/10 thôn. Tuy nhiên cũng còn một số cặp vợ chồng do nhận thức chƣa đầy đủ và ý thức trách nhiệm nên còn một số cặp sinh con thứ ba.
c) Giáo dục:
Công tác giáo dục đào tạo đã đƣợc chỉ đạo thƣờng xuyên ngay từ đầu năm. Trong năm học 2008 - 2009 vẫn tiếp tục thực hiện Chỉ thị 33 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thực hiện hai không, bốn nội dung chống bệnh thành tích trong giáo dục, gian lận trong kiểm tra thi cử; thực hiện không vi phạm