Vấn đề quy hoạch xây dựng NT Mở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã gia cát huyện cao lộc tỉnh lạng sơn tới năm 2020​ (Trang 29 - 34)

Xây dựng Nông thôn mới là Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia với những quyết sách lớn và tầm nhìn xa của Ðảng và Nhà nƣớc. Trong đó nội dung lớn xuyên suốt là xây dựng nền nông nghiệp hiện đại gắn kết chặt chẽ với phát triển nông thôn mới ở thế kỷ 21.

Ðể phát triển nền nông nghiệp hiện đại gắn liền với xây dựng nông thôn mới, trƣớc tiên cần phải rà soát lại các quy hoạch ngành nông nghiệp từ sản xuất đến chế biến gắn với quy hoạch các điểm dân cƣ nông thôn. Trên nền tảng của quy hoạch cần thiết phải điều chỉnh để tiếp tục triển khai xây dựng các chƣơng trình phát triển nông nghiệp một cách khoa học và xây dựng nông thôn theo những tiêu chí mới.

Ði vào hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới thì quy hoạch phải làm trƣớc. Do đó, trong công tác quy hoạch nông nghiệp và nông thôn cần thiết phải tính toán một cách toàn diện sự phát triển kinh tế - xã hội

của các vùng miền và liên vùng để tránh sự lãng phí và những mâu thuẫn của quá trình phát triển.

Việt Nam đang trong quá trình CNH – HĐH đất nƣớc thì quy hoạch phát triển nông thôn càng trở nên quan trọng. Trong thời gian qua công tác quy hoạch phát triển nông thôn ở nƣớc ta có những bƣớc tiến bộ và thu đƣợc những thành tựu trên nhiều mặt. Trong đó, kinh tế đang chuyển dịch cơ cấu theo hƣớng phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, phát triển nông – lâm – ngƣ nghiệp gắn liền với công nghiệp, chế biến và dịch vụ. Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn hiện đại hơn, nâng cao chất lƣợng sống của nhân dân, đồng thời gắn liền sự phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

Hội nghị Trung ƣơng 7 khóa X ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, đề ra chủ trƣơng, nhiệm vụ hết sức quan trọng là: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí đƣợc nâng cao, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dƣới sự lãnh đạo của Đảng đƣợc tăng cƣờng” với mục tiêu đến năm 2020 xây dựng đƣợc khoảng 50% số xã trên toàn quốc đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. Nghị quyết khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò to lớn, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc. Chính vì vậy các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải đƣợc giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trƣớc hết, phải khơi đạy tình yêu nƣớc, tự chủ, tự lực, tự cƣờng vƣơng lên của nông dân [2].

Xây dựng nông thôn mới đƣợc xác định là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay ở nƣớc ta. Quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới là sự vận dụng sáng tạo lí luận của Chủ nghĩa Mác Lênin vào thực tiễn ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay, hƣớng đến thực hiện mục tiêu cách mạng xã hội chủ nghĩa, từng bƣớc xóa bỏ sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động chân tay và lao động trí óc, để đi đến kết quả cuối cùng là giai cấp công nhân, nông dân và trí thức sẽ trở thành những ngƣời lao động của xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Thực tiễn cũng cho thấy, những xã hội tiến bộ bao giờ cũng chú ý tới việc thu hẹp khoảng cách sự phát triển giữa thành thị và nông thôn, phát triển lực lƣợng sản xuất, quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội, cải thiện điều kiện sinh hoạt ở nông thôn, làm cho thành thị và nông thôn xích lại gần nhau. Chính vì vậy, bên cạnh phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu lí luận, tổng kết thực tiễn quá trình xây dựng nông thôn mới, chúng ta cần học tập kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới và trong khu vực về phát triển nông thôn tiên tiến hiện đại, để xây dựng hoàn thiện hệ thống các quan điểm lí luận về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn làm cơ sở khoa học cho thực tiễn. Xây dựng nông thôn nƣớc ta trở nên văn minh, tiên tiến hiện đại nhƣng vẫn mang đậm bản sắc văn hóa và nét đẹp truyền thống của nông thôn Việt Nam.

Kết quả sau 3 năm (2009-2012) thực hiện, nhất là trong năm 2012 các địa phƣơng đã đẩy mạnh triển khai Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhận thức về xây dựng nông thôn mới của cán bộ và ngƣời dân đã có

chuyển biến tích cực. Chƣơng trình đang trở thành phong trào sâu rộng trong cả nƣớc, huy động cả hệ thống chính trị từ trung ƣơng đến địa phƣơng vào cuộc, đƣợc sự hƣởng ứng nhiệt tình của ngƣời dân. Kết quả bƣớc đầu 68% tổng số xã của cả nƣớc đã có quy hoạch đƣợc phê duyệt, nhiều xã ở các địa phƣơng đạt thêm các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Một số tỉnh nhƣ: Tuyên Quang, Thái Bình, Hà Tĩnh...đang trở thành những điểm sáng về xây dựng nông thôn mới với những cách làm chủ động, sáng tạo đã làm thay đổi rõ nét diện mạo nông thôn tác động trực tiếp đến việc cải thiện chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân, thúc đẩy hoạt động văn hóa và phát triển kinh tế -xã hội từng bƣớc đƣợc hoàn thiện; bản sắc văn hóa đƣợc gìn giữ, trình độ dân trí và chất lƣợng hệ thống cơ sở đƣợc nâng cao; nhiều công trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đƣợc đầu tƣ xây dựng theo tiêu chí nông thôn mới đƣợc hoàn thành đƣa vào sử dụng nhƣ: Giao thông, thủy lợi, trƣờng học...phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của các địa phƣơng.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện Chƣơng trình nông thôn mới vẫn còn một số những tồn tại:

- Một số văn bản hƣớng dẫn triển khai Chƣơng trình còn chậm (Quy trình công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, cơ chế lồng ghép các chƣơng trình, dụ án khác trên địa bàn với Chƣơng trình nông thôn mới...)

- Sự quan tâm vào cuộc và tập trung chỉ đạo Chƣơng trình ở một số địa phƣơng còn hạn chế.

- Chất lƣợng công tác quy hoạch còn nhiều bất cập, trong đó quy hoạch sản xuất theo hƣớng sản xuất hàng hóa còn chƣa đƣợc chú trọng đúng mức.

- Công tác tuyên truyền về mục đích, yêu cầu, nội dung Chƣơng trình nông thôn mới còn chậm, thiếu chiều sâu, chƣa phổ biến đƣợc nhiều mô hình tiêu biểu, cách làm hay của một số địa phƣơng để các xã học tập theo.

- Tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ƣơng, nóng vội trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở nƣớc ta hiện nay có thể nói còn rất mới mẻ, đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Đây lại là vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có đầu tƣ thích đáng về thời gian và tiền của nên nhìn chung chúng ta còn thiếu hụt về thông tin, về phƣơng pháp luận và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn. Chính vì vậy trong bối cảnh hiện nay, xây dựng NTM không thể nóng vội, chạy theo phong trào, địa phƣơng này có mô hình, thì nơi kia cũng phải có xã điểm. Cũng không chỉ là thực hiện các đề án NTM để phô trƣơng, quảng cáo chứng tỏ đã xây đƣợc mô hình "hoành tráng", khang trang, đẹp đẽ mà cần phải xem xét kỹ lại xem có đáp ứng đƣợc sự phát triển kinh tế - xã hội, có đem lại lợi ích thiết thực cho ngƣời dân địa phƣơng, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất - tinh thần cho nhân dân, tạo ra sự hòa hợp, đoàn kết trong thôn xóm, sự giàu đẹp cho quê hƣơng hay không. Do vậy chúng ta cần phải tiếp tục có những nghiên cứu nhằm hoàn thiện dần phƣơng pháp luận cũng nhƣ tích luỹ dần kinh nghiệm thực tiễn, đồng thời làm phong phú thêm nguồn thông tin cho các nhà nghiên cứu sau này.

Chƣơng 2

MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã gia cát huyện cao lộc tỉnh lạng sơn tới năm 2020​ (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)