Điêu kiện dân sinh, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ động vật tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc và đề xuất các giải pháp bảo tồn​ (Trang 38 - 40)

3.2.1. Dân số và lao động

3.2.1.1. Dân số và dân tộc

Xã Xuân Lạc có 14 thôn bản, 667 hộ gia đình với 3.323 nhân khẩu. Dân cư phân bố không đồng đều, sống rải rác trong vùng lõi và vùng đệm của KBT.

Trong khu vực hiện có 5 dân tộc cùng sinh sống gồm: Kinh, Tày, Nùng, Mông và Dao. Trong đó dân tộc Mông chiếm 52%. Tổng số hộ nghèo 387 hộ chiếm 57,85% (tập trung chủ yếu các thôn Mông và Dao). Trình độ dân trí không đồng đều, điều kiện kinh tế khó khăn.

Những người dân sinh sống bên trong và dọc ranh giới KBT luôn tạo ra các mối đe dọa trực tiếp đối với tài nguyên rừng, thể hiện bằng việc làm nhà ở và sống định cư, trồng cây lấy gỗ, cây ngắn ngày, cây lâu năm và các cây lâm sản ngoài gỗ khác, điều này thường dẫn đến việc xâm lấn đất rừng thuộc phạm vi KBT.

3.2.1.2. Lao động

Nguồn lao động trong khu vực phần lớn chưa được đào tạo, chủ yếu lao động thủ công theo kinh nghiệm, chất lượng kỹ thuật của nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ thực trạng trên, người dân dựa vào rừng là chủ yếu. Nên việc khai thác trái phép sẽ không tránh khỏi. Đặc biệt, trong khu vực vùng lõi.

3.2.2. Tình hình sản xuất và đời sống

Xã Xuân Lạc và xã bản thi là các xã hoàn toàn thuần nông, nông nghiệp chiếm vị trí cơ bản chủ đạo, chủ yếu là các cây hàng năm như lúa, ngô, đậu, đỗ. Do đặc thù của xã vùng cao nên kinh tế ngành công nghiệp, tiểu

thủ công nghiệp chưa phát triển. Hiện nay trên địa bàn xã Xuân Lạc chỉ có một cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, đồ mộc dân dụng với quy mô nhỏ. Thương mại dịch vụ trên địa bàn xã bước đầu phát triển nhưng vẫn còn manh mún. Mức thu nhập bình quân đầu người 1.400.000 đ/người/năm.

Do người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên họ vẫn còn các phong tục tập quán lạc hậu như: đốt nương làm rẫy, săn bắn các loài thú trong rừng, đốt ong, chăn thả gia súc và nạn chặt phá rừng bừa bãi, đã làm cho môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có tác động mạnh mẽ tới môi trường sống của các loài côn trùng khiến chúng bị suy giảm mạnh về số lượng và một số loài đang trong nguy cơ bị xóa sổ. Tình trạng người dân vào rừng lén lút khai thác trái phép vẫn còn diễn biến phức tạp nhất là thôn Nà Dạ (dân tộc Dao) vì thiếu đất canh tác, hộ nghèo toàn thôn chiếm 57,14%.

3.2.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng 3.2.3.1. Giao thông

Xã Xuân Lạc và xã Bản Thi là vùng đồi núi cao, độ dốc lớn. Trong vùng đã có đường liên xã kết hợp với các đường liên thôn. Tuy nhiên, đường giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là đường đất, đặc biệt trong mùa mưa, đặc biệt là các thôn vùng cao.

3.2.3.2. Cơ sở hạ tầng

Hệ thống kết cấu hạ tầng trong những năm qua được Đảng và Nhà nước quan tâm, đầu tư từ các chương trình 134, 135 và các chương trình từ mục tiêu Quốc gia như: Điện, đường, trường, trạm, thủy lợi, nước sinh hoạt, đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn đáng kể. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của huyện, tỉnh thì Xuân Lạc và Bản Thi vẫn là xã khó khăn, hiện nay 6/14 thôn trong xã Xuân Lạc chưa có điện lưới, 30% chưa được đầu tư nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 70% các đập - kênh mương thủy lợi chưa được đầu tư xây

dựng, 60% các hộ chưa có sóng di động; 30% các lớp học tạm bợ chưa được đầu tư xây dựng…60% số hộ dân tộc mông, dao so với số hộ toàn xã là không có ruộng lúa nước chủ yếu canh tác trên đất dốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ động vật tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc và đề xuất các giải pháp bảo tồn​ (Trang 38 - 40)