Đánh giá tác động của dân cư lên sinh cảnh như: sử dụng các nguồn tài nguyên, chăn thả gia súc, gia cầm, sự di dân, phong tục tập quán của dân tộc…
Đề tài đã tiến hành phỏng vấn các cán bộ quản lý của KBT, người dân địa phương, thợ săn, chính quyền địa phương để có những nhận định về công tác quản lý tài nguyên rừng nói chung và động vật rừng nói riêng ở khu vực. Bên cạnh đó, đề tài tiến hành đánh giá qua điều tra khảo sát để có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề. Các thông tin thu thập được ghi vào bảng 2.4.
Bảng 2.4: Ghi chép về tác động của con người
Địa điểm điều tra:……... ... Ngày: ... Thời gian bắt đầu:……... ... Thời gian kết thúc: ... Tuyến số:………... ... Quãng đường đi: ... Người điều tra:………. ...
Hoạt động 1. Khai thác gỗ 2. Đào đãi vàng
3. Chăn thả gia súc, gia cầm 4. Lều/Trại (săn bắt, khai thác gỗ) 5. Nương rẫy
6. Canh tác nông nghiệp 7. Đường mòn đi lại 9. Săn bắt
10. Cháy rừng
11. Những hoạt động khác
Thời gian Hoạt động Vị trí Hoạt động/ Không
hoạt động Ghi chú
Sau khi xác định được các mối đe dọa với KBTLVSC Nam Xuân Lạc, tiến hành đánh giá cho điểm các mối đe dọa dựa trên ba tiêu chí: diện tích ảnh hưởng, cường độ ảnh hưởng và tính cấp thiết của các mối đe dọa theo phương pháp của Margoluis and Salafsky (2001).
Diện tích ảnh hưởng của mối đe dọa: tỷ lệ diện tích bị ảnh hưởng bởi mối đe dọa trong KBT. Cho điểm cao nhất đối với mối đe dọa ảnh hưởng đến diện tích lớn nhất và cho điểm thấp nhất (1 điểm) cho những mối đe dọa ảnh hưởng đến diện tích nhỏ nhất.
Cường độ ảnh hưởng của các mối đe dọa: là mức độ phá hủy của mối đe dọa tới sinh cảnh (mối đe dọa phá hủy toàn bộ sinh cảnh hay chỉ một phần). Cho điểm cao nhất đối với mối đe dọa ảnh hưởng lớn nhất và giảm dần theo cường độ ảnh hưởng của các mối đe dọa.
Tính cấp thiết của mối đe dọa: mối đe dọa ảnh hưởng hiện tại hay sẽ xảy ra trong tương lai. Việc cho điểm tương tự như với các tiêu chí trên, mối đe dọa nào có tính nguy cấp nhất cho điểm cao nhất và giảm dần theo tính cấp thiết.