Phân loại bò sát và lưỡng cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ động vật tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc và đề xuất các giải pháp bảo tồn​ (Trang 25 - 26)

Quan điểm về phân loại bò sát, lưỡng cư ở Việt Nam thay đổi theo thời gian và khác nhau giữa các tác giả (bảng 2.1). Chẳng hạn Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc (1996) đã thống kê ở Việt Nam có 258 loài bò sát và 82 loài lưỡng cư. Đến năm 2005, hai tác giả trên cùng Nguyễn Quảng Trường đã bổ sung thêm 38 loài bò sát và 80 loài lưỡng cư nâng số bò sát được phát hiện lên thành 296 loài và 162 loài lưỡng cư; đây là kết quả nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở nhiều vùng khác nhau, nhất là vùng núi, vùng sâu, vùng xa trên lãnh thổ Việt Nam. Không dừng lại ở đó, ba năm sau khi công bố 458 loài bò sát, lưỡng cư được xác định, ba tác giả này lại tiếp tục công bố thêm 84 loài mới và tổng hợp đầy đủ được 369 loài bò sát và 176 loài lưỡng cư thuộc 6 bộ và 34 họ trong danh lục bò sát, ếch nhái Việt Nam năm 2009 [22] (xem chi tiết trong bảng 1.2).

Bảng 1.2: Tổng kết về phân loại bs và lưỡng cư ở Việt Nam theo thời gian

Năm Bò sát Ếch nhái Nguồn thông tin

Bộ Họ Loài Bộ Họ Loài

1996 3 23 258 3 9 82 Nguyễn Văn Sáng và Hồ

Thu Cúc (1996)

2005 3 23 296 3 9 162

Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trường (2005)

2009 3 24 369 3 10 176

Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trường (2009)

Mặc dù có nhiều quan điểm phân loại như vậy nhưng trong luận văn này, chúng tôi sử dụng hệ thống phân loại theo Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trường (2009) [22] làm cơ sở phân loại vì đây là hệ thống phân loại cập nhật đầy đủ và chi tiết hơn cả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ động vật tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc và đề xuất các giải pháp bảo tồn​ (Trang 25 - 26)