Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ động vật tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc và đề xuất các giải pháp bảo tồn​ (Trang 28)

2.4.1. Phương pháp phỏng vấn

- Mục đích: Phỏng vấn được thực hiện trước và trong quá trình điều tra thực địa nhằm xác định sơ bộ về sự có mặt của các loài cũng như những vùng phân bố quan trọng, tập tính, sinh cảnh ưa thích của loài trong KBT.

- Đối tượng phỏng vấn: Người có kinh nghiệm đi rừng, thợ săn và cán bộ của KBT có hiểu biết tốt về các loài thú, chim, bò sát và ếch nhái.

- Cách thức phỏng vấn: Đề tài đã tiến hành phỏng vấn 22 người dưới dạng phiếu phỏng vấn (thông tin về các câu hỏi phỏng vấn được trình bày trong phục lục 01, danh sách người được phỏng vấn được trình bày trong phụ lục 02). Ngoài ra, các thông tin về sự có mặt của các loài động vật còn được trao đổi trực tiếp trong quá trình phỏng vấn, các đặc điểm hình thái của các loài động vật mà người dân địa phương bắt gặp được tìm hiểu từ tổng quát đến chi tiết. Để kiểm chứng lại các thông tin, hình ảnh chuẩn về hình thái của các loài cũng được đưa cho các đối tượng phỏng vấn xem và nhận diện. Ngoài ra, trong quá trình phỏng vấn các đối tượng phỏng vấn luôn được khuyến khích để cho xem những mẫu vật còn giữ lại làm kỷ niệm hoặc sử dụng cho một số mục đích khác trong nhà (vật nuôi, mẫu nhồi, lông, …). Đây

là những bằng chứng về sự có mặt của loài, tuy nhiên nguồn gốc của mẫu vật được xác định rõ ràng. Các thông tin thu thập được từ phỏng vấn được chúng tôi sử dụng làm cơ sở cho quá trình thiết kế điều tra thực địa.

2.4.2. Điều trathực địa

2.4.2.1. Phương pháp điều tra theo tuyến

Để thu thập thông tin về các loài động vật hoang dã trong KBT, nhiều phương pháp khác nhau tương ứng với từng nhóm đối tượng đã được sử dụng. Trong đó, các tuyến điều tra được thiết lập áp dụng điều tra chung cho các lớp chim, thú, bò sát và ếch nhái.

Tuyến điều tra được sử dụng để điều tra sự có mặt của các loài động vật trong một diện tích khá rộng lớn trong KBT Nam Xuân Lạc.

Tuyến điều tra được thiết kế đi qua các dạng địa hình, sinh cảnh, đai cao khác nhau có trong khu vực. Điểm xuất phát của tuyến điều tra trong từng khu vực thường bắt đầu từ các điểm khảo sát (nơi cắm trại). Các điểm khảo sát được phân bố rộng khắp Khu bảo tồn, trong đó các khu vực rừng còn tốt, dọc theo khe suối và các đỉnh núi cao được ưu tiên điều tra. Trong khu vực nghiên cứu, 7 tuyến điều tra được thiết lập với các thông tin được trình bày cụ thể trong bảng 2.1 và hình 2.1.

Bảng 2.1: Thông tin về các tuyến điều tra động vật tại KBT STT Tọa độ điểm

đầu Tọa độ điểm cuối Chiều dài Sinh cảnh

1 E105030’58/ N22012’24

E105031’40/ N22017’54

3,5 km Rừng tự nhiên trên núi đất trạng thái IIa và IC

2 E105030’44/ N22017,24

E105030’59/

N22018’07 4 km

Rừng tự nhiên trên núi đất trạng thái IIa và Ib, IIIa1

3 E105032’46/ N22018’34

E105032’29/

N22018’08 3 km

Rừng tự nhiên trên núi đất trạng thái IIa và IIIA1

STT Tọa độ điểm đầu

Tọa độ điểm cuối

Chiều dài Sinh cảnh

4 E105030’36/ N22018’22

E105030’14/ N22017’59

3 km Rừng tự nhiên trên núi đất trạng thái IIb và IC

5 E105031’04/ N22018’07

E105030’51/ N22018’12

3,5 km Rừng tự nhiên trên núi đất trạng thái IIb và IC

6 E105030’36/ N22018’22

E105030’14/ N22017’59

2,5 km Rừng tự nhiên trên núi đất trạng thái IIa và IC

7 E105030’38/ N22018’20

E105030’26/ N22018’06

2Km Rừng tự nhiên trên núi đất trạng thái IIa và IIIA1

Thời gian điều tra trên tuyến được tiến hành vào cả ban ngày và ban đêm. Ban ngày được bắt đầu từ 5h30 và kết thúc lúc 17h30 điều tra sự có mặt của các loài chim, thú, bò sát và lưỡng cư hoạt động ngày. Ban đêm tiến hành điều tra từ chập tối đến lúc nửa đêm để ghi nhận sự có mặt của các loài động vật hoạt động về đêm.

Trong quá trình điều tra trên tuyến, các nhóm điều tra di chuyển với tốc độ 1,5-2,5km/h và cứ 30 phút dừng lại quan sát tại các điểm thoáng hoặc trên đỉnh giông khoảng 30 phút. Các địa điểm như vũng nước, điểm muối và dọc theo bờ suối nơi thú thường hay lui tới cũng được sử dụng để quan sát dấu chân thú. Trong quá trình điều tra, thông tin về sự có mặt của loài được ghi nhận thông qua cả dấu hiệu trực tiếp và gián tiếp. Dấu hiệu trực tiếp trong điều tra này đó là loài được quan sát trực tiếp ngoài thực địa. Các dấu hiệu gián tiếp bao gồm: Vết ăn, vết cào, vết chà sát, sừng, lông, phân, dấu chân, tiếng kêu...Các thông tin ghi nhận trong quá trình điều tra được ghi vào các biểu điều tra thiết kế sẵn (bảng 2.2) và sổ tay ngoại nghiệp.

Bảng 2.2: Điều tra thú theo tuyến

Người điều tra:………..Ngày điều tra:………. Thời tiết:………..Địa điểm điều tra:... Tuyến điều tra:……….Chiều dài tuyến:……….. Thời gian bắt đầu:………..Thời gian kết thúc:………... Dạng sinh cảnh:………

2.4.2.2. Bẫy chim bằng lưới mờ

Sử dụng lưới mờ bẫy chim là phương pháp có nhiều ưu điểm, đặc biệt với các loài chim sống ở tầng thấp và khó quan sát. Bốn lưới mờ được sử dụng để điều tra một số loài chim tại KBT. Trong đó, có 3 lưới mờ kích thước 9x3 m và 1 lưới mờ kích thước 12 x 3m. Vị trí giăng lưới mờ thường ở chỗ có sự biến động về ánh sát để tránh sự phát hiện của chim. Thời điểm giăng lưới là lúc sáng sớm. Lưới được kiểm tra 30 phút một lần. Những cá thế chim dính lưới được gỡ ra cẩn thận nhằm tránh gây tổn thương hoặc làm chim chết, sau đó được định loại, chụp hình và thả lại tại nơi dính lưới. Các thông tin ghi nhận được điền vào bảng 2.3.

Bảng 2.3: Kết quả điều tra chim bằng lưới mờ

Người điều tra:………..Ngày điều tra:………... Thời tiết:………..Địa điểm điều tra:... Lưới số:………Dạng sinh cảnh:………... Thời gian bắt đầu:………..Thời gian kết thúc:………...

Thời gian Loài Số lượng Sinh cảnh Đặc điểm chính

Ghi chú

2.4.2.3. Điều tra chim qua tiếng hót

Ngoài quan sát trực tiếp, phương pháp xác định loài thông qua giọng hót cũng được áp dụng trong điều tra này. Nhiều loài chim thường có giọng hót hoặc phát ra những tiếng kêu rất đặc trưng cho loài và đó là cơ sở quan trọng giúp chúng ta nhận biết chúng. Đối với những loài dễ dàng nhận biết qua giọng hót, chúng tôi xác định tên loài ngay ngoài thực địa. Đối với những loài khó phân biệt qua giọng hót, chúng tôi sử dụng máy ghi âm ghi lại tiếng

hót của chim để so sánh, xác định loài và dẫn dụ các loài chim đến gần để quan sát. Kết quả điều tra ghi vào bảng 2.2.

2.4.3. Phương pháp đánh giá các mối đe dọa đến khu hệ động vật

Đánh giá tác động của dân cư lên sinh cảnh như: sử dụng các nguồn tài nguyên, chăn thả gia súc, gia cầm, sự di dân, phong tục tập quán của dân tộc…

Đề tài đã tiến hành phỏng vấn các cán bộ quản lý của KBT, người dân địa phương, thợ săn, chính quyền địa phương để có những nhận định về công tác quản lý tài nguyên rừng nói chung và động vật rừng nói riêng ở khu vực. Bên cạnh đó, đề tài tiến hành đánh giá qua điều tra khảo sát để có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề. Các thông tin thu thập được ghi vào bảng 2.4.

Bảng 2.4: Ghi chép về tác động của con người

Địa điểm điều tra:……... ... Ngày: ... Thời gian bắt đầu:……... ... Thời gian kết thúc: ... Tuyến số:………... ... Quãng đường đi: ... Người điều tra:………. ...

Hoạt động 1. Khai thác gỗ 2. Đào đãi vàng

3. Chăn thả gia súc, gia cầm 4. Lều/Trại (săn bắt, khai thác gỗ) 5. Nương rẫy

6. Canh tác nông nghiệp 7. Đường mòn đi lại 9. Săn bắt

10. Cháy rừng

11. Những hoạt động khác

Thời gian Hoạt động Vị trí Hoạt động/ Không

hoạt động Ghi chú

Sau khi xác định được các mối đe dọa với KBTLVSC Nam Xuân Lạc, tiến hành đánh giá cho điểm các mối đe dọa dựa trên ba tiêu chí: diện tích ảnh hưởng, cường độ ảnh hưởng và tính cấp thiết của các mối đe dọa theo phương pháp của Margoluis and Salafsky (2001).

Diện tích ảnh hưởng của mối đe dọa: tỷ lệ diện tích bị ảnh hưởng bởi mối đe dọa trong KBT. Cho điểm cao nhất đối với mối đe dọa ảnh hưởng đến diện tích lớn nhất và cho điểm thấp nhất (1 điểm) cho những mối đe dọa ảnh hưởng đến diện tích nhỏ nhất.

Cường độ ảnh hưởng của các mối đe dọa: là mức độ phá hủy của mối đe dọa tới sinh cảnh (mối đe dọa phá hủy toàn bộ sinh cảnh hay chỉ một phần). Cho điểm cao nhất đối với mối đe dọa ảnh hưởng lớn nhất và giảm dần theo cường độ ảnh hưởng của các mối đe dọa.

Tính cấp thiết của mối đe dọa: mối đe dọa ảnh hưởng hiện tại hay sẽ xảy ra trong tương lai. Việc cho điểm tương tự như với các tiêu chí trên, mối đe dọa nào có tính nguy cấp nhất cho điểm cao nhất và giảm dần theo tính cấp thiết.

2.4.4. Xử lý số liệu

2.4.4.1. Thu mẫu và xử lý mẫu

 Đối với chim và thú

Các loài thú được ghi nhận qua quan sát hoặc thông qua các dấu hiệu được ghi nhận và chụp ảnh. Chim thu bắt từ lưới mờ được định loại ngay tại địa điểm nghiên cứu hoặc được định loại tại các lán trại và thả lại tự nhiên.

Đối với bò sát và ếch nhái

- Phương pháp thu mẫu

Mẫu ếch nhái thu được, đựng trong túi nilon, miệng túi có đường kính 20cm và độ sâu 40cm. Những mẫu có đặc điểm giống nhau được đựng chung vào một túi. Khi trở về nơi cắm trại, các mẫu vật được phân loại sơ bộ, chỉ giữ lại 2-3 mẫu cùng loại, số mẫu còn lại được thả lại tự nhiên.

2.4.4.2. Tài liệu sử dụng trong phân loại và đánh giá

Xác định các loài thú tại thực địa bằng sách hướng dẫn nhận biết có hình vẽ màu của Francis (2001; 2008)[29,30] và Nadler và Nguyễn Xuân Đặng (2008)[18].

Tên phổ thông, tên khoa học và phân bố theo Đặng Huy Huỳnh và cộng sự (2007)[9], Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh (2009)[7], Groves (2001; 2004)[32,33]. Những tài liệu tham khảo khác được trình bày trong mục tài liệu tham khảo.

Đối với các loài chim

Các loài chim được nhận dạng ngoài thực địa bằng sách hướng dẫn nhận biết chim có hình vẽ màu của Robson (2000) và Nguyễn Cử et al. (2000)[3]. Tên phổ thông và tên khoa học theo Võ Quý và Nguyễn Cử (1995)[19].

Đối với bò sát và lưỡng cư

Phân loại ếch nhái theo hệ thống phân loại của Frost (2009), bò sát theo Uetz et al. (2005) và Khóa định loại ếch nhái Việt Nam của Đào Văn Tiến (1977) và Danh lục bò sát, ếch nhái Việt Nam của Nguyễn Văn Sáng et al. (2009)[22]. Tên Việt Nam của các loài theo Nguyễn Văn Sáng et al. (2005).

Để đánh giá các loài động vật quý hiếm, chúng tôi dựa vào 3 nguồn thông tin đó là Danh lục đỏ IUCN (2013)[34], Sách đỏ Việt Nam (2007)[1], Nghị định 32 (2006)[2]. Ngoài ra, những loài hiện đang là đối tượng khai thác mạnh cũng được coi là các loài quan trọng, cần bảo tồn.

Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc có tổng diện tích tự nhiên 1.788 ha, nằm trên địa phận bốn thôn Nà Dạ và Bản Khang thuộc xã Xuân Lạc; thôn Khuổi Kẹn và thôn Lủng Trang của xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. KBT cách trung tâm thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn 35 km, có tọa độ địa lý:

Từ 22017’ đến 22019’ vĩ độ Bắc

105028’ đến 105033’ kinh độ Đông.

Phía Bắc giáp thôn Bản Eng, Bản Tưn xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

Phía Tây giáp xã Thanh Tương và xã Vĩnh Yên, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.

Phía Đông giáp thôn Nà Áng xã Đồng Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

Phía Nam giáp thôn Phia Khao và thôn Khuổi Kẹn xã Bản Thi huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

3.1.2. Địa hình, địa mạo

Khu Bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, chủ yếu là rừng trên núi đá vôi ở miền bắc Việt Nam, với độ cao trung bình từ 400 m đến 800 m so với mực nước biển, đỉnh cao nhất 1.159 m, đi lại khó khăn và chia thành 2 vùng rõ rệt:

- Vùng núi đá: đây là vùng rừng phân bố tập trung trên núi đá vôi, nơi có địa hình phức tạp, gồm nhiều đỉnh núi cao, dốc lớn từ 25 ÷ 300, có nơi đến 450, đường đi lại khó khăn, tài nguyên rừng khu vực này nhìn chung là ít bị tác động bởi người dân địa phương.

- Vùng núi đất: nằm tập trung ở các thung lũng giữa các đỉnh núi cao, độ cao trung bình từ 400 ÷ 600 m, vùng này có tiềm năng để phát triển nông – lâm nghiệp.

3.1.3. Điều kiện khí hậu, thuỷ văn

Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc có khí hậu chung của tỉnh Bắc Kạn, có hai mùa rõ rệt trong một năm.

- Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa bình quân 1800mm chiếm 80% lượng mưa cả năm.

- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa bình quân 130mm chiếm 20% lượng mưa cả năm.

Số ngày mưa trong năm từ 110 - 130 ngày. Độ ẩm không khí bình quân 80% cao nhất 90%, thấp nhất 74%. Nhiệt độ không khí bình quân 20˚C, cao nhất 28˚C, thấp nhất 12˚C cá biệt có ngày xuống tới 5˚C. Số giờ nắng 1600- 1670h/năm. Mùa hè chủ yếu gió Đông và gió Tây Nam, mùa đông có gió Bắc và Đông Bắc thổi thành từng đợt từ 6-10 ngày.

Vì là vùng núi cao, diện tích đất rừng còn nhiều, độ che phủ của rừng lớn (51,5%) nên khí hậu trong khu bảo tồn luôn ẩm ướt, đã có tác dụng thúc đẩy quá trình phong hoá đá, đất mạnh, đất tốt, thực vật rừng sinh trưởng và phát triển nhanh, tổ thành loài cây phong phú đa dạng đã tạo điều điện cho khu vực có sự đa dạng về sinh học, sự phong phú của các loài động thực vật.

3.2. Điêu kiện dân sinh, kinh tế xã hội

3.2.1. Dân số và lao động

3.2.1.1. Dân số và dân tộc

Xã Xuân Lạc có 14 thôn bản, 667 hộ gia đình với 3.323 nhân khẩu. Dân cư phân bố không đồng đều, sống rải rác trong vùng lõi và vùng đệm của KBT.

Trong khu vực hiện có 5 dân tộc cùng sinh sống gồm: Kinh, Tày, Nùng, Mông và Dao. Trong đó dân tộc Mông chiếm 52%. Tổng số hộ nghèo 387 hộ chiếm 57,85% (tập trung chủ yếu các thôn Mông và Dao). Trình độ dân trí không đồng đều, điều kiện kinh tế khó khăn.

Những người dân sinh sống bên trong và dọc ranh giới KBT luôn tạo ra các mối đe dọa trực tiếp đối với tài nguyên rừng, thể hiện bằng việc làm nhà ở và sống định cư, trồng cây lấy gỗ, cây ngắn ngày, cây lâu năm và các cây lâm sản ngoài gỗ khác, điều này thường dẫn đến việc xâm lấn đất rừng thuộc phạm vi KBT.

3.2.1.2. Lao động

Nguồn lao động trong khu vực phần lớn chưa được đào tạo, chủ yếu lao động thủ công theo kinh nghiệm, chất lượng kỹ thuật của nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ thực trạng trên, người dân dựa vào rừng là chủ yếu. Nên việc khai thác trái phép sẽ không tránh khỏi. Đặc biệt, trong khu vực vùng lõi.

3.2.2. Tình hình sản xuất và đời sống

Xã Xuân Lạc và xã bản thi là các xã hoàn toàn thuần nông, nông nghiệp chiếm vị trí cơ bản chủ đạo, chủ yếu là các cây hàng năm như lúa, ngô, đậu, đỗ. Do đặc thù của xã vùng cao nên kinh tế ngành công nghiệp, tiểu

thủ công nghiệp chưa phát triển. Hiện nay trên địa bàn xã Xuân Lạc chỉ có một cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, đồ mộc dân dụng với quy mô nhỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ động vật tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc và đề xuất các giải pháp bảo tồn​ (Trang 28)