Phương pháp điều tra theo tuyến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ động vật tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc và đề xuất các giải pháp bảo tồn​ (Trang 29 - 32)

Để thu thập thông tin về các loài động vật hoang dã trong KBT, nhiều phương pháp khác nhau tương ứng với từng nhóm đối tượng đã được sử dụng. Trong đó, các tuyến điều tra được thiết lập áp dụng điều tra chung cho các lớp chim, thú, bò sát và ếch nhái.

Tuyến điều tra được sử dụng để điều tra sự có mặt của các loài động vật trong một diện tích khá rộng lớn trong KBT Nam Xuân Lạc.

Tuyến điều tra được thiết kế đi qua các dạng địa hình, sinh cảnh, đai cao khác nhau có trong khu vực. Điểm xuất phát của tuyến điều tra trong từng khu vực thường bắt đầu từ các điểm khảo sát (nơi cắm trại). Các điểm khảo sát được phân bố rộng khắp Khu bảo tồn, trong đó các khu vực rừng còn tốt, dọc theo khe suối và các đỉnh núi cao được ưu tiên điều tra. Trong khu vực nghiên cứu, 7 tuyến điều tra được thiết lập với các thông tin được trình bày cụ thể trong bảng 2.1 và hình 2.1.

Bảng 2.1: Thông tin về các tuyến điều tra động vật tại KBT STT Tọa độ điểm

đầu Tọa độ điểm cuối Chiều dài Sinh cảnh

1 E105030’58/ N22012’24

E105031’40/ N22017’54

3,5 km Rừng tự nhiên trên núi đất trạng thái IIa và IC

2 E105030’44/ N22017,24

E105030’59/

N22018’07 4 km

Rừng tự nhiên trên núi đất trạng thái IIa và Ib, IIIa1

3 E105032’46/ N22018’34

E105032’29/

N22018’08 3 km

Rừng tự nhiên trên núi đất trạng thái IIa và IIIA1

STT Tọa độ điểm đầu

Tọa độ điểm cuối

Chiều dài Sinh cảnh

4 E105030’36/ N22018’22

E105030’14/ N22017’59

3 km Rừng tự nhiên trên núi đất trạng thái IIb và IC

5 E105031’04/ N22018’07

E105030’51/ N22018’12

3,5 km Rừng tự nhiên trên núi đất trạng thái IIb và IC

6 E105030’36/ N22018’22

E105030’14/ N22017’59

2,5 km Rừng tự nhiên trên núi đất trạng thái IIa và IC

7 E105030’38/ N22018’20

E105030’26/ N22018’06

2Km Rừng tự nhiên trên núi đất trạng thái IIa và IIIA1

Thời gian điều tra trên tuyến được tiến hành vào cả ban ngày và ban đêm. Ban ngày được bắt đầu từ 5h30 và kết thúc lúc 17h30 điều tra sự có mặt của các loài chim, thú, bò sát và lưỡng cư hoạt động ngày. Ban đêm tiến hành điều tra từ chập tối đến lúc nửa đêm để ghi nhận sự có mặt của các loài động vật hoạt động về đêm.

Trong quá trình điều tra trên tuyến, các nhóm điều tra di chuyển với tốc độ 1,5-2,5km/h và cứ 30 phút dừng lại quan sát tại các điểm thoáng hoặc trên đỉnh giông khoảng 30 phút. Các địa điểm như vũng nước, điểm muối và dọc theo bờ suối nơi thú thường hay lui tới cũng được sử dụng để quan sát dấu chân thú. Trong quá trình điều tra, thông tin về sự có mặt của loài được ghi nhận thông qua cả dấu hiệu trực tiếp và gián tiếp. Dấu hiệu trực tiếp trong điều tra này đó là loài được quan sát trực tiếp ngoài thực địa. Các dấu hiệu gián tiếp bao gồm: Vết ăn, vết cào, vết chà sát, sừng, lông, phân, dấu chân, tiếng kêu...Các thông tin ghi nhận trong quá trình điều tra được ghi vào các biểu điều tra thiết kế sẵn (bảng 2.2) và sổ tay ngoại nghiệp.

Bảng 2.2: Điều tra thú theo tuyến

Người điều tra:………..Ngày điều tra:………. Thời tiết:………..Địa điểm điều tra:... Tuyến điều tra:……….Chiều dài tuyến:……….. Thời gian bắt đầu:………..Thời gian kết thúc:………... Dạng sinh cảnh:………

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ động vật tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc và đề xuất các giải pháp bảo tồn​ (Trang 29 - 32)