- Hỗ trợ các thủ tục cần cho người dân sống trong KBTTN Phu Canh: như là việc đánh dấu ranh giới, chia đất sản xuất và cấp sổ đỏ và xây dựng chính sách nâng cao đời sống hàng ngày cho người dân ở đây.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng đất, giao đất và đất lâm nghiệp, ổn định dân số, kết hợp các dự án và chương trình, nâng cao đời sống người dân sống trong KBT.
- Hoàn thiện bộ máy, cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực cho Ban quản lý, Hạt kiểm lâm và Kiểm lâm xã (các kỹ năng tuần tra và hoạt động), đặc biệt là đối phó với hoạt động đốn chặt gỗ trái phép; cung cấp công cụ thực thi pháp luật.
- Xây dựng chương trình nâng cao kỹ năng cho cán bộ KBT trong điều tra cơ bản, phương pháp nhận biết, theo dõi, giám sát các loài động vật quý hiếm.
- Đầu tư trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác điều tra, quản lý tài nguyên động vật rừng, đặc biết các loài quý hiếm đặc hữu.
- Tăng cường phối hợp, tham gia của chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và cộng đồng người dân trong việc bảo vệ tài nguyên rừng.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài, chung tôi đưa ra các kết luận sau: 1. Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh có sự đa dạng cao về các loài động vật. Có 27 loài thú thuộc 14 họ và 4 bộ, 58 loài chim thuộc 23 họ và 6 bộ, 22 loài bò sát thuộc 10 họ và 2 bộ, 14 loài ếch nhái thuộc 6 họ và 1 bộ được ghi nhận trong đợt điều tra. Trong đó, họ Cầy (Viverridae ) thuộc lớp thú, họ Khướu (Timaliidae) thuộc lớp chim, họ Rắn nước (Colubridae ) thuộc lớp bò sát và họ Êch nhái chính thức (Dicroglossidae) thuộc lớp lưỡng cư là các họ có nhiều loài nhất thuộc các lớp động vật đang sinh sống trong KBT và số lượng loài sinh sống còn nhiều, dễ dàng bắt gặp.
2. Trong số các loài động vật hiện có mặt trong Khu bảo tồn có 16 loài thú, 7 loài chim và 10 loài bò sát quý hiếm đang bị khai thác mạnh hoặc bị đe dọa ở quốc gia và toàn cầu với các mức đe dọa khác nhau: 10 loài thú, 01 loài chim, 8 loài bò sát có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007); 10 loài thú, 01 loài chim 03 loài bò sát thuộc Danh sách đỏ thế giới (IUCN, 2012). Cũng trong các loài quý hiếm này có đến 8 loài thuộc phụ lục IB và 13 loài thuộc phụ lục IIB của Nghị đinh 32/CP-2006.
Các loài động vật quý hiếm cần bảo tồn trong khu vực còn rất ít, hiếm gặp trong Khu bảo tồn. Một số loài hiện chỉ còn vài cá thể như Gấu ngựa, Sơn dương.
Các loài động vật quý hiếm hiện chủ yếu chỉ còn tập trung ở khu vực xung quanh thác Tà Khớp và khu vực đỉnh Phu Canh. Các nỗ lực tuần tra và giám sát nên được tập trung vào những khu vực này.
Một số loài động vật đã xác định bị tuyệt chủng trong khu vực đó là: loài Vượn đen tuyền đông bắc (Nomascus nasutus), Nai (Rusa unicolor), Tê tê (Manis pentadactyla). Đây là minh chứng cho thấy tốc dộ tuyệt chủng của các loài động vật hoang dã ở đây đang diễn ra rất nhanh, đòi hỏi các hoạt động bảo
3. Mặc dù KBTTN Phu Canh có đa dạng cao và đang là nơi sinh sống của nhiều loài động vật quý hiếm nhưng khu vực đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng của tình trạng săn bắn và phá hủy sinh cảnh. Trong đó, tình trạng săn bắn và khai thác gỗ trong khu bảo tồn được đánh giá là hai mối đe dọa nghiêm trọng nhất tới khu hệ động vật trong khu vực. Các hoạt động này đã và đang đe dọa nghiêm trọng đến tính đa dạng sinh học, đặc biệt các loài quý hiếm trong KBT. 4. Đề tài đã đề xuất 03 nhóm giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của người dân đến khu hệ động vật trong KBTTN Phu Canh, nâng cao đời sống của người dân và hiệu quả của pháp luật trong bảo tồn đa dang sinh học của khu vực. Các nhóm giải pháp đưa ra là: giải pháp về bảo vệ rừng, giải pháp về kinh tế xã hội của khu vực, giải pháp về cơ chế chính sách.
2. Tồn tại
Mặc dù đã nỗ lực điều tra, thu thập số liệu nhưng đề tài cũng không tránh khỏi những thiếu sót sau:
Đề tài chỉ nghiên cứu 4 lớp động vật chính: lớp chim, lớp thú, lớp bò sát và lớp lưỡng cư tại KBTTN Phu Canh mà chưa đề cập tới các lớp động vật khác như: lớp cá, côn trùng, …Ngoài ra, đề tài còn chưa nghiên cứu phân bố động vật theo sinh cảnh và vùng phân bố của động vật trong KBTTN Phu Canh. Kinh nghiệm điều tra thực tế, điều kiện nhân lực, vật lực, thời gian hạn chế, diện tích KBT lớn, địa hình phức tạp, số tuyến điều tra ít, chưa khảo sát hết được toàn bộ KBT nên chưa thể đánh giá một cách chính xác đặc điểm khu hệ động vật trong khu bảo tồn.
3. Khuyến nghị
Trên cơ sở các hạn chế của đề tài, chúng tôi xin khuyến nghị một số vấn đề sau:
Cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa về khu hệ động vật tại KBTTN Phu Canh nhằm có thêm nhiều thông tin phục vụ công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học của khu vực. Bên cạnh đó, các chính sách giúp người dân địa phương phát triển kinh tế sẽ giảm thiểu các tác động tiêu cực đến tài nguyên động, thực vật của khu vực.
Khu bảo tồn cần đầu tư trang thiết bị phục vụ điều tra, xây dựng và thực hiện chương trình giám sát đa dạng sinh học, đặc biệt là các loài quý hiếm có giá trị bảo tồn và giá trị kinh tế cao nhằm bảo vệ tốt các loài này và xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học cho KBT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1.Bộ khoa học và Công nghệ (2007), Sách đỏ Việt Nam (phần I: Động vật), Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
2.Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2006, Nghị định số: 32/2006/NĐ-CP, ngày 30/3/2006 của Thủ tướng chính phủ về: Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.
3.Nguyễn Cử, Lê Trọng Trải, & Phillips, K, (2000), Chim Việt Nam, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội.
4.Nguyễn Cử, Lê Trọng Trải, & Phillips, K, (2005), Chim Việt Nam, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội.
5.Nguyễn Cử và Nguyễn Trần Vỹ (2006), Đánh giá khu hệ chim vùng cảnh quan hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam, WWF Greater Mekong, Hà Nội.
6.Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh (2009), Phân loại học lớp thú (Mammalia) và đặc điểm khu hệ thú hoang dã Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
7.Đặng Huy Huỳnh, Đào Văn Tiến, Cao Văn Sung, Phạm Trọng Ảnh và Hoàng Minh Khiên (1994), Danh lục các loài thú (Mammalia) Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
8.Đặng Huy Huỳnh, Hoàng Minh Khiên, Lê Xuân Cảnh, Nguyễn Xuân Đặng, Vũ Đình Thống và Đặng Huy Phương (2007), Thú rừng-Mammalia Việt Nam hình thái và sinh học sinh thái một số loài (phần I), Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
9.Đặng Huy Huỳnh (2005), Tình trạng khu hệ thú ở Vườn Quốc gia Chư Mom Ray-huyện Sa Thầy- tỉnh Kon Tum, Trong: “Tuyển tập báo cáo Hội nghị
Quốc gia về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ 1”, Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2005, trang 330-347.
10. Lê Vũ Khôi (2000), Danh lục các loài thú Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
11. Lê Vũ Khôi (2007), Động vật học có xương sống, NXB Giáo Dục, trang 174 và 217,218).
12. Lois.K.Lippold, Vũ Ngọc Thành, Lê Vũ Khôi, Lê Khắc Quyết, Văn Ngọc Thịnh, Nguyễn Thanh Tuấn, Trần Khắc Toản, Và Vũ Văn Lâm (2008),
Điều tra các loài linh trưởng ở VQG Chư Mom Ray Bắc Tây Nguyên Việt Nam với quan tâm đặc biệt về các loài Chà Vá Pygathrix spp, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, Tổ chức Bảo tồn Chà vá (DLF).
13. Phạm Nhật, Nguyễn Cử, Võ Sĩ Tuấn, Cox, N., Tiến, N. V., Hổ, Đ. T., et al, (2003), Sổ tay hướng dẫn giám sát và điều tra đa dạng sinh học, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.
14. Phạm Nhật và Nguyễn Xuân Đặng (2000), Sổ tay ngoại nghiệp nhận diện các loài thú lớn của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội.
15. Phạm Nhật (2002), Thú linh trưởng của Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
16. Phạm Nhật và Đỗ Quang Huy (1998), Động vật rừng Việt Nam, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.
17. Nadler, T., & Nguyễn Xuân Đặng (2008), Các loài động vật được bảo vệ ở Việt Nam, Hà Nội, HAKI Publishing.
18. Võ Quý và Nguyễn Cử (1995), Danh lục chim Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
19. Nguyễn Lân Hùng Sơn và Nguyễn Thanh Vân (2011), Danh lục chim Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
20. Nguyen Van Sang, Ho Thu Cuc and Nguyen Quang Truong (2008),
Herpetofauna of Vietnam, Edition Chimaira Frankfurt am Main
21. Thomas Geissmann, Nguyễn Xuân Đặng, Nicolas lormee và Frank momberg (2000), Tình trạng bảo tồn linh trưởng ở Việt Nam – đánh giá tổng quan năm 2000 (phần 1: các loài Vượn), Chương trình Đông Dương, Hà Nội.
22. Trần Quốc Toản (2009), Bước đầu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài thú linh trưởng Primates tại VQG Chư Yang Sin, Trường Đại học Tây Nguyên.
23. Trần Hữu Vỹ và Hồ Tiến Minh-FZS (2008), Báo cáo điều tra sự phân bố và bảo tồn loài Chà vá chân xám Pygathrix cinerea ở VQG Chư Mom Ray, Kon Tum, Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp, VQG Cúc Phương, Ninh Bình.
24. Trần Hồng Việt (1986), Thú hoang dã vùng Sa Thầy và ý nghĩa kinh tế của chúng, Trường Đại học Tổng hợp, Hà nội.
Tiếng Anh
25. Francis, C. M. (2001). A Photographic Guide to Mammals of South-East Asia: Including Thailand, Malaysia, Singapore, Myanmar, Laos, Vietnam.
26. Francis, C. M. (2008). A Guide to the Mammals of Southeast Asia. USA: Princeton University Press.
27. Geissmann, T., Dang, N. X., Lormée, N., & Momberg, F. (2000). Vietnam primate conservation status review 2000-Part 1: Gibbons. Hanoi: Fauna & Flora International, Indochina Programme.
28. Groves, C. P. (2001). Primate taxonomy. Washington D.C: Smithsonian Institution Press.
29. Groves, C. P. (2004). Taxonomy and biogeography of primates in Vietnam and neighbouring regions. In T. Nadler, U. Streicher & H. T. Long (Eds.), Conservation of Primate in Vietnam. Hanoi: Haki Publishing. 30. IUCN (2012), 2012 IUCN Red List of Threatened Species. Downloaded