Các loài thú quý hiếm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ động vật tại khu bảo tồn thiên nhiên phu canh huyện đà bắc, tỉnh hòa bình và đề xuất các biện pháp bảo tồn​ (Trang 53 - 60)

Trong số 27 loài thú ghi nhận tại KBTTN Phu Canh có 16 loài đang bị đe dọa ở mức độ quốc gia và toàn cầu với các cấp độ khác nhau (bảng 4.7). Trong số đó, có 10 loài nằm trong Danh mục đỏ của IUCN (2012) với 5 loài ở mức sắp nguy cấp (VU); 12 loài có mặt trong Sách đỏ Việt Nam (2007) với 1 loài ở cấp cực kỳ nguy cấp (CR): Sóc bay lông tai Belomys pearsoni, 3 loài nguy cấp (EN): Gấu ngựa Ursus thibetanus, Báo lửa Captopuma temmincki và Sơn dương Capricornis milneedwardsii, 7 loài ở cấp VU và 01 loài ít nguy cấp. Ngoài ra, còn có 6 loài có mặt trong phụ lục IB và 7 loài có mặt trong phụ lục IIB của Nghị định 32 (2006).

Bảng 4.7: Danh sách các loài thú quan trọng ta ̣i Khu Bảo tồn Phu Canh

TT Tên Viê ̣t Nam

Bộ, Ho ̣, Giống, Loài Mức nguy cấp Ghi chú SĐ IUCN SĐVN NĐ 32

I Bộ Linh

trưởng Primates I.1 Họ Cu li Loricidae

1 Cu li lớ n Nycticebus coucang VU VU I H

2 Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus VU VU I H

I.2 Họ khỉ Cercopithecidae

3 Khỉ vàng Macaca mulatta LC LR nt II RH

4 Khỉ cô ̣c M. arctoides VU VU II RH

II Bộ Ăn thi ̣t Carnivora II.1 Họ Gấu Ursidae

5 Gấu ngựa Ursus thibetanus VU EN I RH

II.2 Họ Triết/Họ

Chồn Mustelidae

6 Lử ng lợn Arctonyx collaris NT H

II.3 Họ Cầy Viverridae

7 Cầy hương Viverricula indica II H

8 Cầ y giông Viverra zibetha NT VU II H

9 Cầ y gấm Prionodon pardicolor VU II H

10 Cầ y vằn bắc Chrotogale owstoni VU VU II H

II.4 Họ Mèo Felidae

11 Mèo rừng Prionailurus bengalensis I H

12 Báo lửa Captopuma temmincki NT EN I H

III Bộ guốc chẵn Artiodactyla III.1 Họ Trâu bò Bovidae

13 Sơn dương Capricornis

milneedwardsii EN

I

RH

IV Bộ Gă ̣m

TT Tên Viê ̣t Nam

Bộ, Ho ̣, Giống, Loài Mức nguy cấp Ghi chú SĐ IUCN SĐVN NĐ 32

IV.1 Họ Sóc bay Pteromyidae

14 Sóc bay

trâu/lớn Petaurista philippensis

II

H

15 Sóc bay lông

tai Belomys pearsoni NT CR H

IV.2 Họ Sóc cây Sciuridae

16 Sóc đen Ratufa bicolor NT VU PB

Tên tiếng Việt và tên Latinh theo Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh (2009).

NĐ32: Nghị định 32 của chính phủ năm 2006; SĐVN: Sách đỏ Việt Nam năm 2007; IUCN: Sách đỏ thế giới năm 2012.

+ CR: Loài ở cấp rất nguy cấp + EN: Loài ở cấp nguy cấp + VU: Loài ở cấp sẽ nguy cấp + NT: Gần bị đe dọa

+ DD: Loài thiếu dữ liệu

+ IB: Động vật rừng cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại + IIB: Động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại PB: Phổ biến

H: Hiếm RH: Rất hiếm

Kết quả cho thấy, KBTTN Phu Canh còn là nơi sống của khá nhiều loài thú quý hiếm, có giá trị bảo tồn cao. Tuy nhiên các loài thú này hiện còn số lượng rất ít. Các loài thú quý hiếm hiện chủ yếu chỉ còn tập trung ở khu vực xung quanh thác Tà Khớp và khu vực đỉnh Phu Canh. Theo thông tin phỏng vấn người dân địa phương, trong số 16 loài thú quý hiếm có mặt trong Khu bảo tồn chỉ có 01 loài có số lượng nhiều và khá phổ biến trong khu vực còn lại 15 loài hiếm bắt gặp. Các loài có giá trị kinh tế nhu Sơn dương, linh trưởng, Gấu

là những loài hiện có kích thước quần thể rất nhỏ. Dưới đây là thông tin cụ thể về một số loài thú ghi nhận được trong đợt điều tra.

Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus

Cu li nhỏ vẫn còn nhiều ở các khu vực trong và ngoài Khu bảo tồn, có thể bắt gặp trong cả vườn rừng. Gần đây người dân vẫn còn bắt được loài này. Một cá thể Culi nhỏ đã được bắt gặp tại Khu vực Tà Khớp.

Cu li lớn Nycticebus coucang

Loài Cu li lớn hiện vẫn còn trong KBT, tuy nhiên số lượng ít hơn Cu li nhỏ và chủ yếu phân bố trong các khu rừng già thuộc vùng lõi của KBT. Người dân đi rừng vẫn gặp loài này.

Khỉ vàng Macaca mulatta

Số lượng của loài này còn lại trong khu vực còn rất ít và khó bắt gặp. Theo các bộ tuần rừng thì hiện vẫn còn 1 đàn khoảng 14 cá thể. Đàn này thường kiếm ăn ở sinh cảnh rừng trên núi đá thuộc các khu Tà Khớp, Chi Ni, Đàn Phông và Núi Đạt Chừ sẹt. Theo thông tin phỏng vấn của những người thường xuyên vào rừng lấy củi và lấy măng có bắt gặp loài này ở khu vực núi Tà khớp với số lượng đàn khoảng hơn 10 cá thể. Tuy nhiên, thời gian chúng tôi điều tra không bắt gặp.

Khỉ cộc/Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides

Loài này vẫn còn trong KBT, đã được bắt gặp ở Tà Khớp, Bản Lành, Nhạp và các khu vực xung quanh đỉnh Phu Canh. Theo các thợ săn và cán bộ tuần rừng. Hiện còn khoảng 3 đàn ở khu vực quanh núi Phu Canh và 2-3 đàn ở khu vực Tà Khớp.

Lửng chó Nyctereutes procyonoides

Hiện tại số lượng loài còn tương đối nhiều trong KBTTN Phu Canh. Người dân địa rừng và cả cán bộ tuần rừng vẫn bắt gặp loài trong rừng.

Gấu ngựa Ursus thibetalus

Gấu ngựa vẫn còn được ghi nhận trong phạm vi KBT. Đa phần người dân phát hiện ra Gấu qua dấu vết để lại trên thân cây, qua chỗ Gấu ăn lá cây và

dấu vết bàn chân để lại gần chỗ tắm. Năm 2011 Gấu ngựa được phát hiện ra bẻ ngô tại nương rẫy tại xã Đồng Ruộng. Tuy nhiên, số lượng cá thể của loài còn rất ít. Theo người được phỏng vấn, hiện chỉ còn khoảng 2 cá thể, phân bố chủ yếu ở khu vực gần núi Phu Canh, thuộc địa phận xóm Nhạp xã Đồng chum. Loài này có vùng sống khá rộng nên còn có thể bắt gặp ở một số khu vực khác trong KBT.

Cầy mác/Chồn vàng Martes flavigula

Cầy mác còn nhiều ở trong và ngoài Khu bảo tồn, loài này còn xuống nhà dân bắt gà, ðặc biệt ở những nõi không nuôi chó. Cầy mác rất hôi nên không phải là đối týợng sãn bắn chính, đó là lý do tại sao số lượng Cầy mác còn nhiều.

Cầy hương Viverricula indica

Trước đây có, những năm gần đây ít thấy xuất hiện.

Cầy vòi mốc Paguma larvata

Cầy vòi mốc phân bố khắp nơi trong và ngoài Khu bảo tồn. Loài này sống chủ yếu trên cây và người dẫn vẫn nhìn thấy chúng ra ăn quả cây rừng.

Cầy vòi hương Paradoxurus hermaphroditus

Còn ở khắp trong và ngoài khu Bảo tồn, số lượng ít hơn Cầy vòi mốc.

Cầy giông Viverra zibetha

Vẫn còn, chủ yếu ở ven bản và nương rẫy, trong rừng nguyên sinh ít. Tuy nhiên loài này vẫn được ghi nhận ở nhiều nơi trong Khu bảo tồn như núi Cô Tùng, Thác Thăm Mắm, Núi Đạt Chừ Sẹt.

Cầy gấm Prionodon pardicolor

Cầy gấm vẫn còn xuất hiện trong Khu bảo tồn, tuy nhiên số lượng còn rất ít.

Cầy vằn bắc Chrotogale owstoni

Cầy vằn bắc vẫn còn xuất hiện trong Khu Bảo tồn, khi đi săn dễ bắn được vì khi bị soi đèn chúng không chạy. Loài này hay ở núi đất, phân bố ở các khu vực như phía Bắc của KBT.

Một số người được phỏng vấn mô tả Báo lửa rất chính xác. Họ cho biết Báo lửa to cỡ con chó và có màu như da bò. Đây là những đặc điểm để phân biệt Báo lửa với các loài thú ăn thịt khác. Theo một số thợ săn thì loài này vẫn còn nhưng rất hiếm trong Khu bảo tồn.

Mèo rừng Prionailurus bengalensis

Còn nhiều trong và ngoài khu Bảo tồn.

Lợn rừng Sus scrofa

Lợn rừng còn nhiều trong KBT, đặc biệt là các khu vực núi đất. Nhóm điều tra ghi nhận nhiều dấu vết đào bới kiếm ăn của Lợn rừng ở khu vực Thẩm Quyền. Xương hàm lợn rừng cũng được ghi nhận tại nhà một người dân ở thôn Thẩm Luông. Một cá thể Lợn rừng có nguồn gốc từ KBT đang được nuôi nhốt tại nhà người dân ở thôn Khèm, xã Đoàn Kết. Như vậy Lợn rừng chắc chắn có mặt tại KBT với quần thể tương đối lớn.

Hoẵng Muntiacus muntjak

Loài Hoẵng được bắt gặp nhiều trong khu vực núi đất của KBT. Nhóm điều tra ghi nhận dấu chân và tiếng kêu của Hoẵng ở khu vực Khâm muội. Một bộ sừng Hoẵng cũng đã được ghi nhận tại nhà một người dân ở thôn Thẩm Luông. Theo thông tin phỏng vấn th́ Hoẵng phân bố tại nhiều khu vực trong KBT, thậm chí ngoài biên giới KBT. Như vậy Hoẵng còn nhiều trong KBT, tuy nhiên loài này đã và đang bị săn bắn mạnh.

Sơn dương Capricornis milneedwardsii

Sơn dương vẫn xuất hiện ở Tà Khớp và Nhạp và các khu vực rừng trên núi đá khác. Số lượng Sơn dương hiện tại được ước lượng vào khoảng 2-3 cá thể.

Nhóm sóc bay Petaurista sp.

Theo người dân địa phương, trong KBT có 2 loài thú có đuôi dài, có khả năng lượn từ cây cao xuống. Căn cứ vào đặc điểm có đuôi dài, chúng tôi kết luận 2 loài này thuộc nhóm Sóc bay chứ không phải Cầy bay. Trong 2 loài này có một loài có kích thước lớn, nặng từ 2-3kg. Loài còn lại có kích thước nhỏ hơn, cỡ 1kg và dài thân khoảng 15-20 cm. Trong số các loài Sóc bay có kích

thước lớn ở Việt Nam thì chỉ có loài Sóc bay trâu hay còn gọi là Sóc bay lớn (Petaurista philippensis) có vùng phân bố bao phủ khu vực KBT. Vì vậy chúng tôi kết luận loài Sóc bay có kích thước lớn ở KBTNXL là loài Sóc bay trâu. Trong các loài Sóc bay có kích thước nhỏ đến trung bình thì chỉ có loài Sóc bay lông chân hay còn gọi là Sóc bay lông tai(Belomys pearsoni) là có vùng phân bố bao trùm khu vực KBT, do vậy chúng tôi kết luận đó là loài Sóc bay lông chân. Hai loài này số lượng khá hiếm và chỉ phân bố trong các khu vực có rừng gỗ lớn của Khu bảo tồn.

Sóc đen Ratufa bicolor

Loài này cón nhiều, cán bộ đi tuần rừng thường xuyên gặp.

Đon Atherurus macrourus

Loài này còn tương đối hiếm, tuy nhiên số lượng còn nhiều hơn Nhím, hay được gặp trong rừng sâu thuộc khu núi đá ở Tà Khớp và Nhạp. Số lượng loài này còn nhiều hơn Nhím là do chúng sống ở sinh cảnh núi đá nên khó bị bắt. Trong quá trình điều tra tuyến tại khu Cọ Phúc, chúng tôi tiếp cận được một hang Đon nơi có 8 cá thể Đon, trong đó 4 cá thể bị bắt trước thời điểm chúng tôi điều tra 3 tháng. Các cá thể Đon bị bắt đang được nuôi sinh sản tại hộ gia đình.

Nhím Hystrix brachyura

Loài nhím số lượng giảm sút mạnh trong khoảng 5 năm trở lại đây. Hầu hết người được phỏng vấn đều không gặp hoặc ít gặp loài này trong thời gian gần đây. Gần đây nhất, dấu vết ăn chuối của Nhím được phát hiện tại Hang Nu (7/2012). Như vậy Nhím đuôi ngắn vẫn còn trong KBTN Phu Canh nhưng số lượng còn rất ít. Loài này phân bố ở các khu vực núi đất của Khu bảo tồn.

Sóc bụng đỏ Callosciurus erythraeus

Trong quá trình điều tra thực địa, chúng tôi bắt gặp loài leo trèo cây ăn quả. Số lượng loài trong khu vực tương đối nhiều.

Loài này được chúng tôi bắt gặp nhiều trong đợt điều tra, Sóc chuột hải nam có kích thước nhỏ và di chuyển rất nhanh, có thể được bắt gặp ở nhiều nơi trong KBT.

Một số loài thú quý hiếm đã bị tuyệt chủng tại Khu bảo tồn

Vượn đen tuyền đông bắc Nomascus nasutus

Theo các thợ săn và người dân thì loài này đã từng tồn tại trong KBT. Loài Vượn đen rất dễ phát hiện qua tiếng kêu to vào buổi sáng và cơ thể đen tuyền, không đuôi, do vậy thông tin ghi nhận về loài này là hoàn toàn tin cậy. Tuy nhiên loài Linh trưởng quý hiếm này đã không còn được ghi nhận tại KBT kể từ năm 1992. Như vậy chúng ta có thể kết luận Vượn đen đã tuyệt chủng tại KBT.

Nai Rusa unicolor

Sừng Nai săn được cách đây khoảng 20 năm hiện vẫn được lưu giữ trong cộng động địa phương. Tuy nhiên trong nhiều năm trở lại đây không có người dân săn bắt được loài thú lớn này và dấu vết của loài thú này cũng không được phát hiện trong phạm vi KBT. Như vậy có thể kết luận loài Nai đã tuyệt chủng tại KBT thiên nhiên Phu Canh.

Tê tê Manis pentadactyla

Theo các thợ săn và người dân thì trước kia loài này rất nhiều, tuy nhiên do săn bắt nên hiện tại khả năng không còn trong khu vực. Đa số người dân đều cho biết 10 năm trở lại đây không bắt gặp và đào được Tê tê. Các dấu vết của Tê trong phạm vi KBT cũng không được phát hiện. Như vậy chúng tôi kết luận Tê tê đã từng có mặt ở KBT với kích thước quần thể lớn và hiện nay có thể đã tuyệt chủng. Tình trạng này cũng được ghi nhận tại nhiều KBT khác trong cả nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ động vật tại khu bảo tồn thiên nhiên phu canh huyện đà bắc, tỉnh hòa bình và đề xuất các biện pháp bảo tồn​ (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)