Xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ động vật tại khu bảo tồn thiên nhiên phu canh huyện đà bắc, tỉnh hòa bình và đề xuất các biện pháp bảo tồn​ (Trang 34)

Kết quả thu thập được phân tích và xử lý theo từng nội dung nghiên cứu, trong quá trình phân tích và xử lý số liệu chúng tôi có sử dụng toán thống kê và một số phần mềm như Excel, Photoshop và MapInfo.

+ Sử dụng Excel để tính toán các chỉ số đa dạng và xử lý số liệu điều tra. + Sử dụng phần mềm Mapinfo để xây dựng bản đồ.

+ Ảnh về các loài chụp được và các sinh cảnh dùng photoshop để chỉnh sửa.

Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Khu Bảo tồn thiên nhiên Phu Canh - Huyện Đà Bắc - Tỉnh Hoà Bình thuộc địa giới quản lý hành chính của 4 xã: Đồng Chum, Đồng Ruộng, Đoàn Kết và Tân Pheo, có tọa độ địa lý:

20°56'18" vĩ độ Bắc 105°1'4" kinh độ Đông.

Tổng diện tích tự nhiên của KBT là 5.644 ha, gồm 1 phân khu bảo vệ nghiêm ngặt với diện tích trên 2.400 ha, 2 phân khu phục hồi sinh thái trên 3.200 ha. Trong đó, diện tích đất có rừng là 4.213 ha chiếm 74% diện tích KBT, diện tích đất chưa có rừng là 1.337 ha, diện tích đất khác là 96 ha.

Phía Bắc giáp khoảnh 11, 14, 15 xã Đồng Chum, khoảnh 11, 14, 19 xã Tân Pheo.

Phía Nam giáp khoảnh 1 xã Yên Hoà, khoảnh 23 xã Đoàn Kết.

Phía Đông giáp với khoảnh 15, 23, xã Tân Pheo, khoảnh 1, 5, 8, 12, 16, xã Đoàn Kết.

Phía Tây giáp khoảnh 9, 12, 13, 18 xã Đồng Ruộng, khoảnh 17, 23, 31 xã Đồng Chum.

3.1.2. Địa hình, địa mạo

Khu Bảo tồn thiên nhiên Phu Canh có địa hình vùng núi cao, gồm 3 dải dông núi chính và các dải dông núi phụ. Điểm có độ cao tuyệt đối cao nhất là đỉnh Phu Canh 1349m, độ cao thấp nhất là 250m, độ cao trung bình là 900m so với mặt nước biển. Độ dốc bình quân ≈ 29˚, chiều dài sườn dốc 1000 - 2000m, hiểm trở, đi lại khó khăn ảnh hưởng đến việc quản lý cũng như thống kê kiểm

soát tài nguyên rừng nói chung và tài nguyên động vật rừng nói riêng ở khu vực này.

3.1.3. Điều kiện khí hậu thuỷ văn

3.1.3.1. Khí hậu

Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh có khí hậu chung của tỉnh Hoà Bình, có hai mùa rõ rệt trong một năm.

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa bình quân 1800mm chiếm 80% lượng mưa cả năm.

- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa bình quân 130mm chiếm 20% lượng mưa cả năm.

Số ngày mưa trong năm từ 110 - 130 ngày. Độ ẩm không khí bình quân 80% cao nhất 90%, thấp nhất 74%. Nhiệt độ không khí bình quân 20˚C, cao nhất 28˚C, thấp nhất 12˚C cá biệt có ngày xuống tới 5˚C. Số giờ nắng 1600- 1670h/năm. Mùa hè chủ yếu gió Đông và gió Tây Nam, mùa đông có gió Bắc và Đông Bắc thổi thành từng đợt từ 6-10 ngày.

3.1.3.2. Thuỷ văn

Khu Bảo tồn thiên nhiên Phu Canh có 2 suối lớn: nhánh suối Nhạp và suối cửa Chum.

- Suối Nhạp bắt nguồn từ xã Mường Chiềng chảy qua xã Đồng Chum, hợp với suối Nhạp tại khu vực xóm Nhạp xã Đồng Ruộng, đổ ra sông Đà.

- Suối Chum bắt nguồn từ xã Mường Chiềng chảy qua xã Đồng Chum, hợp với suối Nhạp tại khu vực xóm Nhạp xã Đồng Ruộng, đổ ra sông Đà.

Ngoài ra còn có suối Cửa Chông bắt nguồn từ đỉnh núi Phu Canh xã Đoàn Kết chảy ra hồ Sông Đà.

Vì là vùng núi cao, diện tích đất rừng còn nhiều, độ che phủ của rừng lớn (51,5%) nên khí hậu trong khu bảo tồn luôn ẩm ướt, đã có tác dụng thúc đẩy

quá trình phong hoá đá, đất mạnh, đất tốt, thực vật rừng sinh trưởng và phát triển nhanh, tổ thành loài cây phong phú đa dạng đã tạo điều điện cho khu vực có sự đa dạng về sinh học, sự phong phú của các loài động thực vật.

3.2. Điêu kiện dân sinh, kinh tế xã hội

3.2.1. Dân số và lao động

3.2.1.1. Dân số và dân tộc

Khu bảo tồn và vùng đệm của KBT có 12 thôn, bản với tổng 2.5027 hộ gia đình và 11.763 nhân khẩu. Hiện nay chưa có chủ trương để chuyển các thôn bản ra khỏi KBT. Những người dân sinh sống bên trong và dọc ranh giới KBT luôn tạo ra các mối đe dọa trực tiếp đối với tài nguyên rừng, thể hiện bằng việc làm nhà ở và sống định cư, trồng cây lấy gỗ, cây ngắn ngày, cây lâu năm và các cây lâm sản ngoài gỗ khác, điều này thường dẫn đến việc xâm lấn đất rừng thuộc phạm vi KBT.

Trong khu vực có ba dân tộc chính: dân tộc Tày có 10.194 người chiếm 86,7% dân số toàn KBT, dân tộc Mường có 735 người chiếm 6,2% dân số, dân tộc Dao có 642 người chiếm 5,5% dân số. Ngoài ra, còn một số ít dân tộc Kinh với 192 người chiếm 1,6% dân số.

3.2.1.2. Lao động

Tổng số lực lượng lao động là 5.529 người chiếm 47% tổng dân số. Trong đó, lao động nông nghiệp là 5197 người chiếm 94% tổng số lao động, lao động phi nông nghiệp: 332 người chiếm 6% tổng số lao động. Tỷ lệ tăng dân số là 1,3%/năm.

3.2.2. Tình hình sản xuất và đời sống

Sản xuất nông nghiệp: Là hoạt động sản xuất chính, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu của các hộ nông dân. Trong sản xuất nông nghiệp trọng tâm là trồng trọt và chăn nuôi gia súc gia cầm.

- Trồng trọt

Cây trồng chủ yếu là cây ngô, lúa nước và cây màu các loại. Tổng diện tích đất trồng lúa của 4 xã là 215ha, năng suất lúa bình quân 165kg/người/năm. - Chăn nuôi: Tổng số đàn trâu, bò có 3.502 con, đàn lợn có 4.253 con, đàn gia cầm có 25.450 con.

- Sản xuất lâm nghiệp

Bằng nguồn vốn 661, thực hiện từ năm 1999 đến 2007, Ban quản lý dự án tổ chức hợp đồng với nhân dân 4 xã đầu tư bảo vệ 2464,9 ha rừng tự nhiên ,86,4 ha rừng trồng. Trồng mới 76,7 ha rừng, chăm sóc 238,9 ha rừng trồng, khoanh nuôi tái sinh tái sinh tác động mức độ cao 54,4 ha. Tuyên truyền vận động người dân địa phương bảo vệ và giữ được 3912,9 ha rừng tự nhiên hiện có.

- Các ngành nghề khác chậm phát triển

Do người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp họ vẫn c̣n các phong tục tập quán lạc hậu như: đốt nương làm rẫy, săn bắn các loài thú trong rừng, đốt ong, chăn thả gia súc và nạn chặt phá rừng bừa bãi, đã làm cho môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có tác động mạnh mẽ tới môi trường sống của các loài côn trùng khiến chúng bị suy giảm mạnh về số lượng và một số loài đang trong nguy cơ bị xóa sổ.

3.2.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng

3.2.3.1. Giao thông

4 xã trong vùng dự án đều có đường giao thông đến trung tâm với tổng chiều dài 57km gồm có 3 tuyến chính như sau:

- Tuyến đường trục từ Tân Pheo đi xã Đồng Chum dài 27km, đã có xe ôtô chở khách chạy trên tuyến đường này.

3.2.3.2. Thuỷ lợi

Có 3 đập ngăn nước, 5046 mét mương dẫn nước tưới cho 215 ha ruộng nước.

3.2.3.3. Điện, nước sinh hoạt

Hầu hết các xã đã có điện lưới đến trung tâm xã và các xóm bản tập trung dân cư sinh sống. Tổng số có 5 trạm biến áp; 25,9km đường dây hạ thế, 1751 hộ được dùng điện lưới, chiếm 70% tổng số hộ của cả khu vực.

Nước sinh hoạt: hiện có 51 bể, 2002 giếng, 304 km đường ống dẫn nước, đảm bảo trên 97% số hộ được dùng nước hợp vệ sinh.

Các công trình cơ sở hạ tầng khác: Trường học, trạm y tế xã, Uỷ ban nhân dân xã đã được xây dựng đáp ứng yêu cầu học tập, khám chữa bệnh cho người dân.

3.2.4. Nhận định về tình hình dân sinh, kinh tế xã hội

Nhìn chung đời sống của nhân dân 4 xã trong vùng dự án ngày càng được nâng lên so với trước đây, tỷ lệ hộ nghèo giảm do được dự án giảm nghèo (WB), dự án các xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135, dự án rừng phòng hộ Sông Đà, dự án ổn định dân cư phát triển kinh tế xã hội đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng cần thiết để phát triển sản xuất, hỗ trợ giống, vốn cho các hộ nghèo, chuyển giao kỹ thuật đưa giống mới vào trồng trọt, chăn nuôi, do đó kinh tế hộ gia đình ngày càng ổn định và nâng cao.

Với hệ thống giao thông thuận tiện, thông tin đại chúng phát triển, do đó trình độ dân trí ngày một nâng cao, những hủ tục mê tín dị đoan được xoá bỏ, bản sắc văn hoá dân tộc được giữ gìn.

Hình 3.1: Bản đồ ranh giới KBTTN Phu Canh

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thành phần loài khu hệ động vật tại KBTTN Phu Canh

Kết quả điều tra từ các nguồn thông tin khác nhau đã ghi nhận sự có mặt của 27 loài thú, 58 loài chim, 22 loài bò sát 14 loài lưỡng cư tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh. Đặc biệt, đề tài đã bổ xung thêm 4 loài thú, 37 loài chim và 29 loài lưỡng cư và bò sát vào danh lục khu hệ động vật của KBT.

4.1.1. Khu hệ thú

Hai mươi bảy loài thú được ghi nhận trong cuộc điều tra thuộc 4 bộ và 14 họ (chi tiết trong bảng 4.1). Trong đó có 4 loài được quan sát: Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus), Cầy móc cua (Herpestes urva), Sóc bụng đỏ

(Callosciurus erythraeus) và Sóc chuột hải nam (Tamiops maritimus); 02 loài được ghi nhận qua mẫu vật: Lợn rừng (nanh lợn còn lưu giữ trong dân và một cá thể đang được nuôi nhốt) và Đon (được người dân bẫy bắt và nuôi nhốt); 3 loài ghi nhận thông qua dẫu vết ăn quả cây, dấu chân và 18 loài được ghi nhận thông qua phỏng vấn nhiều người dân với kết quả tương đồng, đáng tin cậy.

Bảng 4.1: Danh sách các loài thú ghi nhâ ̣n ta ̣i KBTTN Phu Canh

TT Tên Viê ̣t Nam Bộ, Ho ̣, Giống, Loài Nguồn thông

tin Ghi chú I Bộ Linh trưởng Primates

I.1 Họ Cu li Loricidae

1 Cu li lớ n Nycticebus coucang PV H

2 Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus QS H

I.2 Họ khỉ Cercopithecidae

3 Khỉ vàng Macaca mulatta PV RH

4 Khỉ cô ̣c M. arctoides PV RH

II Bộ Ăn thi ̣t Carnivora II.1 Họ Chó Canidae

TT Tên Viê ̣t Nam Bộ, Ho ̣, Giống, Loài Nguồn thông

tin Ghi chú

5 Lử ng chó Nyctereutes procyonoides PV PB

II.2 Họ Gấu Ursidae

6 Gấu ngựa Ursus thibetanus PV RH

II.3 Họ Triết/Họ Chồn Mustelidae

7 Lử ng lơ ̣n Arctonyx collaris DV H

8 Cầy mác/Chồn vàng Martes flavigula PV PB

II.4 Họ Cầy Viverridae

9 Cầy hương Viverricula indica DV H

10 Vòi mốc Paguma larvata PV PB

11 Vòi hương Paradoxurus hermaphroditus PV H

12 Cầy giông Viverra zibetha PV H

13 Cầy gấm Prionodon pardicolor PV H

14 Cầy vằ n bắ c Chrotogale owstoni PV H

II.5 Họ Cầy lỏn Herpestidae

15 Cầy móc cua Herpestes urva PV, QS PB

II.6 Họ Mèo Felidae

16 Mèo rừng Prionailurus bengalensis PV H

17 Báo lửa Captopuma temmincki PV H

III Bộ guốc chẵn Artiodactyla III.1 Họ Lơ ̣n Suidae

18 Lợn rừng Sus scrofa MV, DV PB

III.2 Họ Hươu nai Cervidae

19 Hoẵng Muntiacus muntjak PV, MV H

III.3 Họ Trâu bò Bovidae

20 Sơn dương Capricornis milneedwardsii PV RH

IV Bộ Gă ̣m nhấm Rodentia IV.1 Họ Sóc bay Pteromyidae

TT Tên Viê ̣t Nam Bộ, Ho ̣, Giống, Loài Nguồn thông

tin Ghi chú

22 Sóc bay lông tai Belomys pearsoni PV H

IV.2 Họ Sóc cây Sciuridae

23 Sóc đen Ratufa bicolor PV PB

24 Sóc bụng đỏ Callosciurus erythraeus QS PB

25 Sóc chuô ̣t hải nam Tamiops maritimus QS PB

IV.3 Họ Nhím Hytricidae

26 Đon Atherurus macrourus PV, MV H

27 Nhím đuôi ngắn Hystrix brachyura PV RH

Tên tiếng Việt và tên Latinh theo Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh (2009).

NĐ32: Nghị định 32 của chính phủ năm 2006; SĐVN: Sách đỏ Việt Nam năm 2007; IUCN: Sách đỏ thế giới năm 2012.

QS: Phát hiện trong khi điều tra ngoài thực địa. DV: Ghi nhận qua dấu vết để lại ngoài thực địa. PV: Ghi nhận qua phỏng vấn.

MV: Ghi nhận qua mẫu vật thu được. PB: Phổ biến

H: Hiếm RH: Rất hiếm

Kết quả điều tra ghi nhận các loài thú qua nguồn thông tin phỏng vấn là chủ yếu. Mặc dù nỗ lực điều tra nhưng cơ hội chúng tôi quan sát thấy thú đang sinh sống trong KBT không cao. Điều này được lý giải do số lượng thú đang sinh sống trong khu vực không nhiều, khả năng di chuyển nhanh của các loài thú nhỏ ẩn mình trong cây bụi, hốc cây đã gây khó khăn cho người điều tra. Trong bảng 4.1 cũng cho thấy, trong 27 loài thú được ghi nhận có đến 5 loài theo người dân địa phương rất hiếm gặp, 14 loài hiếm bắt gặp trong KBT và chỉ có 8 loài phổ biến trong KBT. Các loài phổ biến trong KBT chủ yếu là các loài thú nhỏ như các loài trong họ Sóc cây (Sciuridae) và một số loài cầy như:

Cầy móc cua - Herpestes urva, Cầy vòi mốc - Paguma larvata, Cầy vàng -

Martes flavigula, Lửng chó - Nyctereutes procyonoides và Lợn rừng - Sus scrofa.

Trong 4 bộ thú tại KBTTN Phu Canh, Bộ ăn thịt (Carnivora) có nhiều họ và loài nhất (6 họ chiếm 42,9% tổng số họ thú trong KBT với 13 loài chiếm 48,1% tổng số loài thú hiện có mặt trong KBTTN Phu Canh). Bộ Linh trưởng có ít họ nhất (2 họ chiếm 14,3% tổng số họ trong KBT) (xem chi tiết trong bảng 4.2).

Bảng 4.2: Tổng hợp số bộ, họ, loài thú tại KBTTN Phu Canh TT

Bộ

Tên Việt Nam Tên khoa học Số họ Tỉ lệ % Số loài

Tỉ lệ %

1 Bộ Linh trưởng Primates 2 14,3 4 14,8 2 Bộ Ăn thi ̣t Carnivora 6 42,9 13 48,1 3 Bộ guố c chẵn Artiodactyla 3 21,4 3 11,1 4 Bộ Gă ̣m nhấm Rodentia 3 21,4 7 25,9

Trong tổng số 14 họ thú hiện có mặt tại KBTTN Phu Canh, họ Cầy (Viverridae) có nhiều loài nhất với 6 loài (chiếm 22,2% số loài thú hiện có trong KBT). Điều này có thể lý giải là do KBTTN Phu Canh có nhiều sinh cảnh sống và nguồn thức ăn phù hợp các loài thú này.

4.1.2. Khu hệ chim

Có 58 loài chim được ghi nhận tại KBTTN Phu Canh trong đợt điều tra thuộc 23 họ và 6 bộ (xem chi tiết trong bảng 4.3). Các loài chim tại khu vực còn khá phổ biến, có thể dễ dàng bắt gặp khi đi trong rừng.

Bảng 4.3: Danh lục các loài chim ghi nhận tại KBTTN Phu Canh

TT Tên Viê ̣t Nam Bộ, Ho ̣, Giống, Loài Nguồn

thông tin Ghi chú

I. Bộ Ha ̣c Coconiiformes

1. Họ Diê ̣c Ardeidae

1 Cò ngàng nhỏ Egretta garzetta QS PB

2 Cò bơ ̣ Ardeola bacchus QS PB

II. Bộ Gà Galliformes

2. Họ Tri ̃ Phasianidae

3 Gà rừng Gallus gallus NG, PV PB

4 Gà lôi trắng Lophura nycthemera QS, PV RH

5 Gà tiền mă ̣t vàng Polyplectron bicalcaratum NG, PV RH

III. Bộ Cu cu Cuculiformes

3. Họ cu cu Cuculidae

6 Bìm bịp lớn Centropus sinensis NG PB

7 Phướn Phaenicophaeus tritis QS PB

IV. Bộ Nuốc Trogoniformes

4. Họ Nuốc Trogonidae

8 Nuố c bụng đỏ Harpactes erythrocephalus QS PB

V. Bộ Gõ kiến Piciformes

5. Họ Cu rốc Capitonidae

9 Cu rố c đầu xám Megalaima faiostricta NG PB

10 Thầy chù a đít đỏ Megalaima lagrandieri NG PB

11 Thầy chùa lớn Megalaima faiostricta NG PB

6. Họ Gõ Kiến Picidae

12 Gõ kiến lùn mày trắng Sasia ochracea QS PB

13 Gõ kiến nâu Celeus brachyurus QS PB

14 Gõ kiến nhỏ đầu xám Dendrocopos canicapillus QS PB

15 Gõ kiến vàng lớn Chrysocolaptes lucidus QS PB

TT Tên Viê ̣t Nam Bộ, Ho ̣, Giống, Loài Nguồn

thông tin Ghi chú

7. Họ Mỏ rô ̣ng Eurylaimidae

16 Mỏ rộng xanh Psarisomus dalhousiae QS PB

17 Mỏ rộng hung Serilophus lunatus QS PB

8. Họ Phường chèo Campephagidae

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ động vật tại khu bảo tồn thiên nhiên phu canh huyện đà bắc, tỉnh hòa bình và đề xuất các biện pháp bảo tồn​ (Trang 34)