Các hoạt động làm phá hủy sinh cảnh trong khu vực như khai thác gỗ, củi, lâm đặc sản trái phép, canh tác nương rẫy, canh tác hoa màu, cây nông nghiệp đang làm mất đi sinh cảnh sống của nhiều loài động vật. Mất sinh cảnh sống, các loài động vật trong khu vực phải di chuyển lên vùng xa hơn, tập trung trong một khu vực ít tác động là cơ hội cho các thợ săn bẫy bắn.
4.3.2.1. Khai thác gỗ
Kết quả điều tra trên tuyến, chúng tôi ghi nhận nhiều tụ điểm khai thác gỗ của người dân, nhiều tụ điểm tập kết gỗ trong vùng lõi của KBT đã làm ảnh hưởng lớn đến đa dạng sinh học của khu vực. Các khu vực như Thác Tà Khớp được người dân thấy có khỉ xuất hiện nhưng đang bị tàn phá mạnh chúng đã bỏ đi khu vực khác (hình 4.2).
Hình 4.2: Điểm khai thác gỗ tại đồi Chi Ni
4.3.2.2. Phá rừng làm nương rẫy
Trong KBT chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, tập quán canh tác còn nhiều lạc hậu, nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào rừng nên việc phá rừng làm nương rẫy là điều không thể tránh khỏi. Diện tích rừng thu hẹp ảnh hưởng đến sinh cảnh sống của khu hệ động vật trong KBT.
4.3.2.3. Cháy rừng
Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tại KBT rất rễ xảy ra cháy rừng. Nguyên nhân là do người dân đem lửa vào rừng đốt nương làm rẫy, bắt Ong và thú rừng. Cháy rừng đôi khi do một số nguyên nhân từ vùng trồng trọt ven rừng.
Hình 4.4. Đốt rừng làm nương rẫy
4.3.2.4. Chăn thả gia súc
Đồng bào dân tộc thiểu số trong KBT có tập quán thả rông gia súc, hoạt động này diễn ra chủ yếu ở vùng đệm và gây ảnh hưởng đến các loài động vật hoang dã. Tuy nhiên, ảnh hưởng này không đáng kể.