Điều tra thực địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ động vật tại khu bảo tồn thiên nhiên phu canh huyện đà bắc, tỉnh hòa bình và đề xuất các biện pháp bảo tồn​ (Trang 26 - 32)

Để thu thập thông tin về các loài động vật hoang dã trong KBT, nhiều phương pháp khác nhau tương ứng với từng nhóm đối tượng đã được sử dụng, cụ thể như sau:

2.4.2.1. Điều tra thú

Tuyến điều tra được sử dụng để điều tra sự có mặt của các loài thú tại khu vực điều tra. Tuyến điều tra được thiết kế đi qua các dạng địa hình, sinh cảnh, đai cao có trong khu vực. Điểm xuất phát của tuyến điều tra trong từng khu vực thường bắt đầu từ các điểm khảo sát (nơi cắm trại). Các điểm khảo sát được phân bố rộng khắp Khu bảo tồn, trong đó các khu vực rừng còn tốt, dọc theo khe suối và các đỉnh núi cao được ưu tiên điều tra. Tại mỗi điểm khảo sát lập 3-4 tuyến chính dài 4-5km và một số tuyến phụ. Thời gian điều tra được tiến hành cả ngày bắt đầu từ 5h30 và kết thúc lúc 17h30. Ngoài ra, với các loài thú ăn đêm, các đợt điều tra bổ xung vào buổi tối cũng được tiến hành.

Trong quá trình điều tra trên tuyến, các nhóm điều tra di chuyển với tốc độ 1,5-2,5km/h và cứ 30 phút dừng lại quan sát tại các điểm thoáng hoặc trên đỉnh giông khoảng 30 phút. Các địa điểm như vũng nước, điểm muối và dọc theo bờ suối nơi thú thường hay lui tới cũng được chúng tôi sử dụng để quan sát dấu chân thú.

Vị trí các tuyến điểm khảo sát, tuyến điều tra và điểm phát hiện các loài được xác định ngoài thực địa và trên bản đồ bằng máy định vị toàn cầu (GPS). Trong quá trình điều tra, Thông tin về sự có mặt của loài được ghi nhận thông qua cả dấu hiệu trực tiếp và gián tiếp. Dấu hiệu trực tiếp trong điều tra này đó là loài được quan sát trực tiếp ngoài thực địa. Các dấu hiệu gián tiếp bao gồm: Vết ăn, vết cào, vết chà sát, sừng, lông, phân, dấu chân, tiếng kêu...Các thông tin ghi nhận trong quá trình điều tra được ghi vào các biểu điều tra thiết kế sẵn (biểu 2.1) và sổ tay ngoại nghiệp.

Bảng 2.1: Điều tra thú theo tuyến

Người điều tra:………..Ngày điều tra:……… Thời tiết:………..Địa điểm điều tra:... Tuyến điều tra:……….Chiều dài tuyến:……….

Dạng sinh cảnh:………..

Thời gian Loài Số lượng Dấu hiệu Hoạt động Ghi chú

2.4.2.1.2. Tài liệu sử dụng trong phân loại và đánh giá

Xác định các loài thú tại thực địa bằng sách hướng dẫn nhận biết có hình vẽ màu của Francis (2001; 2008) và Nadler và Nguyễn Xuân Đặng (2008) [23].

Các loài quý hiếm được đánh giá dựa trên 3 nguồn thông tin Danh lục đỏ IUCN (2012) [15], Sách đỏ Việt Nam (2007) [1], Nghị định 32/2006-CP [2].

Tên phổ thông, tên khoa học và phân bố theo Đặng Huy Huỳnh và cộng sự (2007) [13], Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh (2009) [6], Groves (2001; 2004). Những tài liệu tham khảo khác được trình bày trong mục tài liệu tham khảo.

2.4.2.2. Điều tra chim

2.4.2.2.1. Quan sát thực địa

Quan sát trực tiếp trên các tuyến, điểm điều tra là phương pháp chính được sử dụng. Các tuyến điều tra đi qua các dạng địa hình, sinh cảnh, đai cao có trong khu vực. Các tuyến nghiên cứu, điểm khảo sát và điểm phát hiện các loài được xác định ngoài thực địa và trên bản đồ bằng máy định vị toàn cầu GPS. Trong quá trình điều tra, tại mỗi điểm khảo sát lập 3-4 tuyến chính dài 4- 5km và một số tuyến phụ. Thời gian điều tra được tiến hành cả ngày bắt đầu từ 5h30 đến 10h00 và và từ 3h00 đến 17h30. Hai thời điểm chính sáng sớm và chiều tối được tập trung điều tra vì đây là thời điểm chim hoạt động mạnh. Các loài chim ghi nhận được ghi vào bảng 2.2.

Bảng 2.2: Biểu điều tra chim theo tuyến

Thời tiết:………..Địa điểm điều tra:... Tuyến điều tra:……….Chiều dài tuyến:………. Thời gian bắt đầu:………..Thời gian kết thúc:………... Dạng sinh cảnh:………..

Thời gian Loài Số lượng Khoảng cách quan sát

Đặc điểm chính Ghi chú

2.4.2.2.2. Bẫy chim bằng lưới mờ

Sử dụng lưới mờ bẫy chim là phương pháp có nhiều ưu điểm, đặc biệt với các loài chim sống ở tầng thấp và khó quan sát. Sáu lưới mờ được sử dụng để điều tra một số loài chim tại KBT. Trong đó, có 5 lưới mờ kích thước 9x3 m và 1 lưới mờ kích thước 12 x 3m. Vị trí giăng lưới mờ thường ở chỗ có sự biến động về ánh sát để tránh sự phát hiện của chim. Thời điểm giăng lưới là lúc sáng sớm. Lưới được kiểm tra 30 phút một lần. Những cá thế chim dính lưới được gỡ ra cẩn thận nhằm tránh gây tổn thương hoặc làm chim chết, sau đó được định loại, chụp hình và thả lại tại nơi dính lưới. Các thông tin ghi nhận được điền vào mẫu bảng 2.3.

Bảng 2.3: Kết quả điều tra chim bằng lưới mờ

Người điều tra:………..Ngày điều tra:……… Thời tiết:………..Địa điểm điều tra:... Lưới số:………Dạng sinh cảnh:………. Thời gian bắt đầu:………..Thời gian kết thúc:………...

2.4.2.2.3. Điều tra qua tiếng hót

Ngoài quan sát trực tiếp, phương pháp xác định loài thông qua giọng hót cũng được áp dụng trong điều tra này. Nhiều loài chim thường có giọng hót hoặc phát ra những tiếng kêu rất đặc trưng cho loài và đó là cơ sở quan trọng giúp chúng ta nhận biết chúng. Đối với những loài dễ dàng nhận biết qua giọng hót, chúng tôi xác định tên loài ngay ngoài thực địa. Đối với những loài khó phân biệt qua giọng hót, chúng tôi sử dụng máy ghi âm ghi lại tiếng hót của chim để so sánh, xác định loài và dẫn dụ các loài chim đến gần để quan sát. Kết quả điều tra ghi vào mẫu biểu 2.2.

2.4.2.2.4. Tài liệu sử dụng trong phân loại và đánh giá

Các loài chim được nhận dạng ngoài thực địa bằng sách hướng dẫn nhận biết chim có hình vẽ màu của Robson (2000) và Nguyễn Cử et al. (2000) [3]. Tên phổ thông và tên khoa học theo Võ Quý và Nguyễn Cử (1995) [24].

Để đánh giá các loài quý hiếm, chúng tôi dựa vào 3 nguồn thông tin đó là Danh lục đỏ IUCN (2012), Sách đỏ Việt Nam (2007), Nghị định 32/2006- CP. Ngoài ra, những loài hiện đang là đối tượng khai thác mạnh cũng được coi là các loài quan trọng, cần bảo tồn.

2.4.2.3. Điều tra bò sát và lưỡng cư

2.4.2.3.1. Điều tra theo tuyến

Các tuyến lập có chiều dài từ 3-5km, đi qua các dạng sinh cảnh khác nhau, bám theo hệ thống các khe suối, đường mòn và các vũng nước trong rừng. Việc phân chia các dạng sinh cảnh dựa trên cơ sở tìm hiểu tài liệu có liên quan đến Khu BTTN Phu Canh, bản đồ địa hình và hiện trạng của khu vực nghiên cứu. Kết quả điều tra ghi vào mẫu bảng 2.4.

Bảng 2.4. Điều tra bò sát, ếch nhái theo tuyến

Người điều tra………Ngày điều tra……… Tuyến điều tra số………..Lần điều tra……… Điểm xuất phát……….điểm kết thúc………. Độ dài tuyến điều tra………….thời tiết……….nhiệt độ………

Stt Thời gian Tên loài Số lượng Sinh cảnh Ghi chú

2.4.2.3.2. Phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu bò sát, ếch nhái

Phương pháp thu mẫu

Tuỳ theo từng loài và dạng địa hình, đề tài sử dụng hai biện pháp thu mẫu chính: Bắt bằng tay và bằng vợt. Vợt có cán dài 1m, miệng vợt có hình tròn đường kính 25cm và mắt lưới cỡ 0,5 x 0,5cm. Khi quan sát thấy đối tượng, dùng vợt chụp lại và quay miệng vợt 900 tránh ếch nhái thoát ra ngoài. Do các vị trí thu mẫu thường không bằng phẳng nên việc bắt mẫu chủ yếu bằng tay.

Mẫu ếch nhái thu được, đựng trong túi nilon, miệng túi có đường kính 20cm và độ sâu 40cm. Những mẫu có đặc điểm giống nhau được đựng chung vào một túi. Khi trở về nơi cắm trại, các mẫu vật được phân loại sơ bộ, chỉ giữ lại 2-3 mẫu cùng loại, số mẫu còn lại được thả lại tự nhiên.

Xử lý mẫu ngoài thực địa

Mẫu được xử lý theo phương pháp của Phạm Nhật và cộng sự (2003), các bước sau:

Bước 1: Gây mê mẫu vật bằng cách cho mẫu vào hộp nhựa rồi phun foocmon 8- 10% lên cơ thể làm con vật mê và mất phản xạ nhảy. Để mẫu trong tư thế tự nhiên, chụp ảnh.

Bước 2: Tiêm cồn 900 vào bụng và các cơ chi (đối với những mẫu có kích thước lớn) để định hình nội quan và các cơ, tránh cho mẫu vật không bị thối rữa.

Bước 3: Cố định mẫu bằng cách đặt mẫu lên gối bông mỏng có kích thước 45x45cm, xắp xếp mẫu ở tư thế tự nhiên, các ngón chân và tay được căng ra. Sau đó phun cồn 900 lên các khớp tay, chân và màng da nối các ngón chân tay và trên toàn cơ thể rồi phủ khăn bông lên số mẫu đã được định hình và giữ mẫu ở tư thế như vậy trong khoảng thời gian 1 giờ.

Bước 4: Gắn etiket cho mỗi mẫu. Sau đó chuyển các mẫu đã được cố định ngâm vào cồn 700 trong túi nilông, những mẫu nhỏ được để riêng vào trong những lọ nhựa và xếp trong xô nhựa có nắp.

2.4.2.3.3. Tài liệu sử dụng trong phân loại và đánh giá

Phân loại ếch nhái theo hệ thống phân loại của Frost (2009), bò sát theo Uetz et al. (2005) và Khóa định loại ếch nhái Việt Nam của Đào Văn Tiến (1977) và Danh lục bò sát, ếch nhái Việt Nam của Nguyễn Văn Sáng et al. (2009). Tên Việt Nam của các loài theo Nguyễn Văn Sáng et al. (2005).

Để đánh giá các loài quý hiếm, chúng tôi dựa vào 3 nguồn thông tin đó là: Danh lục đỏ IUCN (2012), Sách đỏ Việt Nam (2007), Nghị định 32/2006-CP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ động vật tại khu bảo tồn thiên nhiên phu canh huyện đà bắc, tỉnh hòa bình và đề xuất các biện pháp bảo tồn​ (Trang 26 - 32)