Các loài chim quý hiếm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ động vật tại khu bảo tồn thiên nhiên phu canh huyện đà bắc, tỉnh hòa bình và đề xuất các biện pháp bảo tồn​ (Trang 60 - 63)

Trong số 58 loài chim ghi nhận trong đợt điều tra chỉ có 7 loài đang bị khai thác mạnh hoặc bị đe dọa tuyệt chủng ở Việt Nam và trên thế giới ở mức độ thấp (bảng 4.8).

Bảng 4.8: Danh sách các loài chim quan trọng tại KBTTN Phu Canh

TT Tên Việt Nam Bộ, Ho ̣, Giống, Loài

Mức nguy cấp

Ghi chú

IUCN SĐVN NĐ 32

I. Bộ Gà Galliformes

1. Họ Trĩ Phasianidae

1 Gà lôi trắng Lophura nycthemera I RH

2 Gà tiền mă ̣t vàng Polyplectron bicalcaratum VU I RH

II. Bộ Sẻ Passeriformes

2. Họ Chích chòe Turnidae

3 Chích chòe lửa Copsychus malabaricus PB

3. Họ Khướu Timaliidae

4 Họa mi Garrulax canorus PB

5 Khướu ba ̣c má Garrulax chinensis PB

6 Khướu đầu trắng Garrulax leucolophus PB

4. Họ Sáo Sturnidae

7 Yểng Gracula religiosa H

Tên tiếng Việt và tên Latinh theo Nguyễn Cử et al. (2005).

NĐ32: Nghị định 32 của chính phủ năm 2006; SĐVN: Sách đỏ Việt Nam năm 2007; IUCN: Sách đỏ thế giới năm 2012.

+ CR: Loài ở cấp rất nguy cấp + EN: Loài ở cấp nguy cấp + VU: Loài ở cấp sẽ nguy cấp + NT: Gần bị đe dọa

+ DD: Loài thiếu dữ liệu

+ IB: Động vật rừng cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại + IIB: Động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại PB: Phổ biến

Mặc dù số lượng các loài chim có trong khu vực tương đối lớn nhưng chủ yếu là các loài phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Dưới đây là thông tin một số loài chim quý hiếm ghi nhận trong đợt điều tra.

Gà lôi trắng Lophura nycthemera

Gà lôi trắng còn lại rất ít và hiếm gặp trong KBTTN Phu Canh. Một đàn 3 cá thể đã được phát hiện trong quá trình điều tra tại khu vực Tà Khớp. Dấu hiệu còn lại của loài thông qua mẫu vật lông gà còn giữ lại trong một hộ dân tại xóm Khèm xã Đoàn Kết. Thông qua phỏng vấn người dân địa phương, hiện nay loài này khá hiếm trong KBT.

Gà tiền mặt vàng Polyplectron bicalcaratum

Tiếng kêu của Gà tiền mặt vàng đã được ghi nhận trong quá trình điều tra tại khu vực Thẩm Quyền. Các thông tin mô tả của người dân địa phương được đối chiếu với hình ảnh hình thái của loài đã khẳng định sự có mặt của Gà tiền mặt vàng trong khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên, số lượng của loài này còn lại rất ít và rất khó bắt gặp trong KBT.

Một số loài chim đang bị săn bắt làm cảnh

Trong quá trình điều tra trên tuyến, một số loài chim đẹp hoặc có tiếng hót hay như Khướu đầu trắng, Khướu bạc má đã được ghi nhận. Các loài chim này còn khá nhiều trong KBT. Tuy nhiên, các loài chim quý hiếm hơn như Yểng hiện rất hiếm.

Một số loài chim quý hiếm đã bị tuyệt chủng tại Khu bảo tồn Các loài thuộc họ Hồng Hoàng (Bucerotidae)

Dựa vào vùng phân bố của các loài trong họ Hồng hoàng (Robson, 2005), ở miền Bắc trong nhóm chim lớn và sống trên tán cây cao thuộc họ này chỉ có thể có 3 loài là Hồng hoàng (Buceros birconis), Cao cát bụng trắng (Anthracoceros albirostris) và Niệc nâu (Anorrhinus tickelii). Đây cũng là 3 loài đã được ghi nhận tại một số VQG khác ở miền Bắc (Phạm Nhật et al., 2004). Nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn tình trạng của cả 3 loài này. Theo thông tin phỏng vấn thì có loài Hồng Hoàng và Cao cát bụng trắng khẳng định đã

từng sinh sống trong KBT thiên nhiên Phu Canh. Mỏ của loài Cao cát bụng trắng đã được ghi nhận tại nhà người dân thôn Thẩm Luông, xã Đoàn Kết. Tuy nhiên trong những năm gần đây các loài chim này không còn được ghi nhận tại KBT. Sự tuyệt chủng cục bộ của các loài chim này có thể do nguyên nhân săn bắn vì đây là những loài chim lớn dễ được phát hiện và có giá trị về mặt thực phẩm. Ngoài ra, sinh cảnh sống ưa thích của các loài chim này là rừng giàu với nhiều loài cây gỗ lớn có hốc to để làm tổ. Dạng sinh cảnh này hiện còn rất ít trong phạm vi KBT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ động vật tại khu bảo tồn thiên nhiên phu canh huyện đà bắc, tỉnh hòa bình và đề xuất các biện pháp bảo tồn​ (Trang 60 - 63)