Các loài bò sát và ếch nhái quý hiếm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ động vật tại khu bảo tồn thiên nhiên phu canh huyện đà bắc, tỉnh hòa bình và đề xuất các biện pháp bảo tồn​ (Trang 63 - 67)

Trong số 36 loài bò sát và ếch nhái ghi nhận trong đợt điều tra có 10 loài đang bị đe dọa ở các mức độ khác nhau. Cụ thể, có 8 loài thuộc Sách đỏ Việt Nam (2007) với 01 loài ở mức cực kỳ nguy cấp (CR): Rắn hổ mang chúa

Ophiophagus hannah, 5 loài ở mức nguy cấp (EN) và một loài ở mức sắp nguy cấp. Trong Danh sách đỏ IUCN (2010) có 01 loài ở cấp EN (Ba ba gai Palea steindachneri) và 02 loài ở cấp VU. Ngoài ra, có 5 loài thuộc Nghị định 32 của Chính phủ với 01 loài ở phụ lục IB (Rắn hổ mang chúa Ophiophagus Hannah)

và 4 loài ở phụ lục IIB (bảng 4.9).

Bảng 4.9: Danh sách các loài bs, ếch nhái quan trọng tại KBT Phu Canh

TT

Bộ - họ - loài Tình trạng bảo tồn

Ghi chú Tên Việt Nam Tên khoa học SĐVN

(2007) IUCN (2012) NĐ32 (2006) A Lớp Bò sát Reptilia I Bộ Có vẩy Squamata 1. Họ Tắc kè Gekkonidae

1 Tắc kè hoa Gekko gecko VU PB

2. Họ Kỳ đà Varanidae

TT

Bộ - họ - loài Tình trạng bảo tồn

Ghi chú Tên Việt Nam Tên khoa học SĐVN

(2007)

IUCN (2012)

NĐ32 (2006)

3 Rắn ráo thường Ptyas korros EN PB

4 Rắn sọc dưa Coelognathus

radiatus EN IIB PB

4. Họ Rắn hổ Elapidae

5 Rắn hổ mang Naja atra EN IIB PB

6 Rắn hổ chúa Ophiophagus hannah CR VU IB H

7 Rắn cạp nong Bungarus fasciatus EN IIB H

II Bộ Rùa TESTUDINATA

5. Họ rùa đầm Geoemydidae

8 Rùa sa nhân Cuora mouhotii obsti H

6. Họ Ba ba Trionychidae

9 Ba ba trơn Pelodiscus sinensis VU H

10 Ba ba gai Palea steindachneri VU EN RH

Tên tiếng Việt và tên Latinh theo Nguyễn Văn Sáng et al. (2009).

NĐ32: Nghị định 32 của chính phủ năm 2006; SĐVN: Sách đỏ Việt Nam năm 2007; IUCN: Sách đỏ thế giới năm 2012.

+ CR: Loài ở cấp rất nguy cấp + EN: Loài ở cấp nguy cấp + VU: Loài ở cấp sẽ nguy cấp + NT: Gần bị đe dọa

+ DD: Loài thiếu dữ liệu

+ IB: Động vật rừng cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại + IIB: Động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại PB: Phổ biến

H: Hiếm RH: Rất hiếm

Như vậy, trong nhóm bò sát và lưỡng cư tại KBTTN Phu Canh, các loài bò sát có số lượng ít và đang bị đe dọa tuyệt chủng. Số lượng loài ếch nhái ở khu vực thấp nhưng kích thước quần thể lớn, người dân địa phương vẫn sử dụng làm thực phẩm. Dưới đây là thông tin về một số loài bò sát, ếch nhái quý hiếm và các loài bò sát, ếch nhái là đối tượng săn bắt trong KBTN Phu Canh.

Tắc kè Gekko gekko

Loài Tắc kè còn nhiều trong KBT, tập trung ở khu vực núi đá. Trong qua trình phỏng vấn người dân tại xóm Khèm xã Đoàn Kết, chúng tôi được một người dân địa phương cho xem mẫu vật Tắc kè đang ngâm rượu được thu bắt trong KBT.

Kỳ đà hoa Varanus salvator

Theo kết quả phỏng vấn, Kỳ đà hoa trước đây khá nhiều, tuy nhiên do bị săn bắt mạnh nên còn rất ít. Một cá thể Kỳ đà hoa đã được bắt gặp trong quá trình điều tra tại khu vực gần thác Tà Khớp.

Rắn ráo thường Ptyas korros

Số lượng Rắn ráo còn nhiều. Mặc dù trong đợt điều tra nhóm điều tra chưa bắt gặp được cá thể nào, tuy nhiên theo thông tin của người dân địa phương thường bắt gặp loài này còn nhiều trong KBTTN Phu Canh.

Rắn sọc dưa Coelognathus radiates

Số lượng loài còn tương đối nhiều trong khu vực. Trong đợt điều tra này, chúng tôi chưa bắt gặp nhưng Rắn sọc dưa. Loài này được người dân trong vùng gọi là Rắn săn chuột thường bắt gặp ở trong rừng, gần nhà hoặc ngoài đồng ruộng.

Với họ rắn hổ, nhóm điều tra phỏng vấn sự có mặt của 3 loài rắn dễ nhận biết và quen thuộc với người dân địa phương, đó là Rắn cạp nong (Bungarus fasciatus), Rắn hổ mang (Naja atra) và Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannan). Theo người dân các loài này hiện đều có thể được bắt gặp trong KBT. Mẫu vật của các loài này hiện đang được lưu trữ trong cộng đồng địa phương. Các loài này phân bố tại nhiều khu vực khác nhau trong KBT.

Rùa sa nhân Cuora mouhoti

Rùa sa nhân còn khá nhiều trong KBT, đến mùa cây Sa nhân ra quả vẫn có người bắt được. Nhóm điều tra đã sưu tầm được 2 cá thể rùa sa nhân hiện đang được lưu giữ tại xóm Thượng xã Đồng Chum và xóm Thẩm Luông xã Đoàn Kết.

Ba ba trơn Pelodiscus sinensis

Ba ba trơn được người dân trong vùng thu bắt được nhiều trong hơn 10 năm trước. Trong những năm gần đây, số lượng loài đã giảm đáng kể và còn lại ít ở KBT.

Ba ba gai Palea steindachneri

Hình ảnh về loài Ba ba gai được người dân nhận diện chính xác sự có mặt của loài trong KBT. Cũng như loài Ba ba trơn, số lượng loài này hiện tại còn lại rất ít.

Các loài rùa khác có thể có mặt ở KBT, tuy nhiên chúng tôi không phỏng vấn vì người được phỏng vấn không thể nhận diện được chúng qua hình ảnh và các loài quá hiếm ngoài thực địa.

Hình 4.1: Khu vực phân bố chủ yếu các loài thú quan trọng tại KBTTN Phu Canh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ động vật tại khu bảo tồn thiên nhiên phu canh huyện đà bắc, tỉnh hòa bình và đề xuất các biện pháp bảo tồn​ (Trang 63 - 67)