Giải pháp về bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ động vật tại khu bảo tồn thiên nhiên phu canh huyện đà bắc, tỉnh hòa bình và đề xuất các biện pháp bảo tồn​ (Trang 71 - 73)

- Đề nghị phối kết hợp các ngành và chính quyền các cấp xác định lại ranh giới và cắm mốc giới ngoài thực địa.

- Tập huấn về bảo vệ các khu rừng còn lại, điều tra, nghiên cứu hoàn thiện hồ sơ bảo bệ rừng đến từng tiểu khu. Xác định các khu vực trọng điểm thường xẩy ra khai thác gỗ trái phép, để xây dựng các tuyến tuần tra và tăng cường kiểm tra, truy quét, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm.

- Xây dựng kế hoạch điều tra, giám sát đa dạng sinh học, đặc biệt là cho các loài quan trọng, có giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn cao, nhạy cảm với tác động

của con người và dễ nhận dạng trên hiện trường. cụ thể nên tập trung vào các loài:

+ Nhóm Thú: Gấu ngựa (Ursus thibetanus), Hoẵng (Muntiacus muntjak), Lợn rừng (Sus scrofa), Sơn dương (Capricornis milneedwardsii), Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides), Khỉ vàng (Macaca mulatta), một vài loài cầy (Viverridae) và Mèo rừng (Prionailurus bengalensis).

+ Nhóm Chim: Gà rừng (Gallus gallus), Gà tiền mặt vàng (Polyplectron bicalcaratum), Gà lôi trắng (Lophura nycthemera), Khướu đầu trắng (Garrulax leucolophus), Họa mi (Garrulax vassali), Khướu bạc má (Garrulax chinensis) và Yểng .

+ Nhóm bò sát, ếch nhái: Rắn ráo thường (Ptyas korros), Rắn ráo trâu (Ptyas mocusus), Rắn hổ mang (Naja atra), Rắn hổ chúa (Ophiophagus hannah), Rắn cạp nong (Bungarus fasciatus), Rắn cạp nia (Bungarus multicinctus), Rùa đất spengle (Geoemyda spengleri), Rùa đầu to (Platysternum megacephalum) và Rùa sa nhân (cuora mouhotii).

Các loài thú quý hiếm hiện chủ yếu chỉ còn tập trung ở khu vực xung quanh thác Tà Khớp và khu vực đỉnh Phu Canh. Các nỗ lực tuần tra và giám sát nên được tập trung vào những khu vực này

- Quan tâm đến chính sách trồng rừng đối với các hộ ở vùng đệm, trồng rừng tại khu bảo tồn để phục hồi các vùng rừng dốc đã bị suy thoái.

- Hướng dẫn sử dụng sản phẩm khác thay thế cho gỗ nhằm giảm áp lực đối với KBT.

- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức người dân địa phương về những quy định và tác hại của việc chăn thả gia súc trong

KBT, làm thay đổi tập quán chăn thả gia súc tự do, quy hoạch các vùng chăn thả cho các thôn hiện không có đất chăn thả, nhân rộng các mô hình trồng cỏ cung cấp thức ăn cho gia súc và hướng dẫn người dân xây chuồng, tích luỹ thức ăn khô cho gia súc trong mùa đông.

- Tăng cường công tác cảnh báo, dự báo cháy rừng. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Thành lập các tổ đội PCCCR ở các thôn bản. Đầu tư trạng thiết bị về PCCCR cho KBT và cộng đồng.

- Lập 4 chốt bảo vệ rừng tại các xã Đoàn Kết, Đồng Ruộng, Đồng Chum và Tân Pheo để kiểm soát các con đường vào khu bảo tồn.

- Phối hợp với chính quyền huyện để thu súng săn theo quy định của pháp luật.

- Thu hút người dân địa phương tham gia vào công tác bảo vệ rừng, bằng các hoạt động cho người dân tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, trồng rừng, thành lập các tổ tuần tra rừng dựa vào cộng đồng.

- Xây dựng các bảng nội quy, biển tuyên truyền, xây dựng hương ước bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ các loài động vật hoang dã trong KBT, đặt ở các khu dân cư, đường vào KBT. Kiểm soát đường vào khu bảo tồn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ động vật tại khu bảo tồn thiên nhiên phu canh huyện đà bắc, tỉnh hòa bình và đề xuất các biện pháp bảo tồn​ (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)