Xác định mục tiêu của kế hoạch quản lý rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất lập kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn của hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) tại bản phon song, huyện bolikhan, tỉnh bolikhamxay, (Trang 92 - 94)

4.4.1.1. Mục tiêu tổng quát

- Khai thác và sử dụng bền vững rừng và đất rừng, bảo tồn và cải thiện năng lực rừng, đảm bảo các yêu cầu đa chức năng của rừng với chi phí hợp lý và lợi nhuận cao, đảm bảo hiệu quả kinh tế ổn định và lâu dài.

- Tăng cường các chức năng phòng hộ, nâng cao che phủ của rừng. Phát huy tối đa chức năng bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước; bảo tồn nguồn gen các loài động, thực vật quý hiếm và đa dạng sinh học thông qua các biện pháp bảo vệ duy trì và phát triển các chức năng, rừng có giá trị bảo tồn cao của

- Tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân địa phương sống gần và ven rừng, nhất là cộng đồng các đồng bào dân tộc thiểu số. Tôn trọng và tạo điều kiện duy trì phong tục tập quán sinh hoạt của cộng đồng địa phương.

4.4.1.2. Mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2016 - 2030

- Quản lý bảo vệ và sử dụng rừng bền vững trên tổng diện tích 15.287,42ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp, trong đó rừng sản xuất là 8405 ha, rừng phòng hộ là 6882.42ha.

- Khoanh nuôi phục hồi rừng giai đoạn 2016 – 2030: Căn cứu vào hiện trạng và điều tra rừng để xác định diện tích cần khoanh nuôi và phục hồi rừng là 8125ha.

- Làm giàu rừng 2016 – 2030: Căn cứu vào hiện trạng và điều tra rừng để xác định diện tích cần làm giàu là 958,6 ha.

- Khai thác rừng tự nhiên, lượng khai thác hàng năm đến năm 2020 là 8.000 m3/năm và đến năm 2030 là 10.000m3/năm. Khai thác và phát triển kinh doanh lâm sản ngoài gỗ.

- Phát triển công nghiệp chế biến lâm sản: Dự kiến sẽ có 8 cơ sở CBLS vào năm 2020, năm 2030 sẽ có 15 cơ sở chế biến lâm sản.

- Tăng thu nhập cho các hộ gia đình trong Bản thông qua các hoạt động quản lý kinh doanh rừng; Hàng năm thực hiện hỗ trợ cộng đồng phát triển ngành lâm nghiệp, nâng cao đời sống của cộng đồng địa phương; Phát triển cơ sở hạ tầng, đường giao thông liên xã, liên thôn, tổ chức tốt dịch vụ đảm bảo sản phẩm hàng hoá địa phương thuận lợi tiêu thụ.

- Kiểm soát, bảo vệ môi trường rừng thông qua các biện pháp quản lý các hoạt động liên quan, bao gồm: Các quy định về sử dụng hóa chất; Quản lý và xử lý chất thải; Quản lý việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng; Đánh giá tác động và biện pháp giảm thiểu đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh đến các giá trị môi trường;

sinh học hiện có trong lâm phần thông qua xác định và phân vùng chức năng rừng và điều chỉnh mức độ tác động đối với từng chức năng rừng.

- Từng bước phủ xanh toàn bộ diện tích đất chưa có rừng, tăng độ che phủ, nâng cao giá trị và chất lượng rừng các loại, góp phần bảo vệ môi trường và giảm thiểu biến đổi khí hậu trong khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất lập kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn của hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) tại bản phon song, huyện bolikhan, tỉnh bolikhamxay, (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)