Đặc điểm tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất lập kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn của hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) tại bản phon song, huyện bolikhan, tỉnh bolikhamxay, (Trang 62 - 63)

Trải qua một thời gian dài khai thác và sử dụng quá mức tài nguyên rừng đã bị suy giảm đi khá nhiều, không còn được nguyên vẹn như trước, nhưng vẫn có thể khẳng định tài nguyên rừng ở đây khá phong phú cả về mức độ tập trung và thành phần loài.

- Về thực vật rừng

có thảm rừng nguyên sinh với những cảnh quan địa lý rất độc đáo và và đa dạng, thành phần loài động, thực vật phong phú, khoảng 80% diện tích rừng ẩm nhiệt đới đang còn trong tình trạng rừng nguyên sinh hay gần như

nguyên sinh, ở đây phổ biến có hai kiểu rừng:

+ Kiểu rừng hỗn hợp cây lá rộng, lá kim cận nhiệt đới, điển hình Pơ mu, Sa mu, Thông ba lá, Thông hai lá, Kim giao, Thông tre và có nhiều loại khác.

+ Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới với thành phần loài phong phú gồm các loại Sến, Lát hoa, Lim xanh … với trữ lượng lớn. trong đó:

- Rừng nguyên sinh 35% - Rừng hỗn loài 44%

- Rừng lá kim (thông) 15% - Rừng tre nứa, đồng cỏ 6%

Những rừng cây thường xanh có dọc suốt khu vực trung tâm của Bản. Loại rừng này thuộc nhiều họ cây khác nhau và là loài cây điển hình của các phần khác ở Đông nam Á. Những khu rừng tùng bách thường xuất hiện ở những vùng đất cát, nghèo dinh dưỡng, đặc biệt ở phía tây khu vườn quốc gia, nơi những khu rừng này thường xuất hiện với những cánh đồng cỏ. Ngoài cây gỗ lớn, LSNG cũng rất phong phú với các loài phổ biến như: Song, Mây, Lụi, Hèo, Vàng đắng (Haem), nhựa cây Chò Chỉ (Khi Sii), lá Cọ, rau ngọt rừng, Trầm hương, Chây trung bộ,...và các loại dây leo dưới tán rừng, và các loại tre - nứa.

- Động vật rừng Địa bàn, chiếm khoảng 67,53 % của diện tích, có độ che phủ của rừng rất cao nên hệ động vật rừng ở đây còn khá phong phú. Hiện là nơi cư trú của nhiều loài động vật quý hiếm như voi, hổ, cầy, mang,…đặc biệt có đến 22 loài dơi, 170 loài chim, 26 loài động vật lưỡng cư, 5 loài rùa, 9 loài thằn lằn và 9 loài rắn. Tuy nhiên, tình hình săn bắn động vật trái phép của các thợ săn sống trong và ven rừng đã diễn ra trong một thời gian dài làm suy giảm nghiêm trọng số lượng nhiều loài động vật, ảnh hưởng xấu đến tính đa dạng sinh học của khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất lập kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn của hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) tại bản phon song, huyện bolikhan, tỉnh bolikhamxay, (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)