Xuất một số hoạt động góp phần xây dựng kế hoạch quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất lập kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn của hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) tại bản phon song, huyện bolikhan, tỉnh bolikhamxay, (Trang 48)

tự nhiên bền vững

- Xác định mục tiêu của kế hoạch quản lý rừng - Đề xuất quy hoạch sử dụng tài nguyên rừng - Xác định các hoạt động hỗ trợ cộng đồng

- Xây dựng các hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng

Đề tài tiến hành thu thập số liệu về đặc điểm các trạng thái rừng và sự biến động về trạng thái, diện tích rừng tại khu vực nghiên cứu thông qua 2 phương pháp là kế thừa các tài liệu, số liệu đã có và điều tra thực địa:

2.4.1.1. Kế thừa tài liệu

Sử dụng phương pháp kế thừa tài liệu, số liệu từ các cơ quan quản lý của huyện Bolykhan có liên quan đến QLR cung cấp. Tài liệu, số liệu kế thừa phải đáp ứng được các tiêu chí: cập nhật, chính thống và đáp ứng độ chính xác của nội dung nghiên cứu.

Các tài liệu mong muốn thu thập được từ phương pháp này gồm:

- Các tài liệu, các công trình nghiên cứu hoặc các báo cáo hàng năm của Sở Nông nghiệp và PTNT, các huyện, bản của khu vực nghiên cứu lựa chọn trong những năm gần đây về diễn biến tài nguyên rừng, các hoạt động lâm nghiệp liên quan đến công tác phục hồi rừng, đánh giá hiện trạng rừng.

+ Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế.

+ Thống kê diễn biến tài nguyên rừng, các hoạt động quản lý tài nguyên rừng: khoanh nuôi phục hồi, trồng rừng mới, giao đất - giao rừng,...

+ Những văn bản pháp quy liên quan đến quản lý bảo vệ rừng mà các đơn vị, tổ chức quản lý lâm nghiệp đã và đang sử dụng.

+ Các báo cáo và kết quả nghiên cứu về quản lý bảo vệ rừng…Trong đó, các thông tin cần thu thập gồm: cơ cấu diện tích và phân bố của các loại rừng; kết quả điều tra các nhân tố cấu trúc rừng của các đối tượng khi đưa vào khoanh nuôi (mật độ, tổ thành, độ tàn che, loài cây chủ yếu…), đặc điểm sinh trưởng (D1.3, Hvn, trữ lượng), và đặc điểm tái sinh rừng (loài cây tái sinh chủ yếu, tình trạng sức khỏe của lớp cây tái sinh, các nhân tố có ảnh hưởng…); các biện pháp/giải pháp kĩ thuật lâm sinh đã áp dụng; những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng…

+ Các hệ thống bản đồ tại khu vực nghiên cứu bao gồm: Bản đồ hiện trạng rừng (tỷ lệ 1:25.000); bản đồ rừng có giá trị bảo tồn cao (tỷ lệ 1:90.000); bản đồ chức năng rừng (tỷ lệ 1:25.000).

2.4.1.2. Điều tra thực địa, thu thập số liệu

a) Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng

* Phân loại và phân bố các trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu

Điều tra tuyến: Dụng cụ điều tra thực địa: GPS, la bàn, máy ảnh, bản đồ...

- Phương pháp điều tra theo tuyến:

Sau khi nghiên cứu kỹ trên bản đồ, tài liệu, với sự cộng tác của các cán bộ lâm nghiệp chúng tôi tiến hành thiết kế các tuyến điều tra. Tiến hành điều tra theo các tuyến nhằm xác định sự phân bố của loài.

+ Nguyên tắc lập tuyến: Tuyến điều tra phải đại diện, đi qua hầu hết các dạng sinh cảnh chính và địa hình tuyến điều tra từ thấp lên cao. Có thể chọn

nhiều tuyến theo các hướng khác nhau, nghĩa là các tuyến đó cắt ngang các vùng đại diện cho khu vực nghiên cứu.

+ Số lượng tuyến điều tra dự kiến: Dự kiến tiến hành điều tra 3 tuyến (mỗi tuyến dài 5km) đại diện kiểu rừng của khu vực nghiên cứu.

+ Lựa chọn tuyến điều tra: Dựa vào bản đồ hiện trạng và phỏng vấn cán bộ KBT để lựa chọn tuyến điều tra đi qua các kiểu thảm thực vật rừng và dạng địa hình, độ cao,.... khác nhau.

+ Độ cao hoặc vị trí tương đối.

- Phân loại tài nguyên rừng hiện tại: Căn cứ vào tiêu chuẩn phân loại rừng của Loeschau (1960) đã được Viện điều tra Quy hoạch rừng sửa đổi, bổ sung và áp dụng rộng rãi trong những năm gần đây để phân chia các trạng thái rừng hiện tại.

* Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh của các trạng thái rừng.

Lựa chọn lâm phần điển hình để lập OTC điều tra cấu trúc lâm phần và đặc điểm tái sinh tự nhiên

- Lập OTC điều tra chi tiết

Đề tài tiến hành khảo sát điều tra hiện trạng rừng tại mỗi trạng thái rừng khác nhau trên khu vực nghiên cứu. Với mỗi trạng thái rừng tiến hành thiết lập 03 OTC điển hình nhất. Với mỗi OTC thiết lập tiến hành điều tra lâm học theo phương pháp truyền thống:

+ Kích thước: 40 m x25 m. + Diện tích: 1.000 m2

+ Dùng phấn đánh số thứ tự toàn bộ các cây gỗ trong ÔTC có D1.3 6 cm. + Dùng thước kẹp kính để xác định D1.3.

+ Dùng địa bàn cầm tay xác định độ dốc, hướng dốc, lập ÔTC.

+ Điều tra tầng cây cao: Đo các chỉ tiêu đo đếm: D1.3, Hvn, Dt. + Điều tra phân cấp chất lượng cây rừng

+ Cây tốt (A): là những cây đơn thân, thẳng, đẹp, tròn đều, không cong queo, sâu bệnh, không cụt ngọn, sinh trưởng tốt.

+ Cây trung bình (B): Cây có đa thân, cân đối, tán đều không cong queo, sâu bệnh, không cụt ngọn, sinh trưởng phát triển bình thường.

+ Cây xấu (C): là những cậy cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, tán hẹp, sinh trưởng phát triển kém.

Kết quả điều tra cây gỗ được ghi vào mẫu biểu 01 sau:

Mẫu biểu 01: phiếu điều tra cây gỗ trên ÔTC

Số ÔTC:……...… Hướng dốc:……… Độ che phủ:…………. Vị trí:……….. Độ dốc: ………..…… Ngày điều tra:………… Tọa độ địa lý:…….. độ tàn che: ………… Người điều tra:…………

STT Loài cây D1.3 (cm) Chiều cao (m) Đường kính tán (m) Phân cấp Ghi chú ĐT NB TB Hvn Hdc ĐT NB TB

* Điều tra cây tái sinh

- Trong mỗi ÔTC, lập 4 ô dạng bản (ÔDB), mỗi ô có diện tích 25 m2 (5 m x 5 m) ở 4 góc ÔTC.

- Dùng sào có khắc vạch đến cm để đo chiều cao của cây. Kết quả điều tra được ghi vào mẫu biểu 02 sau:

Mẫu biểu 02: Điều tra cây tái sinh

ÔDB Tên loài Cấp chiều cao (m) Nguồn gốc tái

sinh Chất lượng Ghi

chú

* Điều tra cây bụi thảm tươi

Trong các ÔDB đã điều tra cây tái sinh tiếp tục tiến hành điều tra cây bụi thảm tươi. Kết quả được ghi vào mẫu biểu 03 sau:

Mẫu biểu 03: Điều tra cây bụi, thảm tƣơi

ÔDB Tên loài Số bụi Chiều cao (m) Độ che phủ (%) Dạng sống Sinh trưởng Ghi chú

2.4.2. Phương pháp xác định chức năng rừng và phân khu quản lý

Phân khu quản lý rừng trên cơ sở các chức năng cụ thể của rừng là một công cụ hiệu quả để xây dựng Kế hoạch quản lý rừng bền vững với đa mục đích sử dụng tài nguyên rừng. Theo đó, sẽ xác định tất cả các chức năng kinh tế, xã hội và sinh thái, môi trường trên toàn bộ diện tích quản lý của lâm trường, trên cơ sở đó tích hợp các chức năng rừng phân thành các khu quản lý để điều chỉnh mức độ tác động trong Kế hoạch quản lý rừng nhằm cân bằng các mục tiêu kinh doanh rừng.

a) Mô tả chức năng

Căn cứ yêu cầu của quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC, dựa trên các nhóm chức năng rừng chính của rừng là chức năng kinh tế, sinh thái môi trường và chức năng xã hội. Mỗi nhóm chức năng tiến hành liệt kê, mô tả các chức năng có cùng mục đích hoặc tác động đến quản lý rừng (mức độ quản lý, hạn chế). Các chức năng được xác định và mô tả trong mỗi nhóm chức năng là:

- Chức năng kinh tế: Khu vực để sản xuất kinh doanh Được sử dụng chủ yếu để sản xuất kinh doanh gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường.

+ Phương thức quản lý: Phân khu sản xuất được quản lý theo mục đích sản xuất gỗ mà không cần phải áp dụng bất cứ biện pháp hạn chế nào ngoài việc phải tuân thủ các luật và quy định hiện hành.

- Chức năng sinh thái, môi trường, bao gồm các chức năng:

+ Bảo vệ đất: Khu vực bảo vệ đất và bảo tồn đất được xác định trên cơ sở phân loại độ dốc, những khu vực có độ dốc trên 35 độ được phân loại là bảo vệ đất, khu vực có độ dốc từ 20-35 độ và có địa hình chia cắt mạnh được phân loại là bảo tồn đất. Bản Phon Song có vị trí địa lý trên vùng địa hình đồi núi phức tạp (độ dốc dao động từ 10 – 45 độ) và có tỷ lệ diện tích bảo vệ đất và bảo tồn đất tương đối lớn. Khu vực bảo vệ đất là những diện tích rất nhạy cảm với xói mòn đất (ví dụ như lở đất). Những khu vực này có độ dốc lớn, có nhiều núi đá, và là diện tích có tình trạng xói mòn. Độ dốc không ổn định, có vị trí ở bên trên hoặc gần với các công trình như thôn bản, khu định cư, nhà dân, đường sá, đất nông nghiệp...

Khu vực bảo tồn đất thuộc diện phải áp dụng các biện pháp hạn chế. Các hoạt động khai thác phải giảm thiểu tác hại đến thảm thực bì và các cây còn lại. Cần áp dụng phương pháp khai thác tác động thấp. Nghiêm cấm khai thác trắng trên diện rộng. Thời kỳ phục hồi nên để kéo dài hơn để phát triển cấu trúc đa tầng tán và không đồng tuổi của lâm phần. Những lâm phận mới khai thác cần được bảo vệ không cho chăn thả gia súc. Cần áp dụng các biện pháp cải thiện lâm sinh ở những khu vực rừng nghèo kiệt. Cần áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm đối với công nghệ khai thác. Áp dụng khai thác tác động thấp, giảm cường độ khai thác.

+ Phòng hộ dọc sông suối: Khu vực phòng hộ dọc sông suối là những diện tích nằm dọc hai bên bờ sông suối. Diện tích này bao gồm cả lòng sông suối, những diện tích bị nằm trong khu vực ngập lụt theo mùa. Những khu vực này trải dài từ đáy lòng sông suối cho đến chỗ cao nhất của bờ sông suối.

+ Bảo tồn lưu vực nước: Khu vực thượng nguồn của lưu vực nguồn nước trên sườn dốc đứng, các khu vực có tác dụng làm chậm lũ và điều tiết nguồn nước đều được phân loại là rừng bảo tồn lưu vực nước.

Khu vực thượng nguồn của lưu vực nguồn nước trên sườn dốc đứng, các khu vực có tác dụng làm chậm lũ và điều tiết nguồn nước đều được phân loại là rừng bảo tồn lưu vực nước.

Chất lượng nước có thể bị ảnh hưởng do quá trình phân hủy nhanh lớp mùn nguyên chất, rửa trôi lớp đất mặt do lượng mưa lớn và do chăn thả gia súc tập trung. Để duy trì và ổn định nguồn cung cấp nước, cần giữ cho tỷ lệ thẩm thấu nước càng cao càng tốt. Do đó hoạt động khai thác phải giảm thiểu tác hại tới thảm thực bì và duy trì cấu trúc rừng đa tầng tán của rừng. Nghiêm cấm khai thác trắng và chuyển đổi rừng tự nhiên sang rừng trồng. Cường độ chăn thả gia súc phải giữ ở mức độ thấp và cấm chăn thả gia súc ở những lâm phần mới qua khai thác.

+ Bảo vệ động vật hoang dã: Chỉ được phép sử dụng rừng tại chỗ (hái nấm, thu hái cây thuốc....) nếu bảo đảm được việc sử dụng này không làm thay đổi chất lượng và cấu trúc sinh cảnh động vật rừng. Chỉ làm đường trong trường hợp không còn biện pháp nào khác.

+ Bảo tồn sinh cảnh động vật hoang dã: Khu vực bảo tồn sinh cảnh động vật hoang dã là những nơi tập trung đông các loài động vật quý hiếm bị đe doạ cư ngụ. Đối lập với khu vực bảo vệ động vật rừng, sinh cảnh của các loài động vật rừng ở đây đã qua tác động và phân bố rải rác trong rừng lá rộng. Do đó được phép tiến hành các hoạt động lâm nghiệp nhưng phải có kế hoạch và thực hiện sao cho không ảnh hưởng tới thú rừng trong mùa giao phối và sinh sản. Ngoài ra không được làm thay đổi lớn chất lượng sinh cảnh và phải duy trì cấu trúc đa tầng tán của rừng. Cấm khai thác trắng. Không bài chặt cây ăn trái và cây bị mục vốn là nơi cư ngụ và là nguồn thức ăn của động vật rừng. Phải để mở những khoảng trống và độ mở tán nhỏ. Phải kiểm soát các hoạt động săn bắn.

+ Bảo vệ hệ sinh thái quý hiếm: Mục tiêu của chức năng này là bảo tồn hệ sinh thái đặc biệt quý hiếm. Không tiến hành các hoạt động quản lý rừng ở

+ Bảo vệ hệ sinh thái đại diện: Hệ sinh thái đại diện là những hệ sinh thái ổn định không bị xáo trộn dùng làm mẫu đại diện cho các nghiên cứu sinh thái và thực vật. Không tiến hành các hoạt động ở những khu vực này bao gồm các hoạt động sử dụng tại chỗ và sử dụng thương mại.

- Chức năng xã hội: Tại khu vực nghiên cứu, các chức năng xã hội được xác định bao gồm: Sử dụng tại chỗ kết hợp sử dụng thương mại, vùng đệm các tuyến đường:

Phương pháp phân định ranh giới và phân loại cụ thể như sau:

+ Sử dụng tại chỗ kết hợp sử dụng thương mại: Ranh giới và phân loại của chức năng này chủ yếu là diện tích rừng nghèo và rừng tái sinh được thỏa thuận với người dân sở tại để hộ sử dụng thu hái lâm sản ngoài gỗ.

+ Vùng đệm các tuyến đường: Vùng đệm cho các tuyến đường là những khu vực nằm dọc theo các tuyến đường mà nếu tiếnh hành các hoạt động quản lý rừng thì có thể gây tác động tiêu cực trực tiếp đến các tuyến đường hoặc an toàn giao thông. Mục đích của khu vực phòng hộ các tuyến đường là bảo vệ các con đường chống đá lăn, lở đất, cuốn trôi lớp và sói mòn do mưa lớn và bảo đảm an toàn giao thông

b) Phương pháp xác định chức năng

Việc xác định chức năng rừng được tiến hành theo các bước và quy trình mô tả trong bảng sau:

Bảng 01: Các bƣớc và quy trình xác định chức năng rừng

TT Chức năng rừng Nguồn thông tin Loại thông tin thu thập

1 - Bảo tồn thiên nhiên

Thống kê các nguồn thông tin thu thập được

Xác định loại thông tin thu thập 2

- Bảo tồn đất, bảo tồn lưu vực nước;

- Chức năng xã hội

4 - Bảo tồn thiên nhiên; - Chức năng xã hội

5

- Chức năng xã hội; - Bảo tồn thiên nhiên; - Bảo tồn nước và rừng đầu nguồn

c) Phân khu quản lý

Sau khi xác định được chức năng rừng, tiến hành xác định và phân chia toàn bộ diện tích rừng thành ba phân khu quản lý, gồm (1) Phân khu không sản xuất; (2) Phân khu sản xuất hạn chế; (3) Phân khu sản xuất.

Việc phân chia ba phân khu quản lý được thực hiện bằng cách gộp nhóm chức năng rừng và gộp các phân khu có diện tích nhỏ hơn 1ha vào các phân khu lớn hơn nhằm mục đích tập trung, tránh manh mún trong quá trình quản lý.

d) Phương pháp xây dựng bản đồ phân khu chức năng

- Bước 1. Công tác chuẩn bị:

Thu thập các tài liệu liên quan cho công tác xây dựng bản đồ phân khu chức năng như: Bản đồ địa chính cơ sở hoặc bản đồ nền địa hình; Bản đồ kết quả kiểm kê đất đai cấp xã tại thời điểm gần nhất; Bản đồ rà soát qui hoạch 3 loại rừng cấp xã; Bản đồ, số liệu hiện trạng rừng có tại thời điểm gần nhất; Các tài liệu tham khảo cần thiết khác (Toàn bộ ảnh thu thập tại khu hành chính của bản Phon Song, huyện Bolikhan Xay).

- Bước 2. Xây dựng mẫu khóa ảnh (mẫu phân loại rừng chức năng rừng):

Mỗi điểm mẫu khóa ảnh (mẫu ảnh) gồm một đối tượng (object) trên ảnh và một điểm mẫu đối tượng (trạng thái) tương ứng tại thực địa có cùng tọa độ.

Hệ thống mẫu khóa ảnh sẽ được sử dụng để xác định khoảng giá trị (ngưỡng; rule set) cho từng đối tượng rừng và đất lâm nghiệp theo các tiêu chí

Hệ thống mẫu khóa ảnh cũng có thể được sử dụng để so sánh đối chiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất lập kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn của hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) tại bản phon song, huyện bolikhan, tỉnh bolikhamxay, (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)