Chứng chỉ rừng tại CHDCND Lào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất lập kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn của hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) tại bản phon song, huyện bolikhan, tỉnh bolikhamxay, (Trang 41)

Đối với CHDCND Lào, về chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn Quốc tế đã bắt đầu từ năm 2005, Cục lâm nghiệp là cơ quan có trách nhiệm làm chủ trì về chứng chỉ rừng, trong đó đã giao cho phòng Tiêu chuẩn và kỹ thuật là bộ phận phối hợp và trực tiếp làm việc với Chi cục lâm nghiệp, Hạt lâm nghiệp và các đơn vị có nhiệm vụ quản lý trực tiếp với rừng (khu vực, vùng, bản…). Việc thực hiện chứng chỉ rừng, bộ phận chủ trì có nhiệm vụ thúc đẩy, theo dõi, tập huấn về mặt kỹ thuật chuyên môn, quản lý, lưu chữ hồ sơ và tài liệu liên quan đến việc quản lý và quy hoạch rừng, việc khai thác gỗ, vẩn chuyền và mua bán gỗ theo nguyên tắc và quy định của Nhà nước và phải tuân theo hội đồng quản lý rừng/Liên minh Rainforest (Forest Stewardship

từ năm 2005, đến nay đã có hệ thống quản lý và chứng nhận tiêu chuẩn rừng đã có báo cáo từng năm (Smartwood/RA.Cert). Việc thực hiện chứng chỉ rừng tại CHDCND Lào đã chia thành nhiều loại khác nhau như sau : Chứng chỉ rừng và song mây theo vùng quy hoạch (FSC 100 %), chứng nhận gỗ có kiểm soát (FSC-Controlled Wood) và chứng chỉ rừng trồng cây Tếch (FSC- SLIMF). Đối chứng chỉ rừng và song mây theo vùng quy hoạch là cơ quan chủ trì (Cục lâm nghiệp) là bộ phận giữ chứng chỉ (Certificate), phần chứng nhận gỗ có kiểm soát và chứng chỉ rừng trồng cây Tếch là bộ phận Chi cục lâm nghiệp giữ chứng chỉ và có giá chị là 5 năm, trong trường hợp bộ phận quản lý rừng đó muốn thiếp tục nhận chứng chỉ thì bộ phận chứng nhận tiêu chuẩn rừng sẽ tiến hành đánh giá giám sát quá trình thực hiện trong năm thứ 5, sau đó bộ phận chứng nhận tiêu chuẩn rừng thông qua hội đồng chứng nhận tiêu chuẩn quản lý rừng sẽ gia hạn chứng chỉ thêm 5 năm.

Qua quá trình thực hiện hệ thống chứng chỉ rừng tại Lào từ năm 2005 đến nay đã cho thấy các vùng đã có chứng chỉ là có xu hướng phát triển tốt, ngoài chứng nhận gỗ có kiểm soát còn có chứng chỉ song mây và chứng chỉ rừng trồng Tếch, có con số thống kê theo bảng sau:

Bảng 1.5. Danh sách các khu vực đã đƣợc cấp chứng chỉ Tỉnh/PFA Huyện/FMA Vùng quản lý SFMA/FMU Diện tích (Ha) Loại chứng chỉ Năm Chứng chỉ FSC - 100 % FSC - CW FSC- SLIM F

Khammuôn/Đồng Phu Soi

Huyện Sêbangphay Som - Sopbo 12.452  2005 gỗ

Savănnaket/ Huyện Tha Pangtong

Kathong

Tỉnh/PFA Huyện/FMA Vùng quản lý SFMA/FMU Diện tích (Ha) Loại chứng chỉ Năm Chứng chỉ FSC - 100 % FSC - CW FSC- SLIM F Tổng diện tích năm 2005 51.242 gỗ Tỉnh kham muôn/Naka

tỉnh/huyện Mahaxay Na pa keo 10.741  2010 gỗ

Tỉnh Savănnakêt Nongkan 8.346  2010 gỗ None chan 11.289  2010 gỗ Tổng diện tích năm 2010 30.376 Tỉnh Bolikhamxay/Huyện Kham keut Bản Soppouan 349  2011 song mây Bản phonetong 376  2011 song mây Bản Donesard 207  2011 song mây Bản Poungpatao 210  2011 song mây Tỉnh Bolikhamxay/Huyện Bolikhan Bản Xiêngxian 6,159.2  2017 song mây

Bản Xiêng lue 4,789.7  2017 song

mây

Tổng diện tích song mây 12,090.9

Tỉnh Savanaket/dongkapok/Hu yện Pin và Palanxay/Sonbouly, 6 Vùng quản lý 51.652  2011 gỗ Tỉnh Savannaket/Dồng sy

toun/Huyện Sonhkhone 3 Vùng quản

Tỉnh/PFA Huyện/FMA Vùng quản lý SFMA/FMU Diện tích (Ha) Loại chứng chỉ Năm Chứng chỉ FSC - 100 % FSC - CW FSC- SLIM F Tỉnh Salavan/Poutalava/Huyện Salavan,Tounlan, Ta ouy 6 Vùng quản lý 69.319  2011 gỗ Tỉnh Salavan/LaoNgam/Huyện Salavan,LaoNgam,Vapy,K hông Se Done 9 Vùng quản lý 72.825  2011 gỗ Tổng diện tích (FSC-CW) 242.995 TỉnhLuangphabang/ Huyện Luangphabang Bản Kop Nuen 81,552  2011 cây Tếch Bản Lak10 27,30  2012 cây Tếch Bản Ane 32,816  2012 cây Tếch Bản Xiênglue 77,395  2014 cây Tếch Tổng diện tích cây Tếch 219,065 1.3.3. Nhận xét, đánh giá chung * Về các chính sách, chủ trương

Dù đã đưa ra được những chủ trương và chính quan trọng trong quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Tuy nhiên để thực hiện quản lý rừng bền vững được dể dàng và thuận lợi hơn cần có thêm những nghiên cứu, hướng dẫn kỹ thuật chuyên sâu như đánh giá tác động môi trường cho các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, khai thác động thấp, rừng có giá trị bảo tồn cao…Mặt

thực quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng đồng bộ trên toàn quốc.

* Các công trình đã nghiên cứu

Đã có nhiều công trình, nghiên cứu có liên quan đến quản lý rừng bền vững nhưng đa số các nghiên cứu này chỉ tập trung chuyên sâu vào từng khía cạnh, từng chủ đề cụ thể mà chưa có nghiên cứu thống nhất, xuyên suốt việc quản lý rừng tự nhiên bền vững như một công cụ hướng dẫn cho các chủ rừng áp dụng trong thực tiễn sản xuất. Chính vì vậy việc nghiên cứu tiêu chuẩn FSC áp dụng vào thực tiễn sản xuất từ khâu xây dựng, thực hiện, đánh giá cấp chứng chỉ để rút ra quy trình hay sổ tay hướng dẫn quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC là rất cần thiết.

* Xây dựng Kế hoạch quản lý rừng

Trước đây cũng như hiện nay, việc xây dựng Kế hoạch quản lý rừng hay Phương án điều chế rừng chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của quốc tế, cụ thể là: Phương án điều chế được xây dựng chưa có các điều tra toàn diện và đầy đủ về hiện trạng tài nguyên rừng như trữ lượng rừng, tỷ lệ tăng trưởng, các giá trị đa dạng sinh học, rừng có giá trị tồn cao. Quá trình xây dựng kế hoạch chỉ tập trung vào khía cạnh kinh tế, các yếu tố lâm sinh, môi trường và xã hội chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Mặt khác việc tổ chức thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đều theo chủ quan mà không căn cứ vào năng lực sản xuất thực tế của vốn rừng, ví dụ sản lượng khai thác rừng tự nhiên hàng năm thực hiện theo chỉ tiêu của nhà nước giao…Tất cả những yếu tố này chung quy lại chưa đáp ứng được yêu cầu của tiêu chuẩn FSC và chứng chỉ rừng. Vậy muốn thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng thì phải xây dựng và thực hiện Kế hoạch quản lý rừng đáp ứng được tất cả các nội dung quy định tại Tiêu chuẩn 7 của bộ tiêu chuẩn FSC, cụ thể được tóm tắt như sau:

Tiêu chuẩn 7: Kế hoạch quản lý phải phù hợp với quy mô và cường độ hoạt động lâm nghiệp, phải được xây dựng, thực hiện và thường xuyên cập

được xác định rõ ràng. Kế hoạch quản lý rừng được lồng ghép vào quá trình lập kế hoạch sử dụng đất tổng thể và dựa trên kết quả điều tra rừng định kỳ.

* Trình độ quản lý và kiến thức về quản lý rừng bền vững

Trình độ quản lý rừng tại Lào đang nằm ở mức thấp so với tiêu chuẩn QLRBV quốc tế. Việc cải thiện quản lý rừng để đạt tiêu chuẩn cần phải có nguồn lực và thời gian dài. Mặt khác sự hiểu biết về QLRBV và CCR còn rất hạn chế cả ở cấp trung ương và địa phương, đa số các chủ rừng vẫn chưa hiểu biết thấu đáo về tiêu chuẩn QLRBV, mục tiêu và lợi ích của quá trình của CCR. Vì vậy cần có những nghiên cứu, đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ ngành cấp trung ương, địa phương và đặc biệt là các chủ rừng.

Xuất phát từ thực trạng nêu trên, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất lập kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn của Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) tại bản Phon Song, huyện Bolikhan, tỉnh Bolikhamxay, Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2018 - 2022” nhằm giải quyết hai vấn đề chính sau:

Về khoa học: cung cấp cơ sở khoa học cho quản lý rừng tự nhiên bền vững theo tiêu chuẩn FSC cho Bản Phon Song.

Về thực tiễn: Đánh giá được hiện trạng tài nguyên rừng, xác định chức năng rừng và phân khu quản lý, xác định rừng có giá trị bảo tồn cao. Kế hoạch

Chƣơng 2

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định được một số căn cứ khoa học và thực tiễn làm cơ sở lập KHQLR theo tiêu chuẩn của FSC.

- Đề xuất được một số hoạt động góp phần xây dựng kế hoạch QLRBV trong giai đoạn 2018-2022 theo tiêu chuẩn QLR của FSC

2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Tài nguyên rừng thuộc Bản Phon Song quản lý + Tổ chức quản lý rừng của Bản Phon Song

+ Các hoạt động có liên quan đến QLR của Bản trong 5 năm gần đây 2012-2016

+ Các chính sách của nước CHDCND Lào và các Công ước quốc tế có liên quan đến QLR tại nước CHDCND Lào và Bộ tiêu chuẩn QLR của FSC.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu xây dựng các căn cứ khoa học và thực tế làm cơ sở lập KHQLR theo tiêu chuẩn của FSC và Lập kế hoạch quản lý rừng giai đoạn 2018-2022.

+ Phạm vi về không gian: Thuộc địa bàn quản lý của Bàn đã được huyện BOLIKHAN giao quyền sử dụng đất và tài nguyên trên đất

+ Phạm vi về thời gian: Từ 2018 - 2022.

2.3. Nội dung nghiên cứu

Để đạt dược mục tiêu nghiên cứu, đề tài nghiên cứu các nội dung sau:

2.3.1. Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng

- Phân loại và phân bố các trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu

2.3.2. Xác định chức năng rừng và phân khu quản lý

- Xác định các chức năng rừng

- Phân khu quản lý và xây dựng bản đồ

2.3.3. Xác định rừng có giá trị bảo tồn cao

- Xác định các loại rừng có giá trị bảo tồn cao - Xây dựng bản đồ rừng có giá trị bảo tồn cao

2.3.4. Đề xuất một số hoạt động góp phần xây dựng kế hoạch quản lý rừng tự nhiên bền vững tự nhiên bền vững

- Xác định mục tiêu của kế hoạch quản lý rừng - Đề xuất quy hoạch sử dụng tài nguyên rừng - Xác định các hoạt động hỗ trợ cộng đồng

- Xây dựng các hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng

Đề tài tiến hành thu thập số liệu về đặc điểm các trạng thái rừng và sự biến động về trạng thái, diện tích rừng tại khu vực nghiên cứu thông qua 2 phương pháp là kế thừa các tài liệu, số liệu đã có và điều tra thực địa:

2.4.1.1. Kế thừa tài liệu

Sử dụng phương pháp kế thừa tài liệu, số liệu từ các cơ quan quản lý của huyện Bolykhan có liên quan đến QLR cung cấp. Tài liệu, số liệu kế thừa phải đáp ứng được các tiêu chí: cập nhật, chính thống và đáp ứng độ chính xác của nội dung nghiên cứu.

Các tài liệu mong muốn thu thập được từ phương pháp này gồm:

- Các tài liệu, các công trình nghiên cứu hoặc các báo cáo hàng năm của Sở Nông nghiệp và PTNT, các huyện, bản của khu vực nghiên cứu lựa chọn trong những năm gần đây về diễn biến tài nguyên rừng, các hoạt động lâm nghiệp liên quan đến công tác phục hồi rừng, đánh giá hiện trạng rừng.

+ Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế.

+ Thống kê diễn biến tài nguyên rừng, các hoạt động quản lý tài nguyên rừng: khoanh nuôi phục hồi, trồng rừng mới, giao đất - giao rừng,...

+ Những văn bản pháp quy liên quan đến quản lý bảo vệ rừng mà các đơn vị, tổ chức quản lý lâm nghiệp đã và đang sử dụng.

+ Các báo cáo và kết quả nghiên cứu về quản lý bảo vệ rừng…Trong đó, các thông tin cần thu thập gồm: cơ cấu diện tích và phân bố của các loại rừng; kết quả điều tra các nhân tố cấu trúc rừng của các đối tượng khi đưa vào khoanh nuôi (mật độ, tổ thành, độ tàn che, loài cây chủ yếu…), đặc điểm sinh trưởng (D1.3, Hvn, trữ lượng), và đặc điểm tái sinh rừng (loài cây tái sinh chủ yếu, tình trạng sức khỏe của lớp cây tái sinh, các nhân tố có ảnh hưởng…); các biện pháp/giải pháp kĩ thuật lâm sinh đã áp dụng; những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng…

+ Các hệ thống bản đồ tại khu vực nghiên cứu bao gồm: Bản đồ hiện trạng rừng (tỷ lệ 1:25.000); bản đồ rừng có giá trị bảo tồn cao (tỷ lệ 1:90.000); bản đồ chức năng rừng (tỷ lệ 1:25.000).

2.4.1.2. Điều tra thực địa, thu thập số liệu

a) Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng

* Phân loại và phân bố các trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu

Điều tra tuyến: Dụng cụ điều tra thực địa: GPS, la bàn, máy ảnh, bản đồ...

- Phương pháp điều tra theo tuyến:

Sau khi nghiên cứu kỹ trên bản đồ, tài liệu, với sự cộng tác của các cán bộ lâm nghiệp chúng tôi tiến hành thiết kế các tuyến điều tra. Tiến hành điều tra theo các tuyến nhằm xác định sự phân bố của loài.

+ Nguyên tắc lập tuyến: Tuyến điều tra phải đại diện, đi qua hầu hết các dạng sinh cảnh chính và địa hình tuyến điều tra từ thấp lên cao. Có thể chọn

nhiều tuyến theo các hướng khác nhau, nghĩa là các tuyến đó cắt ngang các vùng đại diện cho khu vực nghiên cứu.

+ Số lượng tuyến điều tra dự kiến: Dự kiến tiến hành điều tra 3 tuyến (mỗi tuyến dài 5km) đại diện kiểu rừng của khu vực nghiên cứu.

+ Lựa chọn tuyến điều tra: Dựa vào bản đồ hiện trạng và phỏng vấn cán bộ KBT để lựa chọn tuyến điều tra đi qua các kiểu thảm thực vật rừng và dạng địa hình, độ cao,.... khác nhau.

+ Độ cao hoặc vị trí tương đối.

- Phân loại tài nguyên rừng hiện tại: Căn cứ vào tiêu chuẩn phân loại rừng của Loeschau (1960) đã được Viện điều tra Quy hoạch rừng sửa đổi, bổ sung và áp dụng rộng rãi trong những năm gần đây để phân chia các trạng thái rừng hiện tại.

* Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh của các trạng thái rừng.

Lựa chọn lâm phần điển hình để lập OTC điều tra cấu trúc lâm phần và đặc điểm tái sinh tự nhiên

- Lập OTC điều tra chi tiết

Đề tài tiến hành khảo sát điều tra hiện trạng rừng tại mỗi trạng thái rừng khác nhau trên khu vực nghiên cứu. Với mỗi trạng thái rừng tiến hành thiết lập 03 OTC điển hình nhất. Với mỗi OTC thiết lập tiến hành điều tra lâm học theo phương pháp truyền thống:

+ Kích thước: 40 m x25 m. + Diện tích: 1.000 m2

+ Dùng phấn đánh số thứ tự toàn bộ các cây gỗ trong ÔTC có D1.3 6 cm. + Dùng thước kẹp kính để xác định D1.3.

+ Dùng địa bàn cầm tay xác định độ dốc, hướng dốc, lập ÔTC.

+ Điều tra tầng cây cao: Đo các chỉ tiêu đo đếm: D1.3, Hvn, Dt. + Điều tra phân cấp chất lượng cây rừng

+ Cây tốt (A): là những cây đơn thân, thẳng, đẹp, tròn đều, không cong queo, sâu bệnh, không cụt ngọn, sinh trưởng tốt.

+ Cây trung bình (B): Cây có đa thân, cân đối, tán đều không cong queo, sâu bệnh, không cụt ngọn, sinh trưởng phát triển bình thường.

+ Cây xấu (C): là những cậy cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, tán hẹp, sinh trưởng phát triển kém.

Kết quả điều tra cây gỗ được ghi vào mẫu biểu 01 sau:

Mẫu biểu 01: phiếu điều tra cây gỗ trên ÔTC

Số ÔTC:……...… Hướng dốc:……… Độ che phủ:…………. Vị trí:……….. Độ dốc: ………..…… Ngày điều tra:………… Tọa độ địa lý:…….. độ tàn che: ………… Người điều tra:…………

STT Loài cây D1.3 (cm) Chiều cao (m) Đường kính tán (m) Phân cấp Ghi chú ĐT NB TB Hvn Hdc ĐT NB TB

* Điều tra cây tái sinh

- Trong mỗi ÔTC, lập 4 ô dạng bản (ÔDB), mỗi ô có diện tích 25 m2 (5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất lập kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn của hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) tại bản phon song, huyện bolikhan, tỉnh bolikhamxay, (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)