Phân loại và phân bố các trạng thái tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất lập kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn của hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) tại bản phon song, huyện bolikhan, tỉnh bolikhamxay, (Trang 67 - 69)

Dựa vào bản đồ hiện trạng rừng tại khu vực nghiên cứu, đề tài đã tiến hành lựa chọn và thu thập số liệu trong các ô tiêu chuẩn để tiến hành tính toán xác định các đại lượng: Mật độ, Đường kính ngang ngực bình quân, Chiều cao bình quân, Tổng tiết diện ngang, Trữ lượng. Căn cứ vào tiêu chuẩn phân loại rừng của Loetschau (1960) đã được Viện điều tra Quy hoạch rừng sửa đổi, bổ sung và áp dụng rộng rãi trong những năm gần đây để phân chia các trạng thái rừng hiện tại. Kết quả được tổng hợp trong bảng 4.1.

Bảng 4.1: Phân loại trạng thái rừng hiện tại

OTC N (cây/ha) D1.3 (cm) Hvn (m) G (m2/ha) M (m3/ha) Trạng thái 1 630 23,7 16,2 27,68 202,05 IVA 2 788 22,6 17,2 31,70 245,95 IVA 3 788 21,5 18,4 28,60 237,18 IVA Trung bình 735 22,60 17,27 29,33 228,39 4 660 22,4 14,5 25,93 169,18 IIIB 5 800 19,9 14,1 24,77 156,66 IIIB 6 860 18,2 13,2 22,36 133,13 IIIB Trung bình 773 20,17 13,93 24,35 152,99

Từ kết quả ở bảng 4.1 cho thấy: theo phân loại của Loetschau đối tượng nghiên cứu gồm 02 trạng thái rừng là IIIB và IVA.

Kết quả kiểm tra giả thuyết về sự bằng nhau của các phương sai thổng thể cho thấy Sig.F > 0,05 như vậy, các ô tiêu chuẩn của các trạng thái rừng là

thuần nhất với nhau. Do đó, ta có thể gộp theo từng trạng thái rừng.

Trạng thái rừng IIIB: Rừng bị tác động với mức độ thấp, trữ lượng rừng còn cao, cấu trúc rừng chưa bị phá vỡ, rừng còn giàu trữ lượng, có độ tàn che trên 0,7, tổng tiết diện ngang của lâm phần ∑G = 22 - 26 m2/ha, trữ lượng rừng > 130 m3/ha. Trạng thái này bao gồm 3 OTC (chiếm 50% số OTC nghiên cứu) là OTC số 4, 5 và 6.

Trạng thái IV: Đây là rừng thứ sinh phục hồi, đã phát triển đến giai đoạn ổn định, trữ lượng và sản lượng cao, có độ tàn che > 0,7, ∑G > 27 m2/ha, ∑GD > 40 > 5 m2/ha. Trạng thái này bao gồm 3 OTC (chiếm 50% số OTC nghiên cứu). Cấu trúc rừng tương đối phức tạp, tầng tán gồm có 3 tầng chính là: tầng vượt tán, tầng ưu thế sinh thái (tầng giữa) và tầng dưới tán. Tầng vượt tán là những cây gỗ lớn có đường kính và chiều cao vượt trội vươn hẳn lên khỏi tầng tán chính và tạo thành những vòm tán không liên tục. Tầng ưu thế sinh thái, đây là tầng tán chính của rừng bao gồm những cây thân thẳng, tán tròn và hẹp, tán của các cây rừng nối tiếp nhau tạo thành những vòm tán liên lục. Tầng dưới tán, bao gồm những cây mọc rải rác dưới tán rừng, chiều cao thấp, sống trong điều kiện chịu bóng nhiều.

Rừng chiếm diện tích lớn so với diện tích đất tại khu vực nghiên cứu (diện tích rừng chiếm 88,1% tổng diện tích tự nhiên của bản). Tại khu vực nghiên cứu diện tích rừng trồng chiếm hơn 1/3 diện tích rừng cho thấy người dân đã có ý thức trồng rừng, kinh doanh rừng. Tuy nhiên với vị trí là bản trong khu bảo tồn thiên nhiên việc trồng rừng này cần phải có quy hoạch và được sự đồng ý của ban quản lý khu bảo tồn. Theo kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu, một số diện tích rừng trồng là do người dân đã phá một phần diện tích rừng phòng hộ gần bản để trồng rừng Keo.

Các trạng thái rừng này chủ yếu phân bố tập trung ở Phía Tây và Phía Bắc của Bản Phon Song.

Hình 4.1. Bản đồ hiện trạng rừng huyện Bolikhan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất lập kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn của hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) tại bản phon song, huyện bolikhan, tỉnh bolikhamxay, (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)