Trong công tác quản lý kinh doanh rừng, tùy thuộc vào từng chức năng cụ thể của rừng để điều chỉnh các mức độ tác động khác nhau. Một số chức
năng rừng đòi hỏi phải loại bỏ tất cả các hoạt động quản lý rừng, một số chức năng khác chỉ cho phép khai thác gỗ thương mại hoặc chỉ sử dụng tại chổ, còn một số chức năng khác chỉ áp dụng biện pháp quản lý đơn giản. Căn cứ vào chức năng rừng và biện pháp quản lý cho mỗi chức năng, diện tích rừng được chia ra làm 3 vùng chức năng. Trong nhiều trường hợp, chức năng rừng có thể trùng lặp và trường hợp này phải tuân thủ tất cả các biện pháp hạn chế.
Bảng 4.12. Các chức năng rừng theo phân khu chức năng Phân khu không sản xuất
(NTP)
Phân khu sản xuất hạn chế (RTP)
Phân khu sản xuất (TP)
Bảo vệ đất Bảo tồn đất Khu vực sản xuất
Phòng hộ dọc sông suối Bảo tồn lưu vực nước
Bảo vệ động vật hoang dã Bảo tồn sinh cảnh, hành lang di chuyển động vật hoang dã Bảo vệ hệ sinh thái đại diện Sử dụng tại chỗ kết hợp sử
dụng thương mại Bảo vệ hệ sinh thái quý hiếm
Vùng đệm cho tuyến đường
Với chức năng được nhóm theo các khu quản lý trên, diện tích rừng được tổng hợp theo các phân khu quản lý theo hiện trạng rừng theo các bảng sau:
Bảng 4.13. Các phân khu quản lý rừng
Phân khu quản lý rừng Ký hiệu Diện tích (ha)
Ha %
Phân khu sản xuất TP 8.405 52,90
Phân khu sản xuất hạn chế RTP 3.639,92 22,91 Phân khu không sản xuất NTP 3.842,37 24,19
Tổng cộng 15.887,29 100
Trên cơ sở kết quả xác định chức năng và phân khu quản lý, tiến hành sử dụng phần mềm Mapinfo để số hóa và biên tập bản đồ. Kết quả bản đồ phân khu quản lý rừng tỷ lệ 1/25.000 được trình bày dưới đây.
Hình 4.5. Bản đồ chức năng rừng Bản Phon Song huyện Bolikhan 4.3. Xác định rừng có giá trị bảo tồn cao