Những kết quả đã đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất lập kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn của hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) tại bản phon song, huyện bolikhan, tỉnh bolikhamxay, (Trang 35 - 37)

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự quyết tâm của một số chủ rừng và sự hỗ trợ của các đơn vị tư vấn như SFMI đồng thời với sự tài trợ của các tổ chức Quốc tế như GIZ, JICA, WWF, SNV... thời gian qua, tiến trình Quản lý rừng bền vững cũng đã đạt được một số kết quả quan trọng. Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng bằng trách nhiệm và nỗ lực của mình đã xây dựng phiên bản 9c - Tiêu chuẩn FSC Việt Nam, đây chính là cơ sở để các chủ rừng căn cứ nâng cao năng lực của mình và cũng là cơ sở để các tổ chức Quốc tế vào cấp Chứng chỉ tham khảo trong quá trình đánh giá và ra quyết định. 5 tổ chức Quốc tế gồm SGS, SW/RA, GFA, CU, WM đã mang các bộ tiêu chuẩn tạm thời vào đánh giá và cấp Chứng chỉ ở Việt Nam trong

thời gian qua. Trong thời gian đánh giá, SGS đã tham khảo nguyên tắc 8 và SW đã sử dụng 23 chỉ số của tiêu chuẩn 9c Việt Nam.

Năm 2006, đơn vị được cấp Chứng chỉ rừng đầu tiên ở Việt Nam là Công ty trồng rừng Quy Nhơn (QPFL) liên doanh với công ty New Oji (Nhật Bản) với tổng diện tích 9.762,61 ha rừng trồng với loài cây chính là Bạc đàn Urophylla. Nguồn kinh phí hoàn toàn do công ty New Ọji và đơn vị cấp chứng chỉ là tổ chức Quốc tế SGS (Thụy Sỹ). Đơn vị đầu tiên dùng 100% kinh phí cũng như tiềm năng tài nguyên của mình làm Chứng chỉ rừng là các Công ty trực thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam (VINAPACO) vào năm 2010. Với tổng diện tích được cấp chứng chỉ FSC FM/CoC là 12.201,30 với loài cây chủ yếu là các loài Keo. Đơn vị cấp chứng chỉ là tổ chức Quốc tế SW/RA (Hoa Kỳ), SFMI là đơn vị tư vấn. Hiện nay VINAPACO đã sang giai đoạn chứng chỉ 5 năm lần thứ 2 với chứng chỉ do Tập đoàn tư vấn GFA (CHLB Đức) cấp.

Bảng 1.4. Danh sách các chủ rừng đã đƣợc cấp chứng chỉ tại Việt Nam

TT Chủ rừng Diện tích (ha) Rừng TN (ha) Rừng trồng (ha) Tổ chức cấp CC 1 Công ty trồng rừng Quy

Nhơn (QPFL)- New Oji 9.762,61 0 9.762,61 SGS 2 Tổng công ty giấy Việt

Nam (VINAPACO) 12.201,30 338,9 11.862,10 SW 3 Nhóm ND Quảng Trị 861,83 0 861,83 GFA 4 Tổng công ty Cao su 11.784,10 0 11.784,83 CU 5 Công ty cổ phần XK Lâm sản Quảng Nam 1.475,46 0 1.475,46 WM 6 Dự án PT ngành LN 783,49 0 783,49 GFA

7 Công ty LN Bến Hải 9.463,00 0 9.463,00 GFA 8 Công ty TNHH Bình

Nam, Quảng Nam 2.969.19 0 2.969,19 WM

9 Tổng công ty LN Việt

Nam (VINAFOR) 38.185,73 17.549,00 20.636,67 WM 10 Công ty LN Đắk Tô (Kon

Tum) 15.755,40 15.755,40 0 GFA

11 Công ty LN Trường Sơn

(Quảng Bình) 33.149,20 31.813,50 1.336,7 GFA Tổng 136.706,00 33.304,00 103.088,30

(Nguồn: http://tongcuclamnghiep.gov.vn/)

Chứng chỉ CoC: 374 giấy chứng nhận trên toàn quốc

Mặc dù kết quả còn hết sức khiêm tốn, nhưng cũng đã có thể thấy rõ đã có sự chuyển biến tích cực về hoạt động Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất lập kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn của hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) tại bản phon song, huyện bolikhan, tỉnh bolikhamxay, (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)