Xác định các chức năng rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất lập kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn của hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) tại bản phon song, huyện bolikhan, tỉnh bolikhamxay, (Trang 82 - 86)

Bằng các phương pháp xác định khác nhau, đề tài đã xác định được 11 chức năng trong nhóm 3 chức năng chính của rừng tại Bản Phon Song, cụ thể được trình bày như sau:

4.2.1.1. Chức năng kinh tế

Được sử dụng chủ yếu để sản xuất kinh doanh gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, với tổng diện tích rừng dùng để sản xuất kinh doanh tại khu vực nghiên cứu và có diện tích 8.405ha rừng (chiếm 52,90%).

4.2.1.2. Chức năng sinh thái, môi trường * Bảo vệ và bảo tồn đất

Tại địa bàn nghiên cứu các khu vực này có tính chất bảo vệ nên được xác định là khu vực bảo vệ đất. Khu vực bảo vệ đất có tổng diện tích 599,87 ha chiếm 3,78% tổng diện tích rừng của Bản.

Để phòng ngừa thiệt hại do lở đất, đá rơi và các tác động vật lý khác gây ra, và để bảo vệ đất chống xói mòn và duy trì độ màu của đất, nghiêm cấm chặt cây. Cần tránh xây dựng đường sá, trong trường hợp xây dựng đường sá là bất khả kháng thì phải áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép để ngăn chặn xói mòn đất.

- Bảo tồn đất: Để giảm thiểu hoặc ngăn chặn tác động tiêu cực của việc sử dụng tài nguyên rừng nhằm bảo vệ đất, chống xói mòn và các quá trình suy thoái khác, đồng thời để duy trì độ màu của đất, tất cả các khu vực có độ dốc lớn, địa hình chia cắt mạnh, khu vực có khối lượng đất bị đào đắp nhiều, khu vực có nguy cơ xói mòn cao được phân loại thành khu vực bảo tồn đất, tổng cộng có 385,6ha chiếm 2,43% tổng diện tích rừng của Bản.

Qua khảo sát và nghiên cứu cho thấy thượng nguồn của hai lưu vực sông Nặm Măng có diện tích 396,82 ha chiếm 2,91% tổng diện tích Bản Phon Song được phân loại là bảo tồn lưu vực nước.

* Bảo vệ động vật hoang dã

Để ngăn chặn tác động của con người đến cuộc sống của các loài động vật quý hiếm bị đe doạ, phải loại trừ khu vực bảo vệ động vật hoang dã. Chỉ được phép sử dụng rừng tại chỗ (hái nấm, thu hái cây thuốc....) nếu bảo đảm được việc sử dụng này không làm thay đổi chất lượng và cấu trúc sinh cảnh động vật rừng. Chỉ làm đường trong trường hợp không còn biện pháp nào khác. Cấm săn bắn.

Căn cứ vào kết quả điều tra đa dạng động vật rừng, đã xác định được khu vực tại Bản Phon Song với tổng diện tích 1.164,3ha (chiếm 7,33% diện tích rừng) có quần thể các loài: 170 loài chim, có đến 22 loài dơi, 26 loài động vật lưỡng cư, 5 loài rùa, 9 loài thằn lằn và 9 loài rắn vốn sống phụ thuộc vào môi trường rừng.

* Bảo tồn sinh cảnh động vật hoang dã

Khu vực bảo tồn sinh cảnh động vật hoang dã là những nơi tập trung đông các loài động vật quý hiếm bị đe doạ cư ngụ. Đối lập với khu vực bảo vệ động vật rừng, sinh cảnh của các loài động vật rừng ở đây đã qua tác động và phân bố rải rác trong rừng lá rộng. Do đó được phép tiến hành các hoạt động lâm nghiệp nhưng phải có kế hoạch và thực hiện sao cho không ảnh hưởng tới thú rừng trong mùa giao phối và sinh sản. Ngoài ra không được làm thay đổi lớn chất lượng sinh cảnh và phải duy trì cấu trúc đa tầng tán của rừng. Cấm khai thác trắng. Không bài chặt cây ăn trái và cây bị mục vốn là nơi cư ngụ và là nguồn thức ăn của động vật rừng. Phải để mở những khoảng trống và độ mở tán nhỏ. Phải kiểm soát các hoạt động săn bắn.

Khu vực này bao gồm các hành lang di chuyển của chúng sang các khu vực bảo vệ động vật hoang dã khác.Theo kết quả điều tra đa dạng động vật rừng, phần lớn diện tích rừng tự nhiên của Bản Phon Song có rất nhiều loại động vật rừng nhất là ở khu vực phía Tây và phía Bắc của Bản. Tổng cộng khoảng 2.475,1ha, chiếm 15,58% tổng diện tích rừng để bảo tồn động sinh cảnh động vật hoang dã.

* Bảo vệ hệ sinh thái đại diện

Hệ sinh thái đại diện là những hệ sinh thái ổn định không bị xáo trộn dùng làm mẫu đại diện cho các nghiên cứu sinh thái và thực vật. Không tiến hành các hoạt động ở những khu vực này bao gồm các hoạt động sử dụng tại chỗ và sử dụng thương mại. Kết quả điều tra nghiên cứu tại khu vực nghiên cứu tác giả xác định được tại bản Son một diện tích rừng chưa bị tác động nhiều. Căn cứ vào bản đồ hiện trạng tác giả xác định được diện tích 687,2ha là hệ sinh thái đại diện cho rừng lá rộng thường xanh.

* Bảo vệ hệ sinh thái quý hiếm

Mục tiêu của chức năng này là bảo tồn hệ sinh thái đặc biệt quý hiếm. Không tiến hành các hoạt động quản lý rừng ở trong những khu vực này. Khu vực rừng trên núi đá vôi ở phía Bắc được xác định là khu vực bảo vệ hệ sinh thái. Căn cứu vào bản đồ hiện trạng để xác định diện tích vào khoảng 566,72 ha. Không được phép tiến hành các hoạt động quản lý rừng trong khu vực này ngoại trừ thu hái lâm sản phụ như trái cây, nấm, cây thuốc... để sử dụng tại chỗ.

* Phòng hộ dọc sông suối

Khu vực phòng hộ dọc sông suối là những diện tích nằm dọc hai bên bờ sông suối. Diện tích này bao gồm cả lòng sông suối, những diện tích bị nằm trong khu vực ngập lụt theo mùa. Những khu vực này trải dài từ đáy lòng sông suối cho đến chỗ cao nhất của bờ sông suối.

suối sẽ được áp dụng theo Nghị định rừng phòng hộ của văn phòng thủ tướng. Số 333/thủ tướng, ngày 19/07/2010. Đã dược qui định diện tích khu phòng hộ theo hai dọc hai bên sông của các sông, suối là 50m trở lên.

Tổng diện tích phòng hộ dọc sông suối khoảng 757,32 ha chiếm 4,77% diện tích rừng. Khu vực phòng hộ dọc sông suối là diện tích phải bảo vệ nghiêm ngặt. Không được phép tiến hành bất cứ hoạt động lâm nghiệp nào trừ hoạt động cần thực hiện để nâng cao chất lượng rừng và phục hồi nguyên trạng điều kiện tự nhiên. Vì những lý do thực tế, không thể cấm làm đường nhưng cần hạn chế làm đường ở những khu vực có thể. Nếu các tuyến đường buộc phải đi qua những khu vực phòng hộ dọc sông suối thì phải áp dụng tất cả các biện pháp có thể (làm rãnh thoát nước, cầu vượt...) để ngăn chặn xói mòn đất và tạo điều kiện khơi thông dòng chảy.

4.2.1.3. Chức năng xã hội

* Sử dụng tại chỗ kết hợp sử dụng thương mại

Phần lớn diện tích rừng này là rừng nghèo và rừng tái sinh được thỏa thuận với người dân sở tại để hộ sử dụng thu hái lâm sản ngoài gỗ. Tổng diện tích khu vực này là 382,4ha chiếm 2,41% tổng diện tích rừng. Bản Phon Song cam kết cho phép người dân sở tại được phép tiếp cận các khu vực rừng này để duy trì quyền sử dụng theo truyền thống của họ. Trong quá trình xây dựng kế hoạch khai thác, cần giải quyết thoả đáng các nhu cầu của người dân sở (không bài chặt các cây mà người dân sở tại sử dụng).

* Vùng đệm cho các tuyến đường

Vùng đệm cho các tuyến đường là những khu vực nằm dọc theo các tuyến đường mà nếu tiếnh hành các hoạt động quản lý rừng thì có thể gây tác động tiêu cực trực tiếp đến các tuyến đường hoặc an toàn giao thông. Mục đích của khu vực phòng hộ các tuyến đường là bảo vệ các con đường chống đá lăn, lở đất, cuốn trôi lớp và sói mòn do mưa lớn và bảo đảm an toàn giao thông

rừng. Cấm khai thác thương mại trong vùng đệm của các tuyến đường, kể cả chặt hạ và vận chuyển cây cho sử dụng tại chỗ. Tuy nhiên, những cây là nguồn gốc gây nguy hiểm cho các tuyến đường hoặc giao thông thì phải chặt càng sớm càng tốt. Những cây này là những cây chết, mục hoặc những cây có thể đổ gẫy khi có bão hay gió lớn. Người dân địa phương được phép thu hái lâm sản ngoài gỗ như trái cây, cây thuốc, nấm và lấy củi để sử dụng tại chỗ.

Bảng 4.11. Tổng hợp diện tích các chức năng rừng

Chức năng rừng Ký hiệu Diện tích

ha Tỷ lệ (%) 1. Chức năng sinh thái, môi trƣờng

- Bảo vệ đất SP 599,87 3,78

- Bảo tồn đất SC 385,6 2,43

- Bảo tồn lưu vực nước WCC 396,82 2,50

- Bảo vệ động vật hoang dã NWP 1.164,3 7,33 - Bảo tồn sinh cảnh động vật hoang dã NWC 687,2 4,33 - Bảo vệ hệ sinh thái đại diện NREP 2.475,1 15,58 - Bảo vệ hệ sinh thái quy hiếm NEP 566,72 3,57

- Phòng hộ dọc sông suối WRB 757,32 4,77

2. Chức năng xã hội

- Sử dụng tại chỗ kết hợp sử dụng thương mại SocLC 382,4 2,41 - Vùng đệm cho các tuyến đường ORB 66,96 0,42

3. Chức năng kinh tế

- Sản xuất kinh doanh TP 8.405 52,90

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất lập kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn của hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) tại bản phon song, huyện bolikhan, tỉnh bolikhamxay, (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)