Diễn Biến rừng phòng hộ các tỉnh khảo sát:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn ở tây nguyên (Trang 41 - 43)

Diễn biến rừng phòng hộ tại hai tỉnh Kon Tum và Lâm Đồng được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.2. Diễn biến rừng phòng hộ tại hai tỉnh Kon Tum và Lâm Đồng giai đoạn 2007 - 2013

Năm Diễn biễn diện tích rừng phòng hộ qua các năm (ha)

2007 2011 2012 2013

Kon Tum 186660 164735,7 164771,4 164767,5

Lâm Đồng 173553 172800 170200 169728,7

(Nguồn: Chi cục Kiểm Lâm, Chi cục Lâm nghiệp Kon Tum và Lâm Đồng) (Số liệu tính đến hết tháng 9/2013)

Biểu đồ 4.2. Diễn biến rừng phòng hộ tại hai tỉnh Kon Tum và Lâm Đồng giai đoạn 2007 – 2013

Từ bảng và biểu đồ ta thấy tổng diện tích rừng phòng hộ của cả 2 tỉnh Kon Tum và Lâm Đồng đều giảm. Trong vòng 6 năm diện tích rừng phòng hộ của tỉnh Kon Tum giảm từ 186660 ha xuống còn 164760,5 ha, tức là giảm 21899,5 ha. Trong thời gian này diện tích rừng phòng hộ của tỉnh Lâm Đồng giảm từ 173553 ha xuống còn 169728,7 ha, giảm 3824,3 ha.

Riêng với tỉnh Kon Tum trong giai đoạn từ năm 2007 – 2011diện tích rừng phòng hộ giảm đột ngột từ 186660 ha xuống còn 164735,7 ha, tức là giảm 21924,3 ha trong 5 năm kéo diện tích rừng phòng hộ của Kon Tum đang từ chỗ rất cao 186660 ha, cao hơn diện tích rừng phòng hộ của tỉnh Lâm

150000 155000 160000 165000 170000 175000 180000 185000 190000 2007 2011 2012 2013 Kon Tum Lâm Đồng

Đồng 13107 ha vào năm 2007 xuống còn164735,7 ha và thấp hơn diện tích rừng phòng hộ của tỉnh Lâm Đồng 8064.3 ha. Nguyên nhân do trong 5 năm này lượng người dân di cư vào Kon Tum quá lớn, nạn phá rừng diễn ra mạnh và khó kiểm soát khiến rừng bị mất rất nhiều, đây cũng là giai đoạn giữ rừng rất khó khăn của lực lượng bảo vệ rừng nơi đây. Cũng trong thời gian này diện tích rừng phòng hộ của Tỉnh Lâm Đồng giảm 733 ha từ 173533 ha xuống còn 172800 ha.

Trong năm 2012, với nhiều nỗ lực, tỉnh Kon Tum đã nâng diện tích rừng phòng hộ tăng được 35,7 ha nhưng diện tích này lại giảm vào nửa đầu năm 2013do nạn lấn chiếm rừng làm đất sản xuất và nguy cơ này lại bắt đầu có xu hướng tăng trở lại.

Một cách tổng quát, tỉnh Lâm Đồng có tốc độ mất rừng chậm hơn so với tỉnh Kon Tum nhưng diện tích rừng phòng hộ tại tỉnh này đang giảm dần theo các năm, nếu không ngăn chặn thì tốc độ này sẽ gây ảnh hưởng lớn đối với công tác quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn.

Diện tích rừng giảm tại hai tỉnh trong giai đoạn này do nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là nạn khai thác gỗ trái phép, lấn đất làm rẫy và các địa phương đã thực hiện các chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng các loại rừng, cụ thể là chuyển đổi diện tích từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất và các loại đất khác. Ví dụ tại huyện Đam Rông năm 2010 rừng phòng hộ rất xung yếu chuyển sang rừng sản xuất: 476 ha, rừng phòng hộ xung yếu chuyển sang rừng sản xuất 3397 ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn ở tây nguyên (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)