Các giải pháp về chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn ở tây nguyên (Trang 94 - 97)

4.3.1.1. Xây dựng các chính sách liên quan

Hiện nay vấn đề quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn được nhiều văn bản, thể chế chính sách đề cập đến tuy nhiên có nhiều điểm còn chung chung, chưa rõ ràng, chưa phù hợp với tình hình thực tế. Cụ thể:

- Về cơ chế hưởng lợi: trên địa bà chưa có văn bản nào hướng dẫn người dân được khai thác cụ thể loài cây gì với số lượng bao nhiêu khiến người dân không biết mình được tận thu những gì trong rừng. Những quyền lợi của người dân ghi trong hợp đồng nhận khoán cũng rất hạn chế. Xác định sản phẩm chính, sản phẩm phụ: chưa quy định rõ các tiêu chí để phân biệt sản phẩm chính, sản phẩm phụ từ rừng. Quy định về chặt tỉa thưa, cây phù trợ (Điều 6) trong RPH chưa rõ ràng. Tỷ lệ sản phẩm được hưởng lợi: Điều 14 quy định, hộ gia đình, cá nhân được nhận khoán RPH, được hưởng tỷ lệ giá trị sản phẩm khai thác căn cứ vào hiện trạng rừng khi giao cho hộ gia đình, cá nhân. Tuy nhiên, việc khoán rừng trước đây chủ yếu mới xác định về vị trí, diện tích rừng và loại rừng; chưa xác định cụ thể trạng thái rừng khi khoán nên không có căn cứ để tính mức hưởng lợi cho hộ gia đình, cá nhân, làm cho nhiều địa phương lúng túng. Rừng cộng đồng đóng góp vai trò rất lớn trong công tác bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn nhưng cộng đồng là một đối tượng không cụ thể khiến cho ít chính sách quan tâm đến việc phát triển loại hình này, cộng đồng chưa được công nhận là một thể chế hoàn chỉnh. Vậy tôi xin đề xuất:

+) Các chủ rừng trước khi giao hoặc thực hiện khoán bảo vệ rừng phòng hộ phải có công tác điều tra, thống kê lại trữ lượng rừng cụ thể, khi nhận bàn giao lại có cơ sở để đánh giá rừng đó có tăng trưởng bao nhiêu để xác định mức người dân tham gia bảo vệ rừng được nhận.

+) Các chủ rừng cần xác định rõ các loại lâm sản phụ có trên từng khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn, đánh giá về trữ lượng để có hướng dẫn cụ thể người dân được thu hái những gì với số lượng là bao nhiêu.

+) Nếu khu rừng người dân tham gia bảo vệ có các hoạt động khai thác sản phẩm thì chủ rừng và đơn vị hưởn lợi phải trích kinh phí hỗ trợ lại cho hoạt động bảo vệ rừng của cộng đồng.

+) Các nguồn kinh phí hỗ trợ cho cộng đồng nói chung cần được chuyển trực tiếp cho cộng đồng để cộng đồng có kinh phí phục vụ hoạt động bảo vệ rừng của mình.

- Về quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng phần quy định về rừng nghèo có biên độ giao động quá lớn, mức trần của biên độ này cao so với tình hình trữ lượng thực tế của đa số rừng trên cả nước. Cần điều chỉnh lại quy định này với mức trần thấp hơn để phù hợp với tình hình thực tế.

- Về quy định chuyển đổi mục đích sử dụng rừng: Nhiều nơi đang tiến hành chuyển đổi rừng nghèo kiệt thành rừng trồng cây mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, nhưng thực tế nhiều rừng nghèo hoặc rừng có thể phát triển thành rừng giàu và cả rừng không nghèo vẫn bị chuyển đổi, vấn đề này cần được xem xét kỹ và cân nhắc cụ thể bằng các quy định chặt chẽ hơn để không mất nốt những cánh rừng còn lại.

- Về quyền và nghĩa vụ của các đơn vị chức năng có trách nhiệm bảo vệ phát riển rừng nên có những quy định để họ phát huy được vai trò vai trò của mình như tăng quyền hạn và thẩm quyền xử lý để có tính răn đe cao hơn đối với những trường hợp vi phạm đồng thời có những chính sách hỗ trợ về kinh tế để lực lượng này yên tâm giữ rừng.

4.3.1.2. Quy hoạch rừng phòng hộ đầu nguồn phải được ưu tiên ngang bằng với các quy hoạch khác

Một thực tế hiện nay là quy hoạch rừng phòng hộ thường đứng sau các quy hoạch khác như quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội…điều này khiến cho công tác quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn trở nên bị động, khó triển khai các kế hoạch dài hạn. Công tác quy hoạch nhiều nơi chưa sát thực tế, nhiều văn bản chồng chéo khiến đơn vị thực thi lúng túng khi thực hiện. Quy hoạch xong công tác kiểm tra còn thiếu và thực hiện chưa đồng bộ khiến nhiều sai phạm không được phát hiện kịp thời chỉ đến khi công luận phát hiện và phản đối dữ dội cơ quan chức năng mới phát hiện để lại nhiều hậu quả khó khắc phục như công tác chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cây cao su, tình trạng dâ lấn đất rừng phòng hộ để trồng cà phê, sắn vẫn diễn ra. Để giải quyết vấn đề này rất cần các nhà hoạch định quy hoạch chú tâm đến rừng phòng hộ đầu nguồn, đặt quy hoạch rừng phòng hộ đầu nguồn ngang bằng với các quy hoạch khác và đơn vị chủ rừng có thể chủ động các hoạt động của mình. Đẩy mạnh công tác kiểm tra sau quy hoạch.

4.3.1.3. Giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu đất sản xuất của cộng đồng và đất rừng

Đây là một khía cạnh quan trọng trong công tác quy hoạch. Để giải quyết mâu thuẫn này cần có sự tham gia của cộng đồng. Gắn việc quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy với việc giao đất giao rừng cho người dân được sử dụng lâu dài, gắn việc sản xuất nông nghiệp trước mắt với việc phục hồi rừng trong tương lai. Chuyển đổi những khu đất sản xuất nông nghiệp không hiệu quả sang trồng rừng sản xuất. Tăng cường các ứng dụng để trồng cây dưới tán rừng, tận dụng được các diện tích đất trong rừng mà không làm ảnh hưởng đến hiệu năng phòng hộ của rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn ở tây nguyên (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)