Những tác động từ con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn ở tây nguyên (Trang 52 - 94)

4.2.3.1. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế, xã hội và phong tục tập quán của người dân đến công tác quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn

a. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế, xã hội Thuận lợi

Kinh tế của người dân ngày càng được cải thiện nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền, các chương trình, dự án hỗ trợ như 134,135… nên đời

sống người dân ở các vùng sâu, vùng xa đã nâng cao, giảm sức ép đối với tài nguyên rừng.

Rừng Tây Nguyên ngày càng được quan tâm hơn, nhiều dự án phát triển lâm nghiệp được triển khai tại đây như dự án 661, Flitch, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng đang được áp dụng tại đây đã đẩy mạnh ý thức bảo vệ rừng của người dân đồng thời công tác bảo vệ rừng cũng được xã hội quan tâm hơn trước.

Kinh tế phát triển, thu nhập từ rừng mang lại đã cao hơn hẳn nên thu hút được nhiều tổ chức và cá nhân tham gia công tcas bảo vệ rừng giảm sức ép lên các cơ quan nhà nước.

Khó khăn

Người dân được tuyên truyền vận động đã nâng cao ý thức bảo vệ rừng nhưng ý thức này mới được hình thành chứ chưa phát triển sâu rộng nên ngay khi thấy lợi là người dân lại tác động trở lại vào rừng. Một thực tế rất đáng lo là khi các cây trồng như Cà phê, Hồ tiêu… được giá thì rừng lại càng mất nhiều hơn do người dân muốn mở rộng đất để sản xuất và lấy gỗ rừng làm trụ trồng cây.

Công tác quản lý các công ty, các tổ chức tham gia bảo vệ rừng cũng gặp nhiều khó khăn, có nhiều hiện tượng các công ty tham gia bảo vệ rừng cũng tiến hành lấn chiếm đất rừng.

Khu vực đông dân nhưng mật độ phân bố không đồng đều, cơ cấu lao động còn chưa phù hợp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Phân cấp giàu nghèo ngày càng lớn. Những vùng đất màu mỡ hầu như đang được canh tác bởi những hộ dân di cư, các dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời đang bị đẩy vào sâu hơn, họ trở thành thiểu số ngay trên quê hương của chính họ và gặp nhiều khó khăn về kinh tế khiến họ phải tiếp tục sống dựa vào rừng.

Tất cả những điều đó đang là những khó khăn thách thức đối với công tác quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn của khu vực.

b. Ảnh hưởng của phong tục tập quán

Người dân nơi đây trước chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, họ có tập quán làm nương rẫy và tài nguyên quan trọng nhất của họ là đất rừng. Các tộc người vẫn sống hòa bình với nhau bởi sự gắn kết về phong tục tập quán và được quản lý bởi các già làng, họ sống tập trung thành các thôn bản.

Các thôn ở đây có tính ổn định cao, mỗi thôn quản lý một diện tích đất đai nhất định, ranh giới giữa các thôn thường được chia theo ranh giới tự nhiên như các con sông, suối, khe núi… các ranh giới đôi khi chỉ mang tính ước lệ nhưng được các cộng đồng dân cư nơi đây rất tôn trọng. Họ có cuộc sống gắn liền với rừng, từ nguồn thức ăn hàng ngày đến nơi ở khi sống và khi chết đều liên quan đến rừng và gỗ rừng. Họ ăn rau lấy từ rừng, trồng cây trên đất rừng, săn thú rừng làm thức ăn hàng ngày, lấy gỗ rừng làm nhà mà nhà Rông Tây Nguyên đã trở thành biểu tượng của cả vùng đất này, và gỗ rừng để tạo khắc các biểu tượng dặt bên mộ người chết tiêu biểu là các nhà mồ nổi tiếng độc đáo ở đây, chúng không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn là văn hóa và đậm chất nghệ thuật.

Tại đây vai trò của già làng, trưởng bản hoặc trưởng thôn rất cao, họ là những người rất uy tín trong làng và đại diện cho cộng đồng dứng ra giải quyết những vấn đề chung.

Chính những phong tục tập quán của người dân nơi đây gắn liền với rừng đã đặt ra yêu cầu cho những nhà quản lý phải dung hòa được quyền lợi của người dân đồng thời vẫn giữ được rừng.

4.2.3.2. Ảnh hưởng của việc khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ và lấn chiếm đất rừng

Việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ ảnh hưởng trực tiếp đến rừng phòng hộ, khiến rừng bị suy giảm diện tích và ảnh hưởng đến cấu trúc của rừng.

Từ lâu việc khai thác gỗ và trong rừng phòng hộ đã được quản lý chặt chẽ, nếu có hoạt động nào xâm hại đến rừng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật nhưng với những giá trị từ rừng mang lại khiến rất nhiều người vẫn phá rừng.

Bảng 4.5. Tổng hợp vi phạm tài nguyên rừng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2010 – 7/2013

Nội dung Đvt Tổng

1. Vi phạm các Qui định chung của nhà nước về bảo vệ rừng Vụ 71 2. Vi phạm các qui định của nhà nước về phòng cháy chữa

cháy rừng Vụ 37

Diện tích ha 522,2

3. Lấn, chiếm rừng trái pháp luật Vụ 1

Diện tích ha 0,5

4. Phá rừng trái pháp luật Vụ 1387

Diện tích ha 293

5. Khai thác rừng trái phép Vụ 370

Khối lượng M3 2718

6. Vi phạm các qui định về quản lý bảo vệ động vật rừng Vụ 5

7. Vận chuyển lâm sản trái pháp luật Vụ 360

Khối lượng M3 729

8. Mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh cất giữ lâm sản Vụ 815

Khối lượng M3 2405

9. Vi phạm thủ tục hành chính trong mua bán vận chuyển, kinh

doanh cất giữ lâm sản Vụ 22

Khối lượng M3 66

(Nguồn: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum) [7]

Tại tỉnh Kon Tum tình hình vi phạm lâm luật vẫn diến ra và chủ yếu tập trung ở việc khai thác gỗ. Trong tất cả các vụ vi phạm, khai thác rừng trái phép chiếm tỉ lệ cao nhất: 2718 m3/ 370 vụ, tiếp theo là mua bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản với 2405 m3/ 815 vụ và đứng thứ ba là vận chuyển lâm sản trái pháp luật với 729 m3/ 360 vụ. Kon Tum còn nhiều rừng với trữ

lượng các loại lâm sản có giá trị cao nên không tránh khỏi việc rừng bị nhiều lâm tặc nhòm ngó khiến công tác bảo vệ rừng rất vất vả.

Bảng 4.6. Diện tích rừng bị lấn chiếm tại các Ban quản lý rừng phòng hộ tỉnh Kon Tum Đơn vị Tổng diện tích nương rẫy (ha) Nương rẫy có từ trước (ha) Diện tích bị lấn chiếm (ha) BQLRPH Thạch Nham 1950 1950 0 BQLRPH Đăk Nhông 1393 823,5 569,5 BQLRPH xã Đăk Long 93 0 93 BQLRPH Đăk Plô 410 410 0 BQLRPH Đăk Hà 111,4 102 9,4

BQLRPH huyện Kon Rẫy 1102,3 0 1102,3

BQLRPH Tu Mơ Rông 2199 2199 0

BQLRPH Đăk Ang 277,6 242,6 35

Tổng 7536.3 5757,1 1809,2

(Nguồn: Chi cục Lâm nghiệp Kon Tum 2013)[7]

Không chỉ có việc khai thác gỗ mà việc rừng bị lấn chiếm để lấy đất làm nương rẫy cũng khiến các đơn vị chủ rừng vất vả trong công tác quản lý. Tổng diện tích nương rẫy của các Ban quản lý rừng phòng hộ tỉnh Kon Tum là 7536.3 ha, trong đó nương rẫy có từ trước là 5757,1 ha, diện tích bị lấn chiếm là 1809,2 ha. Hầu hết các Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn đều để xảy ra tình trạng phá rừng lấy đất làm rẫy. Trong tất cả các Ban quản lý rừng phòng hộ của tỉnh Kon Tum có hai Ban quản lý rừng phòng hộ để xảy ra hiện tượng lấn chiếm nhiều nhất là Ban quản lý rừng phòng hộ Đắc Nhông và Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Kon Rẫy, đây là hai Ban quản lý rừng phòng hộ tại huyện miền núi còn nhiều khó khăn về kinh tế, đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đặc biệt huyện Kon Rẫy với xã Đăk Kôi là nơi bị thiệt hại nặng nề trong cơn bão số 9 năm 2009, tình hình kinh tế của địa phương này

đang được phục hồi nhưng còn rất chậm khiến gánh nặng của rừng vẫn còn rất nhiều.

Bảng 4.7. Thống kê vi phạm luật Bảo vệ và phát triển rừng huyện Lạc Dương giai đoạn 2007 - 2011

Năm Tổng số vụ Khai thác Mua bán, vận chuyển chế biến Tổng khối lượng tịch thu Phá rừng Gỗ (m3) Động vật rừng (kg) Số vụ Diện tích (ha) 2007 110 17 63 350 147 109 52 2008 97 12 54 289 125 210 47 2009 90 13 60 321 130 94 29 2010 79 9 42 170 47 46 20 2011 67 7 35 112 45 23 17 Tổng 443 58 254 1242 495 482 165

(Nguồn: Hạt kiểm lâm Lạc Dương)

Bảng 4.8. Tổng hợp tình hình vi phạm tài nguyên rừng của BQL RPHĐN Đa Nhim tỉnh Lâm Đồng từ 01/2013 – 08/2013

STT Hành vi Số vụ Diện tích (ha) Khối lượng (m3) 1 Phá rừng 50 11.5 2 Khai thác 8 240

3 Lấn chiếm đất lâm nghiệp 3 0,2 4 Vận chuyển lâm sản trái phép

và cất giữ lâm sản 1 3,1

(Nguồn: Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim 2013)

Lâm Đồng cùng với các tỉnh khác của khu vực Tây Nguyên là điểm nóng trong công tác bảo vệ rừng bởi nạn lấn chiếm đất rừng để làm đất trồng Cà phê, Tiêu và khai thác gỗ lậu. Huyện Lạc Dương cũng là huyện có tình

hình quản lý rừng phức tạp nhất với nhiều vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng trong đó có cả vi phạm về rừng và đất rừng phòng hộ. Do nguồn lợi từ việc khai thác lâm sản quá lớn nên các vụ vi phạm chủ yếu tập trung vào việc khai thác, vận chuyển và mua bán lâm sản trái phép.

Bảng 4.9 .Tổng hợp tình hình vi phạm tài nguyên rừng của BQL RPHĐN Sêrêpôk tỉnh Lâm Đồng từ 2009 – 07/2013

Năm Hành vi Số vụ Diện tích (ha) Khối lượng (m3)

2009 Phá rừng 19 14.4 Khai thác 8 22.5 2010 Phá rừng 5 5.3 Khai thác 6 10,1 2011 Phá rừng 4 4.2 Khai thác 3 5.4 2012 Phá rừng 3 3.6 Khai thác 2 3.7 2013 Phá rừng 1 1.5 Khai thác 0

(Nguồn: Ban quản lý rừng phòng hộ Sêrêpôk)[4,5]

Tình hình vi phạm tài nguyên rừng diễn ra ở Ban quản lý rừng phòng hộ Sêrêpôk vẫn diễn ra và tập trung vòa đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số lấn đất rừng để trồng Sắn, trồng Ngô và Sầu riêng nhưng với những nỗ lực giữ rừng của các cán bộ chủ rừng và cơ quan bảo vệ rừng đã ngăn chặn tình hình vi phạm giảm số vụ, giảm lượng khai thác trái phép.

Năm 2013 tỉnh đã nỗ lực để chấn chỉnh tình trạng vi phạm và kết quả cho thấy nỗ lực đã có tác dụng khi trong hai quý đầu năm những vi phạm về rừng phòng hộ xảy ra rất ít, tuy vậy vẫn cần có những theo dõi trong thời gian tới để có hướng giải quyết dứt điểm.

Qua quá trình đi khảo sát thực địa và tìm hiểu đời sống của người dân tôi nhận thấy việc cung cấp nguồn gỗ hợp pháp để đáp ứng các nhu cầu trong đời sống hàng ngày của người dân không đủ so với nhu cầu của họ. Thực tế có hai nguồn cung cấp gỗ hợp pháp là nguồn gỗ khai thác từ tự nhiên theo

Quyết định 167/QĐ – TTg của thủ tường chính phủ nhưng số lượng này rất hạn chế và nguồn cung thứ hai là nguồn gỗ tịch thu qua xử lý vi phạm nhưng số gỗ này phải qua đấu giá mà điều đó đồng nghĩa với việc người dân không thể tiếp cận nguồn cung này. Đây cũng là một chú ý để người quản lý có những chính sách phù hợp nhằm giữ rừng hiệu quả.

Hình 4.5: Rừng phòng hộ đầu nguồn bị lấn chiếm để trồng sắn tại Kon Tum

Hình 4.6 : Rừng phòng hộ đầu nguồn bị lấn chiếm để trồng Cà phê ở Lâm Đồng

4.2.3.3 Mức độ quan trọng của tài nguyên rừng đối với cộng đồng dân cư

Để đánh giá được mức độ quan trọng của tài nguyên rừng đối với cộng đồng dân cư tác giả đã tiến hành thảo luận nhóm và phỏng vấn các hộ gia đình. Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 4.10. Tầm quan trọng của tài nguyên rừng đối với cộng đồng dân cư về mặt kinh tế, xã hội

Sản phẩm

Mức độ

quan trọng Thuận lợi Khó khăn Giải pháp

Gỗ, động vật rừng Rất quan trọng Có sẵn trong rừng, dễ tiêu thụ,thu nhập mang lại cao

Xa nhà, đi lại khó khăn, không được khai thác

Tăng cường công tác tuần tra, phát hiện kịp thời,có quy ước và chế độ hưởng lợi phù hợp

Củi đun Rất quan

trọng Có sẵn trong rừng, không thể thiếu Xa nhà, đi lại khó khăn. Bị hạn chế lấy

Khoanh nuôi bảo vệ, khai thác hợp lý, tiến hành trồng rừng sản xuất để lấy các sản phẩm phụ làm chất đốt, có phương pháp đun nấu tiết kiệm củi Rau, thuốc chữa bệnh Quan trọng Có sẵn trong rừng, biết chế biến,có kinh nghiệm phân biệt, có thể mang bán Xa nhà, đi lại khó khăn, ngày càng hiếm gặp Nghiên cứu tính chất đất, điều kiện sống của cây để mang về trồng gần nhà Các lâm sản phụ khác Bình thường Có sẵn trong rừng Bị hạn chế thu hái Có hướng dẫn và khoanh vùng thu hái hợp lý

(Mức độ quan trọng được xếp theo 4 mức: không cần thiết, bình thường, quan trọng và rất quan trọng)

Rừng rất quan trọng với đời sống của người dân nói chung và với những người sống gần rừng nói riêng. Những người sống gần rừng chủ yếu là đông bào dân tộc ít người, đời sống của họ sống phụ thuộc chặt chẽ vào rừng. Họ sử dụng đất rừng để canh tác nông nghiệp (100% người dân tộc thiểu số có nương rẫy), họ trồng chủ yếu là lúa nương (ruộng 1 vụ), rẫy trồng nhiều nhất là khoai mỳ, còn lại là trồng rừng sản xuất quy mô nhỏ, ít chăn nuôi và chuồng trại còn thô sơ.

Gỗ là nguồn nguyên liệu không thể thiếu đối với đồng bào dân tộc nơi đây, họ cần gỗ làm nhà, làm đồ gia dụng, phục vụ đời sống tâm linh và những năm gần đây khi có nhiều người vào thu mua gỗ thì những người dân ở đây lại làm thuê cho chủ buôn gỗ, khai thác gỗ bán với nhiều hộ trở thành nguồn thu nhập chính nuôi sống cả nhà.

Động vật rừng trước được dùng làm thức ăn nhưng nay thì không chỉ làm thức ăn mà cũng trở thành sản phẩm để bán cho thương lái và giá của một số loài có giá trị chữa bệnh nan y còn cao hơn cả khai thác gỗ.

Củi là chất đốt chủ yếu cho các hộ gia đình nơi đây, họ còn dùng lửa để sưởi ấm. Củi là thành phần không thể thiếu đối với họ.

Rau ăn và thuốc chữa bệnh trước đây là những thành phần không thể thiếu nhưng nay có sự tuyên truyền và giao thương buôn bán đồng thời có nhiều công trình y tế nên đã thay thế được những sản phẩm từ rừng, người dân đã có thể tự trồng rau ăn, đau ốm đã có bác sỹ. Tuy vậy những sản phẩm thiên nhiên này lại được thị trường ưa chuộng nên vẫn được khai thác rất nhiều.

Các lâm sản phụ khác ít quan trọng hơn nhưng với thu nhập không ổn định của những hộ đồng bào sống tại khu vực này thì chúng vẫn có tầm quan trọng nhất định.

Để làm rõ hơn nữa mức độ quan trọng của tài nguyên rừng đối với đời sống của cộng đồng dân cư tại khu vực điều tra tác giả đã tiến hành phỏng vấn để điều tra thu nhập của các hộ dân. Các nguồn thu được chia làm các nội dung: thu nhập từ trồng lúa, trồng rau, làm thuê, chăn nuôi trâu bò, tiền công khoán BVR, khai thác tài nguyên và làm rẫy. Các hộ dân được phỏng vấn có thu nhập bình quân hàng năm chỉ từ 22 triệu đồng/ năm/hộ/5 khẩu – 34 triệu đồng/năm/hộ/5 khẩu với các dân tộc thiểu số, theo chuẩn nghèo thì họ đều được xếp vào loại hộ nghèo hoặc cận nghèo, các hộ người Kinh thì thu nhập khá hơn và mức độ phụ thuộc vào rừng cũng ít hơn.

Cụ thể như sau:

Bảng 4.11. Thống kê thu nhập theo % các nguồn thu của các hộ dân theo thành phần dân tộc tại nơi điều tra ( ĐVT: %)

TT Nguồn thu nhập Hộ GĐ dân tộc Xê Đăng Hộ GĐ dân tộc K`Ho Hộ GĐ dân tộc Kinh 1 Trồng lúa 18 9 0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn ở tây nguyên (Trang 52 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)