Những tác động từ thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn ở tây nguyên (Trang 49 - 52)

4.2.1.1 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên a. Thuận lợi

Khu vực Tây Nguyên có điều kiện tự nhiên thuận lợi, tất cả các tỉnh đều đã hoàn thành đường tỉnh lộ nối liền giao thông trong toàn tỉnh và giao lưu với các tỉnh khác trong khu vực cũng như trong cả nước. Với tiềm năng đất đai phong phú (gần 1,5 triệu ha đất Bazan), tài nguyên rừng trong vùng đa dạng về thực vật và động vật, tổng diện tích tự nhiên lớn (5440954 ha), diện tích đất quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp cao (chiếm hơn 60% diện tích đất tự nhiên)

Diện tích rừng của khu vực lớn nhất cả nước và đa số được quy hoạch là rừng phòng hộ đầu nguồn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước cho các công trình thủy điện trên địa bàn.

Tây nguyên được ưu thế về tiềm năng đất đai, hơn 1,5 triệu ha đất bazan thuộc loại màu mỡ nhất trên thế giới là nguồn lợi rất lớn để cây rừng tự nhiên sinh trưởng và phát triển, đồng thời cũng là nơi trồng thích hợp cho những loài cây có giá trị kinh tế cao như cà phê, các loại hoa... giúp người dân có thu nhập cao giảm gánh nặng vào rừng tạo đà cho sự sinh trưởng và phát triển của rừng trên địa bàn.

Khí hậu của vùng Tây Nguyên ôn hòa tạo điều kiện cho rừng tự nhiên phát triển tốt và đa dạng về chủng loại đồng thời có nhiều cây mang lại giá trị về kinh tế và khoa học nhưn Sâm ngọc linh, Thông đỏ...

Khu vực có nhiều sông suối nhỏ cung cấp nước cho người dân sinh hoạt đông thời cũng là nguồn nước tưới tiêu cho các hoạt động trồng cấy của người dân. Hoạt động trồng rừng cũng vì thế mà thuận lợi.

b. Khó khăn

Chính những đặc điểm thuận lợi của Tây Nguyên lại là những nguyên nhân gây khó khăn trong công tác quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn.

Địa hình của khu vực tương đối phức tạp, có đủ cả ba dạng địa hình chính: núi cao, đồi thấp đến trung bình, thung lũng. Địa hình bị phân cắt mạnh ảnh hưởng rất nhiều đến công tác tuần tra bảo vệ rừng.

Các tỉnh Tây Nguyên lại có địa hình chủ yếu là đồi, núi, cao nguyên; riêng địa hình có độ dốc từ 100 trở lên chiếm gần một phần hai diện tích của khu vực. Những vùng đất dốc này, trước đây được che chở khá tốt của cây rừng nhưng những năm gần đây rừng bị chặt phá nghiêm trọng nên độ che phủ không những giảm sút mà chất lượng rừng cũng suy giảm. Từ năm 2008 đến nay, đã ghi nhận được 40 trận lũ quét-lũ bùn đá có qui mô lớn.

Lũ quét-lũ bùn đá trên khu vực Tây Nguyên là tổng hợp của nhiều yếu tố như lượng mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn, độ dốc lòng và chiều dài dòng lớn, mức độ trượt lở trong lưu vực cao, độ dốc và diện tích lưu vực lớn. Cùng với đó là biến đổi khí hậu, chặt phá rừng và các tác động của con người đến môi trường đã làm cho lũ quét-lũ bùn đá và nhiều loại hình thiên tai khác ngày càng gia tăng.

Lũ quét-lũ bùn đá xảy ra trên hệ thống sông suối nhưng không đồng đều ở các lưu vực, tỉnh, huyện do địa hình của Tây Nguyên bị phân cắt mạnh và là thượng nguồn của nhiều con sông lớn. Lũ quét-lũ bùn đá xuất hiện nhiều nhất ở các khu vực miền núi thuộc Kon Tum, tiếp theo là các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng và ít nhất là Đắk Nông. Lũ quét-lũ bùn đá thường phát sinh trên các dòng chảy cấp 1, 2 và 3, còn trên các dòng cấp 4, 5 và cao hơn phổ biến là lũ lụt.

Thời gian xảy ra lũ quét- lũ bùn đá từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm chủ yếu do những cơn mưa lớn đi kèm bão đổ bộ vào khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Theo thống kê có > 70 % các trận lũ quét-lũ bùn đá xảy ra vào tháng 9 và tháng 10, còn lại xuất hiện vào tháng 5 đến tháng 8.

Bên cạnh những yếu tố tự nhiên, những hoạt động của con người cũng góp phần dẫn đến việc tăng cường lũ quét, lũ bùn đá. Trong những năm gần đây, hiện tượng lũ quét xảy ra do sự cố vỡ đập hay xả lũ tại một số hồ thủy

điện - thủy lợi trong mùa mưa đang trở thành vấn đề rất đáng quan ngại. Ví dụ như ngày 22/11/2012 xảy ra lũ quét ở dòng chảy cấp 3 suối Đắk Mek là do thi công kém, gây vỡ đập thủy điện Đắk Mek 3 tại xã Đắk Nhoong huyện Đắk Glei tỉnh Kon Tum.

Lũ quét –lũ bùn đá ngày càng gia tăng về số lượng cũng như quy mô mức độ thiệt hại về người và tài sản. Một số trận có mức độ tàn phá làm chết và bị thương đến vài trăm người (Theo báo cáo Hội thảo: “Quản lý bền vững đất và nước ứng phó với hạn hán, lũ lụt, hoang mạc hóa và biến đổi khí hậu vùng Tây Nguyên”)[37]

4.2.1.2 Ảnh hưởng của lửa rừng và sâu bệnh hại

Lửa và sâu bệnh hại là những hiểm họa thiên nhiên đe dọa rất nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của rừng.

Bảng 4.4. Tổng hợp tình hình cháy rừng và sâu bệnh hại rừng các tỉnh

thuộc khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2011 – 2013 (ĐVT: Ha)

Tỉnh

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Cháy rừng Cháy rừng Cháy rừng R.tự nhiên Rừng trồng R.tự nhiên Rừng trồng R.tự nhiên Rừng trồng Kon Tum 0 7,4 0 0 0 0 Gia Lai 0 126,7 0 0 0 0 Lâm Đồng 0,6 0 2,9 0 8,7 0,2 Đăc Lăc 0 0 0 0 0 0 Đăk Nông 0 0 0 0 0 0 Toàn vùng 0.6 134,1 2,9 0 8,7 0,2

Theo kết quả điều tra rừng phòng hộ của các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên không bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh hại, đây là lợi thế rất lớn của rừng phòng hộ đầu nguồn là rừng tự nhiên vốn đa dạng về loài động thực vật, nhiều tầng tán khiến sâu bệnh hại khó có thể sinh trưởng phát triển mạnh thành dịch được.

Rừng phòng hộ khu vực Tây Nguyên trong ba năm trở về đây không bị nạn cháy rừng đe dọa nhiều, duy nhất có tỉnh Lâm Đồng để xảy ra hiện tượng cháy rừng phòng hộ là rừng tự nhiên trong ba năm liên tục, tuy diện tích rừng bị cháy không lớn nhưng đang có xu hướng tăng dần lên theo các năm. Rừng phòng hộ tại Lâm Đồng đa phần là Thông ba lá thuần loài nên công tác bảo vệ rừng khỏi nạn cháy rừng là rất quan trọng nhất là trong thời gian gần đây khi thời tiết có những diễn biến rất phức tạp.

Tỉnh Gia Lai là tỉnh có diện tích rừng phòng hộ bị cháy nhiều nhất: 126,7 ha vào năm 2011. Tất cả diện tích này đều là rừng trồng. Tuy vậy hai năm tiếp theo Gia Lai không để xảy ra vụ cháy rừng phồng hộ nào nữa. Đây là nỗ lực đáng ghi nhận của Gia Lai trong công tác bảo vệ rừng.

Tuy rừng phòng hộ của khu vực Tây Nguyên không bị cháy nhiều nhưng với những diễn biến phức tạp của thời tiết đồng thời với tính chất rừng phòng hộ được trồng mới đa phần là rừng thông ba lá thì công tác phòng cháy rừng cần được quan tâm nhiều hơn nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn ở tây nguyên (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)