Cấu trúc rừng phòng hộ tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn ở tây nguyên (Trang 43 - 49)

Tây Nguyên nằm ở trung tâm đất nước, đó là phần hội tụ của thực vật phía Bắc và phía Nam nên hệ thực vật vùng Tây Nguyên rất phong phú về kiểu và loài. Có thể chỉ ra sự phân bố của một số loại rừng chính như sau:

- Rừng kín lá rộng thường xanh: Phân bố tập trung ở vùng Kon Hà Nừng, Bắc Kon Tum, Đắc Tô, Đắc Mil, Đắc Nông, Lắc, Chư pil Bidup, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lộc,… Trong kiểu rừng này các loài cây đặc trưng như Dẻ, Re, Trâm, Giổi, Côm, Vối thuốc….

- Rừng thưa lá rộng rụng lá: Tập trung chủ yếu ở Easúp, Bản Đôn, Ea H’Leo, Ajunba, Đắc Lây,… Kiểu rừng này có các loài đặc trưng như Dầu trà beng, Dầu rái, Cà chit, Cẩm liên.

- Rừng lá kim hỗn giao với rừng khộp: Phân bố chủ yêu ở Đức Trọng, Di Linh, Đơn Dương. Thành phần chủ yếu là Thông Ba lá và Dầu trà beng.

- Rừng lá kim hỗn giao với cây lá rộng: Phân bố chủ yếu ở Ngọc Linh, Đắc Tô, Kon Plông và một phần Gia Nghĩa giáp với tỉnh Lâm Đồng. Thành phần loài cây gỗ chủ yếu là Thông ba lá, Dẻ, Trâm.

- Rừng tre nứa: Tập trung nhiều ở Đắc Tô, Đa Hoai, Bảo lộc, Đắc Nông,… loài cây chủ yếu là Lồ ô, Le.

- Rừng Thông tự nhiên thuần loài: Phân bố tập trung ở Lạc Dương, Đơn Dương và thành phố Đà lạt. Loài cây đặc trưng là Thông Ba lá.

- Rừng lá rộng nửa rụng lá: Phân bố ở Eabông, Đắc Mil, Thuần Mẫn. Thành phần loài cây gỗ đặc trưng là Bằng Lăng, Dẻ.

Công tác nghiên cứu cấu trúc rừng phòng hộ đầu nguồn được cụ thể bằng việc nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên và rừng trồng phòng hộ.

Việc nghiên cứu cấu trúc rừng phòng hộ đầu nguồn là rừng tự nhiên tại Kon Tum và Lâm Đồng được thực hiện bằng cách lập các OTC có diện tích 1000m2. Cấu trúc rừng được phản ánh thông qua chỉ tiêu Hvn, D1.3. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng chính là việc đo đếm tính toán các chỉ tiêu trên để tìm ra quy luật phân bố của chúng. Từ kết quả đo đếm các giá trị đó ta cũng xác định mật độ của rừng.

Kết quả điều tra được thể hiện ở phụ biểu 1, 2, 3, 4, 5, 6.

Theo đó ta có mật độ của rừng tự nhiên tại Kon Tum là 1170 cây/ ha. Loài cây chủ yếu là Trâm trắng, Dẻ móc, Vối thuốc. Tầng vượt tán có loài cây

chủ yếu là Trâm trắng, Giổi xanh. Tầng tán gồm có loài cây Dẻ móc, Trò xót, Trâm trắng và Giổi xanh tái sinh. Tầng dưới tán gồm những loài cây tái sinh và cây ưa bóng như Chè rừng, Vối thuốc, Bứa… Cây bụi thảm tươi tại vùng này không nhiều, chủ yếu ở ngoài bìa rừng và giá trị không cao như cỏ lau, cỏ xước, ràng ràng.

Rừng tự nhiên tại tỉnh Lâm Đồng có hai trạng thái tổ thành riêng biệt là rừng hỗn loài và rừng thuần loài Thông ba lá. Mật độ rừng tự nhiên hỗn loài tại Lâm Đồng là 1200 cây/ ha. Loài cây chủ yếu tại đây là loài Cẩm Liên, Cà chít, Dầu lông. Tầng vượt tán có không nhiều, tập trung bởi loài Dầu lông, Cà chít. Tầng tán tập trung bởi loài chủ yếu là Trâm trắng, Cà chít, Cẩm liên. Tầng dưới tán bao gồm những cây tái sinh của các loài Cà chít, Cẩm liên, Dầu lông và cây ưa bóng như Chè rừng. Cây bụi thảm tươi không nhiều, có cỏ xước, cây dây leo. Rừng tự nhiên thuần loài Thông ba lá tập trung ở nơi có địa hình cao hơn, không có tầng vượt tán, phân ra hai tầng, tầng cây cao và tầng cây tái sinh, mật độ 1500 cây/ ha.

Các trạng thái rừng tự nhiên này đều đang sinh trưởng và phát triển tốt, việc giữ được những cánh rừng này là vô cùng quý giá không chỉ trong công tác phòng hộ đầu nguồn.

Diện tích các trạng thái rừng được quy hoạch là rừng phòng hộ tại hai tỉnh Kon Tum và Lâm Đồng:

Bảng 4.3.1 Tỷ lệ diện tích các loại rừng được quy hoạch là rừng phòng hộ tại Kon Tum

STT Kiểu rừng % 1 Rừng gỗ lá rộng 73,1 2 Rừng tre nứa 11,1 3 Rừng hỗn giao 7,3 4 Rừng lá kim 8,6 Tổng 100,0

Bảng 4.3.2. Tỷ lệ diện tích các loại rừng được quy hoạch là rừng phòng hộ tại Lâm Đồng STT Kiểu rừng % 1 Rừng gỗ lá rộng và lá kim 60,5 2 Rừng tre nứa 13,5 3 Rừng hỗn giao 26 4 Tổng 100

(Nguồn Chi cục lâm nghiệp Lâm Đồng)[27]

Rừng phòng hộ tại tỉnh Kon Tum phong phú về chủng loại hơn rừng phòng hộ tại tỉnh Lâm Đồng. Tỷ lệ rừng hỗn giao được quy hoạch là rừng phòng hộ tại Lâm Đồng cao hơn tỷ lệ rừng hỗn giao được quy hoạch là rừng phòng hộ tại Kon Tum. Sự phân biệt các loại rừng tại Kon Tum rõ ràng hơn sự phân biệt cácloại rừng tại Lâm Đồng .Tỷ lệ rừng gỗ của tỉnh Kon Tum cũng cao hơn của Lâm Đồng. Điều này có thể lý giải bởi sự khác nhau về điều kiện khí hậu và độ cao. Khí hậu ở tỉnh Lâm Đồng lạnh và địa hình cao hơn ở tỉnh Kon Tum nên rừng phòng hộ ở Lâm Đồng không có nhiều cây gỗ lá

Rừng gỗ lá rộng Rừng tre nứa Rừng hỗn giao Rừng lá kim Rừng gỗ Rừng tre nứa Rừng hỗn giao

Biểu đồ4.3.1 Tỷ lệ diện tích các loại rừng được quy hoạch là rừng phòng

hộ tại tỉnh Kon Tum

Biểu đồ 4.3.2 Tỷ lệ diện tích các loại rừng được quy hoạch là rừng

rộng, chỉ tập trung ở phía gần tỉnh Đăk Lăk, càng đi lên cao sự phong phú về chủng loại càng giảm và chỉ còn rừng Thông ba lá thuần loài (100% rừng phòng hộ đầu nguồn là cây Thông ba lá tại huyện Lạc Dương). Đặc điểm của tầng cây cao ảnh hưởng rất lớn đến các loài lâm sản ngoài gỗ, tại những cánh rừng phòng hộ đầu nguồn ở khu vực nghiên cứu có rất ít các loài lâm sản ngoài gỗ có thể khai thác được, các loài cây thuốc cũng hiếm dần, chỉ còn ở những nơi xa và khai thác cũng rất khó khăn.

Diện tích rừng tre nứa phòng hộ của cả hai tỉnh Kon Tum và Lâm Đồng chiếm tỷ lệ thấp nhất và tỷ lệ này khá đồng đều ở cả hai tỉnh. Những khu rừng này mọc tập trung theo từng vùng riêng biệt, chủ yếu ở bìa rừng .Diện tích rừng tre nứa được quy hoạch là rừng phòng hộ chiếm tye lệ lớn so với tổng diện tích tre nứa của toàn tỉnh. Trước đây người dân vẫn khai thác măng tre, măng nứa làm thức ăn nhưng hiện nay việc khai thác này đã bị hạn chế rất nhiều tại những khu rừng được quy hoạch là rừng phòng hộ. Điều này khiến cuộc sống của người dân sống gần rừng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi măng là một trong những nguồn thức ăn quen thuộc của đồng bảo nơi đây

Đối với rừng phòng hộ là rừng trồng: việc trồng rừng phòng hộ được các Ban quản lý rừng phòng hộ tiến hành trên phần đất mà Ban mình quản lý.

Bảng 4.3.3. Các loài cây và tiêu chuẩn được chọn để trồng rừng phòng hộ TT Loài cây Mật độ trồng Tiêu chuẩn cây con

1 Thông ba lá 1100 cây/ha, 2200 cây/ha Cao 20 - 25 (cm)

2 Sao đen 1600 cây/ha Cao 20 - 25 (cm)

(Nguồn: Ban quản lý rừng phòng hộ Đăk Hà, Kon Rẫy, Lạc Dương, Đam Rông 2013)

Rừng trồng phòng hộ là rừng thuần loài đều tuổi nên không có sự phân biệt về tầng tán và được trồng tập trung trên những phần đất được quy hoạch là đất rừng phòng hộ. Mật độ Thông ba lá được trồng phòng hộ tại Kon Tum là 1100 cây/ha. Mật độ Thông ba lá được trồng tại Lâm Đồng là 2200 cây/ha. Các cây trồng phòng hộ đều đang sinh trưởng phát triển tốt.

Hình 4.1: Rừng phòng hộ đầu nguồn tại xã Đăk Pxi huyện Đăk

Hà tỉnh Kon Tum

Hình 4.2: Rừng phòng hộ đầu nguồn tại xã Đăk Kôi huyện Kon

Rẫy tỉnh Kon Tum.

Hình 4.3: Rừng phòng hộ tại xã Đa Rsal huyện Lạc Dương

tỉnh Lâm Đồng

Hình 4.4: Rừng phòng hộ đầu nguồn sông Sêrêpôk huyện Đam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn ở tây nguyên (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)