Giải pháp về Tổ chức quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn ở tây nguyên (Trang 97)

Như đã phân tích ở trên, diện tích rừng phòng hộ của vùng lớn nhưng định suất biên chế cán bộ lại có hạn vì vậy để tăng cường công tác quản lý rừng phòng hộ cần có thêm các tổ chức xã hội cùng đứng ra bảo vệ rừng mà hơn ai hết đó phải là tổ chức cộng đồng ở địa phương. Cần thành lập các tổ, đội bảo vệ rừng cơ động của từng địa phương, đây sẽ là lực lượng xung kích trong các hoạt động bảo vệ rừng kết hợp chựt chẽ với cơ quan chức năng. Các tổ đội này hoạt động dựa theo tiêu chí mà họ tự thảo luận và phân chia nhau dựa theo khuôn khổ quy định chung. Để duy trì các hoạt động này cần có sự hỗ trợ kinh phí của các tổ chức như chủ rừng, cơ quan kiểm lâm, Qũy bảo vệ và phát triển rừng.

Công tác khoán bảo vệ rừng phòng hộ cũng gặp nhiều thắc mắc về việc tại sao hộ này được chọn hộ kia không được chọn và diện tích không bằng nahu dẫn đến số tiền công nhận khoán cũng không bằng nhau. Để giải quyết vấn đề này ta nên học theo mô hình của Lâm Đồng, chủ rừng khoán bảo vệ rừng cho các tổ, nhóm bảo vệ rừng, các tổ chức này thực hiện phân công các thành viên tham gia công tác bảo vệ rừng, tiền công nhận được sẽ chia đều cho tất cả các hộ tham gia. Việc này vừa không xảy ra tranh chấp lại vừa khiến các cá nhân tham gia có sự kiểm tra lẫn nhau, tăng tính hiệu quả của việc bảo vệ rừng đồng thời gắn kết họ lại với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn ở tây nguyên (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)