9. Cấu trúc luận văn
2.2. Một số biện pháp kích thích hứng thú học tập môn Toán cho HS trong
dạy học Đại Số - Giải tích 11
2.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức học hợp tác để kích thích học sinh hướng dẫn lẫn nhau, chia sẻ suy nghĩ trong học tập
* Cơ sở và vai trò của biện pháp
- Việc chia HS theo cặp hoặc theo nhóm nhỏ sẽ làm gia tăng cơ hội tham gia làm việc của HS. Khi đƣợc yêu cầu hoàn thành một công việc cùng với một ngƣời bạn học, HS sẽ cảm thấy ít bị áp lực hơn là khi phải hoàn thành công việc đó một mình.
- Sự hợp tác trong học tập sẽ tạo ra sự hứng thú học tập của HS bởi lẽ, trong học tập hợp tác HS đƣợc cùng nhau suy nghĩ về một chủ đề thú vị nào đó, hoặc cùng nhau giải quyết vấn đề, HS có cơ hội giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành công việc chung của cả nhóm. Các em có nhận thức tốt hơn, có điều kiện để hƣớng dẫn các bạn có nhận thức kém hơn. Các em thấy đƣợc vai trò của mình đối với các bạn, đƣợc khẳng định mình đối với chúng bạn nên có đƣợc niềm vui, sự hứng thú vì sự có ích của mình đối với mọi ngƣời. Những hoạt động khi làm việc theo nhóm giúp các em nhận ra đâu những cách cƣ xử đúng đắn và nhóm đang hoạt động hiệu quả ở mức độ nào. Việc dành thời gian để dạy HS cách tận dụng tối đa quá trình làm việc nhóm sẽ làm cho việc học tập hợp tác trở nên hiệu quả và hữu ích. Hơn nữa, bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi ngƣời có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động. Theo cách này, các em dễ hiểu, dễ nhớ hơn vì đƣợc tham gia trao đổi, trình bày vấn đề nêu ra, cảm thấy hào hứng khi trong sự thành công chung của tập thể có phần đóng góp của mình; các em còn học đƣợc ở bạn tri thức, kĩ năng và còn đƣợc rèn luyện phong cách sống hòa nhập (biết lắng nghe, biết phê phán, biết tham gia).
* Mục tiêu của biện pháp
Mục tiêu của việc tổ chức dạy học hợp tác là giúp HS tham gia tự giác, tích cực và có trách nhiệm vào quá trình học tập của mình. Cụ thể học sinh
- Biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của bạn. - Tự tin phát biểu ý kiến của bản thân.
- Có tinh thần trách nhiệm, tự giác hoàn thành công việc đƣợc nhóm phân công.
- Tích cực làm việc cùng nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Chủ động chiếm lĩnh tri thức.
* Cách triển khai biện pháp
- Khuyến khích sự hợp tác
Để gia tăng sự tƣơng tác giữa HS với HS cần thay đổi cách bố trí bàn ghế trong lớp học để HS đƣợc ngồi đối diện, nhìn thấy nhau. Các nhiệm vụ cũng cần đƣợc thiết kế hợp lí tạo ra những thách thức để HS khám phá, chia sẻ, phản hồi và hỗ trợ lẫn nhau.
- Những điểm cần lƣu ý để học hợp tác có hiệu quả, trong quá trình thiết kế giáo án, chúng ta cần lƣu ý đến những yếu tố sau:
+ Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên: Sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực có nghĩa là thành công của cả nhóm sẽ phụ thuộc vào thành công của từng cá nhân. Những đóng góp của cá nhân cần đƣợc thể hiện rõ.
+ Trách nhiệm của cá nhân: mỗi HS phải chịu trách nhiệm về đóng góp của mình trong toàn bộ kết quả của cả nhóm.
+ Việc phân nhóm có thể tuy thuộc vào nhiệm vụ, có thể phân nhóm theo học lực (nhóm giỏi hơn sẽ nhận nhiệm vụ khó hơn, nhóm kém hơn sẽ nhận nhiệm vụ đơn giản hơn), cũng có thể nhóm hỗn hợp (có cả các đối tƣợng HS). Nên sử dụng nhiều loại nhóm và nên thay đổi thành viêc trong các nhóm.
+ GV nên theo dõi sát quá trình thảo luận trong các nhóm, có thể giúp đỡ hoặc nhắc nhở thái độ làm việc của các thành viên, đảm bảo cho các nhóm HĐ hiệu quả.
Ví dụ 1: Vận dụng biện pháp tổ chức học hợp tác để kích thích HS học hỏi
lẫn nhau, chia sẻ suy nghĩ trong học tập vào dạy bài: Hàm số lƣợng giác (số tiết 6) Quan điểm của chúng tôi là: Trong bài này HS có thể cùng nhau đọc SGK và giúp nhau hiểu đƣợc nội dung bài học. Chúng ta sẽ tạo điều kiện cho các em đƣợc thể hiện mình thông qua học hợp tác theo nhóm nhƣ sau:
Với 4 tiết giới thiệu về các hàm số lƣợng giác (định nghĩa, tính tuần hoàn, sự biến thiên, đồ thị) ta có thể dành hai tiết để tổ chức cho HS hoạt động xác định giá trị lƣợng giác và vẽ đồ thị hàm số y = sinx (hoặc y = cosx). HS cần trực tiếp làm thì mới hiểu một cách sâu sắc về các hàm số này. Có thể tiến hành cụ thể nhƣ sau:
Nội dung: Định nghĩa các hàm số lƣợng giác
- Chia số HS trong lớp thành các nhóm (có thể là theo tổ). Mỗi nhóm mang đến lớp một dụng cụ (tự tạo) gồm một đƣờng tròn đơn vị và các đƣờng dóng để tính đƣợc sinx, cosx và có một bảng phụ trên đó gắn một hệ toạ độ trực chuẩn để vẽ đƣợc đồ thị hàm số y = sinx hoặc y = cosx.
- Vào tiết học từng nhóm HS dùng dụng cụ của mình của mình để tính đƣợc sinx (hoặc cosx) (với x là radian). Mỗi nhóm xây dựng đồ thị của một hàm số (ysinxhoặc ycosx). Để xây dựng đồ thị cho nhanh, trong từng nhóm có thể phân công từng tốp (một hoặc hai em) xác định trên hệ trục toạ độ các điểm M(x; sinx) (hoặc M(x; cosx)) với những giá trị đặc biệt của xtrong từng khoảng từ (0; ) 2 , ( ; ) 2 …..
- Từ các đồ thị có đƣợc, GV có thể khái quát về hai dạng đồ thị của các hàm số ysinx, ycosx.
( 2 ;0) , (2 ;4 ) : nhận xét về tính chẵn, lẻ của từng hàm số; khảo sát sự biến thiên của từng hàm số; đồ thị của hàm số đƣợc lặp lại với các giá trị của
xsai khác bao nhiêu radian...
Tƣơng tự nhƣ vậy chúng ta cũng có thể dành 1 tiết để giới thiệu về hàm số y = tanx và ycotx
Ví dụ 2:Vận dụng biện pháp tổ chức học hợp tác để kích thích HS học
hỏi lẫn nhau, chia sẻ suy nghĩ trong học tập vào dạy bài: Hoán vị -Chỉnh hợp - Tổ hợp (số tiết 4)
Quan điểm của chúng tôi là: Trong bài này HS có thể cùng nhau đọc SGK và giúp nhau hiểu đƣợc nội dung bài học. Chúng ta sẽ tạo điều kiện cho các em đƣợc thể hiện mình thông qua học hợp tác theo nhóm nhƣ sau:
Với Bài học: Hoán vị-Chỉnh hợp - Tổ hợp (định nghĩa, số các hoán vị, số các chỉnh hợp, số các tổ hợp - tính chất) ta có thể dành hai tiết để tổ chức cho HS hoạt động định nghĩa và phân biệt 3 định nghĩa đó. HS cần trực tiếp làm thì mới hiểu một cách sâu sắc về sự khác nhau của 3 định nghĩa này. Có thể tiến hành cụ thể nhƣ sau:
Nội dung: Định nghĩa Hoán vị - Chỉnh hợp - Tổ hợp - Chia số HS trong lớp thành 4 nhóm (có thể là theo tổ). Nhóm 1 +2 : Chọn 1 bàn HS để xếp thành 1 hàng Nhiệm vụ đặt ra:
1) Có bao nhiêu cách sắp xếp?
2) Liệu có cách nào khác để tính hay không?
Nhóm 3: Chọn 4 ngƣời trong 7 ngƣời trong tổ xếp hàng Nhiệm vụ đặt ra:
2) Liệu có cách nào khác để tính hay không?
Nhóm 4: Chọn 4 ngƣời trong 7 ngƣời trong tổ đi ra ngoài Nhiệm vụ đặt ra:
1) Có bao nhiêu cách?
2) Liệu có cách nào khác để tính hay không?
- Vào tiết học từng nhóm HS trao đổi sự kết quả đã thƣc hiện và so sánh kết quả giữa 4 nhóm
- Từ sự kết quả của các nhóm GV tổng hợp và khái quát về định nghĩa và phân biệt cách sử dụng các định nghĩa đó.
- Thông qua quy tắc đếm và kết quả thực tế cho học sinh xây dựng số các hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp.
- GV cũng cần nhắc nhở học sinh lƣu ý đến các trƣờng hợp đặc biệt. Thông qua các hoạt động này học sinh đƣợc cùng nhau suy nghĩ về một nhiệm vụ, cùng nhau giải quyết vấn đề, do vậy HS có cơ hội giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành công việc chung của cả nhóm. HS có nhận thức tốt hơn, có điều kiện để hƣớng dẫn các bạn có nhận thức kém hơn. Các em thấy đƣợc vai trò của mình đối với các bạn.
Những hoạt động khi làm việc theo nhóm giúp các em nhận ra đƣợc những cách cƣ xử đúng đắn và nhóm đang hoạt động hiệu quả ở mức độ nào. Khi đƣợc yêu cầu hoàn thành một công việc cùng với một ngƣời bạn học, HS sẽ cảm thấy ít bị áp lực hơn là khi phải hoàn thành công việc đó một mình, sẽ làm gia tăng cơ hội tham gia làm việc của HS. HS cảm thấy có hứng thú hơn trong học tập môn Toán.
2.2.2. Biện pháp 2: Căn cứ vào nội dung chương trình xây dựng những dự án học tập để học sinh tham gia thực hiện dự án giúp kích thích hứng thú học tập cho HS
* Cơ sở và vai trò của biện pháp
Bài học theo dự án đƣợc thiết kế cẩn thận, lôi cuốn HS vào những nhiệm vụ mở và có tính thực tiễn cao. Các nhiệm vụ của dự án kích thích khả năng ra
quyết định, niềm cảm hứng, say mê của HS trong quá trình thực hiện và tạo ra sản phẩm cuối cùng. HS lĩnh hội kiến thức bài học thông qua việc tìm hiểu và tự quyết định mức độ hoàn thành các nhiệm vụ của dự án. GV giữ vai trò ngƣời hỗ trợ hay hƣớng dẫn. HS hợp tác làm việc với nhau trong các nhóm, phát huy tối đa năng lực cá nhân khi đảm nhận những vai trò khác nhau.
* Mục tiêu của biện pháp
- Khi để học sinh tham gia các dự án, những mục tiêu giáo dục mà giáo viên đặt ra cho các em là: HS cần phát triển đƣợc các kĩ năng:
+ Sáng tạo và đổi mới: phát triển, ứng dụng và truyền đạt các ý tƣởng mới cho ngƣời khác.
+ Tƣ duy độc lập và giải quyết vấn đề: hoạch định, phân tích và tổng hợp thông tin nhằm giải quyết vấn đề và trả lời các câu hỏi.
+ Giao tiếp và cộng tác: diễn đạt các suy nghĩ và ý tƣởng rõ ràng và hiệu quả thông qua nói và viết.
+ Kỹ năng thông tin: truy cập thông tin hiệu quả, đánh giá thông tin độc lập và hữu hiệu, sử dụng thông tin chính xác và sáng tạo cho vấn đề hay khó khăn hiện có.
+ Ngoài ra HS còn đƣợc rèn luyện các kĩ năng khác nhƣ : kỹ năng cộng tác; kỹ năng tự định hƣớng …
* Cách triển khai biện pháp
- Dạy học theo dự án đòi hỏi có sự chuẩn bị và lên kế hoạch chu đáo.Để dạy tốt và bảo đảm HS tham gia tích cực vào quá trình học, GV cần lên kế hoạch và chuẩn bị bài hiệu quả. Nếu nhƣ mục tiêu là nhằm giúp HS đạt đƣợc trình độ cao, cho dù GV dạy theo phƣơng pháp nào đi chăng nữa cũng cần phải có kế hoạch và sự chuẩn bị thích hợp. Dạy học theo dự án cũng không nằm ngoại lệ.
- Dự án đòi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thƣờng xuyên. HS thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua sản phẩm trong quá trình thực hiện.
Thông thƣờng các dự án đƣợc kết thúc với việc HS thể hiện thành quả học tập của mình thông qua các bài thuyết trình, các văn bản tài liệu, các mô hình dàn dựng, các đề án hoặc thậm chí là các sự kiện mô phỏng nhƣ một hội thảo giả. Những sản phẩm cuối cùng này giúp HS thể hiện khả năng diễn đạt và làm chủ quá trình học tập.
- Rèn luyện kĩ năng tƣ duy cho HS:Kỹ năng tƣ duy là không thể thiếu trong làm việc theo dự án. Làm việc theo dự án sẽ hỗ trợ phát triển cả kỹ năng tƣ duy siêu nhận thức lẫn tƣ duy nhận thức nhƣ hợp tác, tự giám sát, phân tích dữ liệu, và đánh giá thông tin. Trong suốt quá trình thực hiện dự án, các câu hỏi khung chƣơng trình sẽ kích thích HS tƣ duy và liên hệ với các khái niệm mang ý nghĩa thực tiễn cao.
- Tổ chức cho HS học theo dự án đúng quy trình: * Bƣớc 1: Lập kế hoạch
Lập kế hoạch là bƣớc đầu tiên quan trọng, GV cần tổ chức cho HS cùng tham gia xác định những vấn đề sau:
+ Lựa chọn chủ đề.
+ Xác định mục tiêu cần hƣớng tới. + Xác định nhiệm vụ cần làm. + Dự kiến sản phẩm.
+ Cách triển khai thực hiện hoàn thành dự án. + Thời gian thực hiện và hoàn thành.
Nội dung bài học chủ đề cần hấp dẫn khơi gợi đƣợc hứng thú, tính tò mò ham hiểu biết của HS. Chủ đề có thể khởi đầu bằng một ý tƣởng liên quan với nội dung học tập, gắn với thực tiễn mà HS quan tâm.
Từ chủ đề lớn, GV tổ chức hƣớng dẫn HS phát triển tìm các chủ đề nhỏ còn gọi là tiểu chủ đề, là vấn đề nghiên cứu cụ thể, là tên của dự án.. GV ghi
chủ đề chính lên bảng, đặt câu hỏi để phát triển ý tƣởng, cái gì? ở đâu? khi nào? tại sao? nhƣ thế nào?
Sau khi xây dựng đƣợc quy mô nghiên cứu, HS thảo luận xác định các nhiệm vụ cần thực hiện để đạt đƣợc mục tiêu, đồng thời phân công các thành viên trong nhóm ai sẽ làm nhiệm vụ gì và thời hạn hoàn thành, xác định phƣơng tiện và dự kiến sản phẩm.
* Bƣớc 2: Thực hiện dự án
Bƣớc này gồm các hoạt động sau: + Thu thập thông tin.
+ Xử lí thông tin. + Tổng hợp thông tin.
Thu thập thông tin theo nhiệm vụ đƣợc giao nhƣ phỏng vấn trực tiếp các đối tƣợng đã xác định, có thể thu thập các thông tin từ sách báo, tranh ảnh, Internet hoặc làm thực nghiệm. Các phƣơng tiện hỗ trợ cần sử dụng nhƣ: phiếu phỏng vấn, ghi âm, máy ảnh, máy camera nếu có…Sau khi đã thu thập đƣợc các dữ liệu cần tiến hành xử lí dữ liệu, có thể sử dụng biểu đồ để giải thích các dữ liệu. Các thành viên trong nhóm thƣờng xuyên trao đổi thảo luận để tập hợp dữ liệu, giải quyết vấn đề, kiểm tra tiến độ. Đồng thời xin ý kiến của GV, cần sự giúp đỡ kịp thời để đảm bảo tiến độ và hƣớng đi của dự án.
* Bƣớc 3: Tổng hợp báo cáo kết quả, bao gồm: + Xây dựng sản phẩm.
+ Báo cáo trình bày sản phẩm. + Đánh giá.
Tổng hợp tất cả các kết quả đã phân tích thành sản phẩm cuối cùng, sản phẩm cuối cùng có thể đƣợc trình bày dƣới nhiều dạng khác nhau: bài thuyết trình, biểu diễn, trƣng bày triển lãm, PowerPoint…
Các nhóm phân công các thành viên tham gia trình bày báo cáo dƣới các hình thức nhƣ: bài thuyết trình, biểu diễn, trƣng bày triển lãm, Powerpoint… Sản phẩm của dự án có thể đƣợc trình bày trong lớp hoặc có thể giới thiệu trƣớc toàn trƣờng.
Sau khi trình bày báo cáo các nhóm sẽ đánh giá kết quả của nhau và nhìn lại quá trình thực hiện dự án. Đánh giá mục tiêu học tập đã đạt đƣợc hay chƣa? Liệu sản phẩm của dự án có đƣợc dùng hay không? Những thiếu sót gì đã bỏ qua? Các yếu tố khác nhƣ cảm giác thoải mái trong quá trình hoạt động nhóm, thời gian thực hiện dự án, các vấn đề gặp phải và sự hỗ trợ,… đều phải đƣợc đề cập và đánh giá. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc phát triển dự án hoặc thực hiện các dự án thiếp theo. Trong khi thực hiện dự án GV hƣớng dẫn cụ thể các kĩ năng: kĩ năng giao tiếp, hợp tác, kĩ