Phân tích, đánh giá kết quả học tập môn Đại số Giải tích lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp kích thích hứng thú học tập môn đại số giải tích lớp 11 cho học sinh miền núi tỉnh lạng sơn​ (Trang 85 - 132)

9. Cấu trúc luận văn

3.4.2. Phân tích, đánh giá kết quả học tập môn Đại số Giải tích lớp

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, hứng thú học tập đối với môn Đại số - Giải tích không chỉ thể hiện bằng thái độ và hành vi của HS trong các giờ học, tạo nên môi trƣờng học tập tích cực, khuyến khích đƣợc sự sáng tạo của học HS mà còn thể hiện bằng năng lực và kết quả học tập. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi không chỉ đánh giá thái độ và các hành động học tập (đánh giá định tính) mà quan trọng hơn là đánh giá kết quả học tập của HS (đánh giá định lƣợng). Đồng thời so sánh xem mức độ hứng thú có ảnh hƣởng đến kết quả học tập của HS nhƣ thế nào, có đáng tin cậy không. Để đánh giá hiệu quả của một số biện pháp, chúng tôi tiến hành nghiên cứu kết quả của các bài kiểm tra trƣớc và sau thực nghiệm sƣ phạm.

3.4.2.1. Phân tích kết quả học tập môn Đại số - Giải tích lớp 11 của HS trường THPT Văn Lãng, huyện Văn Lãng (xem phụ lục 5A)

Chúng tôi tiến hành đo kết quả học tập của HS trƣớc và sau thực nghiệm sƣ phạm bằng các bài kiểm tra có độ khó tƣơng đƣơng. Để đo đƣợc kết quả học tập một cách chính xác, khách quan, toàn diện, chúng tôi tiến hành thiết kế các bài tập lớp 10 (trƣớc thực nghiệm) và bài kiểm tra sau chƣơng I. Hàm số và phƣơng trình lƣợng giác (sau tác động). Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 3.4. Phân bố tần suất kết quả của bài kiểm tra trước và sau tác động môn Đại số - Giải tích lớp 11 (40 HS trường THPT Văn Lãng)

Điểm số Trƣớc tác động Sau tác động 0 0 0 1 0 0 2 0 0 3 1 0 4 5 4 5 10 5 6 11 7 7 6 14 8 5 6 9 2 4 10 0 0

Biểu đồ 3.3. Phân bố tần suất kết quả của bài kiểm tra trước và sau tác động môn Đại số - Giải tích lớp 11 (40 HS trường THPT Văn Lãng, huyện Văn Lãng)

0 2 4 6 8 10 12 14 16 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trƣớc tác động sau tác động

Qua kết quả bảng trên cho thấy, tần suất kết quả của các bài kiểm tra sau thực nghiệm sƣ phạm môn Đại số - Giải tích của HS lớp 11 ở trƣờng THPT Văn Lãng có sự thay đổi đáng kể. Số lƣợng bài kiểm tra có điểm yếu, kém giảm 2 bài (từ 6 xuống 4), điểm trung bình giảm 5 bài (từ 10 xuống 5) và điểm trung bình khá, khá giỏi tăng lên rõ rệt, đặc biệt là điểm khá (điểm 7). Điều đó chứng tỏ rằng việc nâng cao hứng thú học tập cho HS tƣơng đồng với việc nâng cao kết quả học tập cho HS. Kết quả này hoàn toàn phù hợp, bởi vì hứng thú thể hiện thái độ và động cơ đối với việc học tập, nếu HS có thái độ học tập đúng đắn thì sẽ dễ dàng tiếp thu tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo học tập, đặc biệt là có phƣơng pháp và kỹ năng học tập đúng đắn, góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động học tập.

Để tìm hiểu xem các tác động sƣ phạm nâng cao hứng thú học tập môn Đại số - Giải tích cho HS lớp 11 trƣờng THPT Văn Lãng giá trị và tin cậy hay không, chúng ta cùng phân tích số liệu thu đƣợc qua bảng sau:

Bảng 3.5. Tổng hợp giá trị các công thức đo kết quả bài kiểm tra trƣớc và sau tác động đối với HS trƣờng THPT Văn Lãng

Stt Các giá trị Trƣớc tác động (T) Sau tác động (S) Chênh lệch (S-T)

1 Mode 6 7 1

2 Median 6 7 1

3 Average 5.83 6.33 0.5

4 Stdev 0.7 0.7 0

5 Ttest (P) 0.0007

Nhìn vào kết quả thu đƣợc ta thấy: Tần suất (mode) xuất hiện nhiều nhất của kết quả sau thực nghiệm là điểm 7 cao hơn kết quả trƣớc tác động là 1 điểm. Điểm trung vị (median) trƣớc thực nghiệm là 6 và sau thực nghiệm là 7, chênh lệch 1 điểm. Giá trị trung bình (average) của bài kiểm tra sau tác động

tăng lên 0.5 với xác suất ngẫu nhiên P = 0.0007< 0.05, chứng tỏ kết quả học tập của HS sau khi áp dụng các biện pháp kích thích hứng thú học tập với môn Đại số - Giải tích (sau thực nghiệm sƣ phạm) thực sự có ý nghĩa (chênh lệch không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên). Hơn nữa, độ lệch chuẩn của kết quả trƣớc và sau thực nghiệm đều bằng nhau và đều bằng 0.7, thể hiện sự phân tán điểm số giữa các đối tƣợng thực nghiệm ở các mức độ khác nhau là không đáng kể, tƣơng đƣơng giữa trƣớc và sau tác động. Điều đó cho thấy, không chứa yếu tố bất thƣờng của một nhóm đối tƣợng nào trong lớp học. Kết quả học tập của HS sau thực nghiệm sƣ phạm tăng tƣơng đối đều nhau ở cả HS yếu kém, HS trung bình cũng nhƣ HS khá giỏi. Nhƣ vậy, mức độ hứng thú học tập của HS trƣờng THPT Văn Lãng tăng đều và tỷ lệ thuận với việc tăng kết quả học tập của HS. Chúng tôi có thể lý giải nhƣ sau: HS ở thị trấn có điều kiện tiếp xúc với các ngồn kiến thức khác nhau nhƣ sách giáo khoa, sách tham khảo, Internet, đi học thêm, tự học, tự nghiên cứu cũng nhƣ chủ động hơn trong những giờ học trên lớp. Chính vì vậy, GV không còn là nguồn kiến thức duy nhất mà chỉ là nguồn kiến thức đáng tin cậy cho HS. Mặt khác, GV có vai trò điều khiển trong những giờ học, giúp HS định hƣớng đƣợc những phƣơng pháp giải bài tập một cách hiệu quả. Kết quả học tập đƣợc quyết định phần lớn là do thái độ, thời gian, trí tuệ và sức lực dành cho hoạt động học tập. Mặt khác, kết quả học tập của HS có sự tăng lên rõ rệt thể hiện ở điểm trung bình chung, tuy vậy vẫn ở mức Trung bình cao. Điều đó cho thấy, kết quả học tập của HS sau khi đã áp dụng các biện pháp kích thích hứng thú học tập đã có phần cải thiện. Đặc biệt là phƣơng pháp dạy học theo dự án giúp HS đƣợc thể hiện năng lực học tập của bản thân; kết hợp học tập cá nhân với học hợp tác, giúp HS chủ động tìm kiếm, lựa chọn và giải các bài tập Đại số - Giải tích phù hợp với năng lực và sở trƣờng của mình; phát triển đƣợc năng lực học tập. Tuy vậy, do thời gian hạn chế nên mức độ phát triển hứng thú học tập chƣa nhiều và kết

quả học tập cũng không tăng nhanh. Chính vì vậy, hứng thú và năng lực giải bài tập của HS còn phụ thuộc vào năng lực giảng dạy của GV, động cơ và ý chí phấn đấu học tập của mỗi HS. Vì vậy, việc sử dụng các biện pháp kích thích hứng thú học tập cho HS là một việc cần thiết, mang tính định hƣớng rõ rệt, đặc biệt trong dạy học hiện đại. Ngƣời nghiên cứu chấp nhận giả thuyết Ha (dự đoán hoạt động thực nghiệm sẽ mang lại hiệu quả có định hƣớng).

3.4.2.2. Phân tích kết quả học tập môn Đại số - Giải tích lớp11 của HS trường THPT Bình Độ, huyện Tràng Định (xem phụ lục 5B)

Tƣơng tự nhƣ việc đánh giá kết quả học của HS trƣờng PTTH Văn Lãng, chúng tôi cũng tiến hành đánh giá kết quả học tập của HS trƣờng PTTH Bình Độ, huyện Tràng Định trƣớc và sau thực nghiệm. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 3.6.Phân bố tần suất kết quả của bài kiểm tra trƣớc và sau tác động

môn Đại số - Giải tích lớp11 (40 HS trường THPT Bình Độ, huyện Tràng Định)

Điểm số Trƣớc tác động Sau tác động 0 0 0 1 0 0 2 1 0 3 2 0 4 7 4 5 9 5 6 8 12 7 7 10 8 5 6 9 1 3 10 0 0

Biểu đồ 3.4.Phân bố tần suất kết quả của bài kiểm tra trước và sau tác động môn Đại số - Giải tích lớp 11 (40 HS trường THPT Bình Độ, huyện Tràng Định)

Qua kết quả bảng trên cho thấy, tần suất kết quả của các bài kiểm tra sau thực nghiệm sƣ phạm môn Đại số - Giải tích của HS lớp 11 ở trƣờng THPT Bình Độ, huyện Tràng Định có sự thay đổi đáng kể. Số lƣợng bài kiểm tra có điểm yếu, kém giảm 6 bài (từ 10 xuống 4), điểm trung bình giảm bớt 4 bài (từ 9 xuống 5) và điểm trung bình khá, khá tăng lên rõ rệt, đặc biệt là điểm 6 và điểm 7. Điều đó, chứng tỏ rằng việc nâng cao hứng thú học tập cho HS tƣơng đồng với việc nâng cao kết quả học tập cho HS. Điều này hoàn toàn phù hợp, bởi vì hứng thú thể hiện thái độ và động cơ đối với việc học tập, nếu HS có thái độ học tập đúng đắn thì sẽ dễ dàng tiếp thu tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo học tập, đặc biệt là phát triển phƣơng pháp và kỹ năng học tập, góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của học tập. Tuy nhiên, kết quả học tập nói chung và môn Đại số - Giải tích nói riêng không chỉ phụ thuộc vào hứng thú học tập mà còn phụ thuộc vào năng lực và kỹ năng học tập của HS. Hứng thú học tập của HS ở trƣờng THPT Bình Độ tăng lên rõ rệt nhƣng kết quả học tập sau thực

0 2 4 6 8 10 12 14 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 trƣớc tác động sau tác động

nghiệm phần lớn lại ở điểm trung bình khá và điểm khá. Nhìn vào bảng kết quả cho thấy: Trƣớc khi thực nghiệm sƣ phạm, số lƣợng HS có điểm dƣới trung bình và trung bình khá lớn 19/40, chiếm 47.5%. Trong khi đó, sau thực nghiệm số lƣợng HS có điểm ở mức trung bình và trung bình khá là 22/40 chiếm 55%. Điều đó khẳng định rằng, việc thực hiện các biện pháp kích thích hứng thú tập môn Đại số - Giải tích cho HS lớp 11 ở trƣờng Bình Độ, huyện Tràng Định mang lại hiệu quả nhất định.

Để tìm hiểu xem các biện pháp thực nghiệm sƣ phạm nâng cao hứng thú học tập cho HS có giá trị và độ tin cậy hay không, chúng ta cùng phân tích số liệu thu đƣợc qua bảng sau:

Bảng 3.7. Tổng hợp giá trị các công thức đo kết quả bài kiểm tra trƣớc và sau tác động đối với HS trƣờng THPT Bình Độ, huyện Tràng Định

STT Các giá trị Trƣớc tác động (T) Sau tác động (S) Chênh lệch (S-T) 1 Mode 5 6 1 2 Median 6 6 0 3 Average 5.72 6.5 0.78 4 Stdev 1.4 0.7 - 0.7 5 Ttest (P) 0

Nhìn vào kết quả thu đƣợc ta thấy: Tần suất xuất hiện nhiều nhất của kết quả học tập trƣớc thực nghiệm là điểm 5 và sau thực nghiệm là điểm 6, chênh lệch 1 điểm. Điểm trung vị của trƣớc và sau thực nghiệm đều bằng nhau và là điểm 6, không có sự chênh lệch. Giá trị trung bình của bài kiểm tra sau thực nghiệm tăng lên 0.78, gần đạt 1 điểm tăng khá cao. Với xác suất ngẫu nhiên P=0, chứng tỏ việc áp dụng các biên pháp kích thích hứng thú học tập môn Đại số - Giải tích 11 HS trƣờng THPT Bình Độ, huyện Tràng Định thực sự có ý nghĩa. Hơn nữa, độ lệch chuẩn của kết quả trƣớc thực nghiệm là 1.4, thể hiện sự phân tán điểm số giữa các đối tƣợng là khá lớn. Độ lệch chuẩn của kết quả

trƣớc tác động là 1.4, thể hiện sự phân tán điểm số giữa các đối tƣợng trƣớc thực nghiệm là rất lớn. Độ lệch chuẩn của kết quả sau tác động là 0.7 tuy có giảm đi so với độ lệch chuẩn của bài kiểm tra trƣớc tác động (- 0.7), thể hiện sự phân tán điểm số giữa các đối tƣợng sau thực nghiệm ở các mức độ khác nhau là đáng kể. Điều đó cho thấy, một số HS yếu và trung bình có kết quả tăng vƣợt trội sau thực nghiệm. Chúng tôi có thể lý giải nhƣ sau: Một số HS chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng của phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm, cũng nhƣ chƣa thấy đƣợc tầm quan trọng của việc kích thích hứng thú học tập, thậm chí quen với phƣơng pháp học tập cũ. Một số khác chƣa thực sự hứng thú, tích cực học tập vì đây là môn học khó đối với HS. Bên cạnh đó, một số HS yếu, kém, trung bình cố gắng học tập để thi tốt nghiệp THPT cũng nhƣ thi vào các trƣờng chuyên nghiệp. Nhƣ vậy, kết quả học tập của HS còn phụ thuộc vào việc nhận thức đúng đắn các biện pháp tác động sƣ phạm, động cơ và ý chí phấn đấu học tập của mỗi HS. Điều đó, cho thấy việc sử dụng các biện pháp kích thích hứng thú học tập đối với môn Đại số - Giải tích 11 cho HS là thiết thực. Ngƣời nghiên cứu chấp nhận giả thuyết Ha (dự đoán hoạt động thực nghiệm sẽ mang lại hiệu quả có định hƣớng).

Tóm lại, sau thực nghiệm sƣ phạm, các biểu hiện hứng thú học tập của HS đã đƣợc tăng lên. Sau tác động sƣ phạm, phần lớn HS có hứng thú và kết quả học tập đƣợc nâng cao kể cả HS khá giỏi hay HS trung bình. Tuy vậy, những HS trung bình và yếu kém cải thiện đƣợc hứng thú và kết quả học tập lớn hơn. Các biện pháp kích thích hứng thú học tập là các yếu tố thuận lợi và là điều kiện để các em bộc lộ và phát huy khả năng của mình. Còn HS khá giỏi cũng nhƣ HS ở trƣờng Văn Lãng đã có thái độ học tập đúng đắn, đã quen với việc sắp xếp, phân bổ thời gian cũng nhƣ đã có phƣơng pháp học tập phù hợp. Bên cạnh đó, mức độ hứng thú học tập ở trƣờng Bình Độ tăng rõ rệt hơn so với trƣờng Văn Lãng. Tuy vậy, kết quả học tập của HS trƣờng Văn Lãng cao hơn trƣờng Bình Độ cả trƣớc và sau thực nghiệm. Thực tế cho thấy, có nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó chủ yếu là do yếu tố HS và GV đặc biệt là năng lực nhận thức cũng nhƣ thái độ học tập đúng đắn của HS đã đƣợc hình

thành từ trƣớc tác động sƣ phạm. HS đã đƣợc học tập trong môi trƣờng có sự định hƣớng đúng đắn từ gia đình, thầy cô đặc biệt là môi trƣờng học tập thuận lợi từ các lớp dƣới nên kết quả học tập tƣơng đối cao, đồng thời hình thành thái độ và hứng thú học tập cho HS. Hứng thú nói chung, hứng thú học tập nói riêng là một thuộc tính tâm lý phức tạp của nhân cách vì vậy muốn hình thành và phát triển hứng thú học tập cho HS cần phải có nhiều thời gian, cần có sự phối hợp giữa các yếu tố nhƣ gia đình, thầy cô, bạn bè, nhà trƣờng đặc biệt là giáo viên bộ môn và bản thân HS. Bên cạnh đó, đối với các trƣờng miền núi nhƣ tỉnh Lạng Sơn thì việc nâng cao hứng thú học tập cần gắn liền với việc rèn kỹ năng, thói quen và phƣơng pháp tự học cho HS là một việc làm hết sức cần thiết.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Chúng tôi đã đạt đƣợc mục đích và hoàn thành các nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm đã đề ra. Qua việc tiến hành thực nghiệm sƣ phạm, chúng tôi nhận thấy đƣợc những ƣu điểm, hạn chế của biện pháp và quan trọng hơn là khẳng định đƣợc tính khả thi, hiệu quả của một số biện pháp kích thích hứng thú học tập môn Đại số - Giải tích cho HS lớp 11 trƣờng THPT tỉnh Lạng Sơn. Sau thực nghiệm sƣ phạm, hứng thú học tập cũng nhƣ kết quả học tập của HS đã đƣợc nâng cao. Tuy vậy, thái độ đối với môn học nói chung, hứng thú học tập của HS nói riêng không phải đƣợc hình thành và phát triển một sớm, một chiều mà phải đƣợc hình thành thƣờng xuyên trong quá trình dạy học. Đồng thời, việc hình thành và phát triển hứng thú học tập cho HS phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó yếu tố GV đóng vai trò chủ đạo. GV không chỉ lựa chọn các nội dung dạy học phù hợp hấp dẫn mà quan trọng hơn là sử dụng các phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học tích cực, hình thành môi trƣờng học tập cho HS. Mặt khác, phải hình thành cho HS mục đích, động cơ học tập đúng đắn, có nhu cầu tự học và ý chí tự học và thói quen tự học để HS có thể học tập suốt đời. Điều đó tùy thuộc vào nghệ thuật sƣ phạm của ngƣời thầy giáo trong quá trình dạy học đặc biệt ngƣời thầy giáo trong xã hội hiện đại.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã hoàn thành các nhiệm vụ, mục đích của đề tài, đó là:

1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài:

- Tổng quan những vấn đề về hứng thú, hứng thú học tập, biểu hiện của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp kích thích hứng thú học tập môn đại số giải tích lớp 11 cho học sinh miền núi tỉnh lạng sơn​ (Trang 85 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)