Phân tích, đánh giá mức độ hứng thú học tập của học sinh lớp11

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp kích thích hứng thú học tập môn đại số giải tích lớp 11 cho học sinh miền núi tỉnh lạng sơn​ (Trang 76 - 85)

9. Cấu trúc luận văn

3.4.1. Phân tích, đánh giá mức độ hứng thú học tập của học sinh lớp11

Chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ hứng thú học tập môn Đại số - Giải tích lớp 11 của HS trƣờng THPT Văn Lãng trƣớc, trong và sau thực nghiệm thông qua phiếu quan sát trong các giờ học của HS (xem phụ lục 2). Trong đó, chúng tôi tiến hành quan sát các giờ học của HS trƣớc thực nghiệm trong thời gian là 1,5 tháng, trong và sau thực nghiệm 2,5 tháng. Chúng tôi đánh giá mức độ hứng thú học tập đối với môn Đại số - Giải tích của HS lớp 11 nhƣ sau:

Hứng thú học tập của HS đƣợc đánh giá bởi các tiêu chí khác nhau. Mỗi HS đƣợc chúng tôi quan sát trong 3 tiết học, đảm bảo đƣợc công tác bí mật, khách quan nên mỗi HS không biết mình đƣợc quan sát trong các tiết học nào. Với số lần lặp lại các tiêu chí nêu trên từ 1-4, đƣợc đánh giá là mức độ Đôi khi;

5-9 lần đƣợc đánh giá là mức độ Thường xuyên và không có biểu hiện đƣợc đánh giá là mức độ Không bao giờ.

Với nguyên tắc tính các mức độ biểu hiện của hành vi trong học tập của HS nhƣ trên, chúng tôi quy ƣớc nhƣ sau: Mức độ Thường xuyên (3 điểm), mức độ Đôi khi (2 điểm) và mức độ Không bao giờ (1 điểm).

Đồng thời, tổng điểm của 8 biểu hiện của hứng thú học tập nhƣ sau: ∑max = 24 điểm; ∑trung bình: 16 điểm; ∑min = 8 điểm; Từ đó, mức độ hứng thú học tập của HS đƣợc chia thành 3 mức độ: Hứng thú:20 → 24 điểm; Bình thƣờng:14 → 19 điểm;Không hứng thú: 8→13 điểm.

Điều đó có nghĩa là, nếu HS nào có tổng số điểm của các biểu hiện hành vi trong học tập môn Đại số - Giải tích nằm trong khoảng từ 20 → 24 điểm thì xếp vào mức độ Hứng thú, tổng số điểm nằm trong khoảng từ 14→19 thì xếp vào mức độ Bình thường (trung bình), còn lại xếp vào mức độ Không hứng thú.

Chúng tôi đánh giá 8 biểu hiện của hứng thú học tập của HS qua việc sử dụng bảng quan sát trong các giờ học, trƣớc, trong và sau thực nghiệm. Chúng

tôi sử dụng phƣơng pháp chia đôi dữ liệu thành 2 phần và kiểm tra tính nhất quán giữa giữa các điểm số của hai phần (chẵn, lẻ) để đánh giá thái độ học tập của HS bằng công thức Spearman- Brown. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

3.4.1.1. Đánh giá mức độ hứng thú học tập môn Đại số - Giải tích lớp 11 ở trường THPT Văn Lãng, huyện Văn Lãng

Các kết quả quan sát đƣợc tổng hợp lại, từ đó để đánh giá đƣợc mức độ hứng thú học tập ở từng HS. Chúng tôi thu đƣợc kết quả quan sát (xem phụ lục 3a) với điểm trung bình chung của các biểu hiện hứng thú học tập môn Toán của HS là 18 điểm, nằm trong giới hạn điểm số từ 14-19, thuộc mức độ bình thƣờng. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả khảo sát các phiếu trƣng cầu ý kiến đối với GV và HS trong phần thực trạng. Sử dụng các Hàm CORREL, chúng tôi thu đƣợc rhh = 0.80 và áp dụng công thức tính toán đƣợc

0,89

SB

r  Với kết quảrSB 0,7, chúng ta kết luận rằng, kết quả quan sát (dữ liệu)

về hứng thú học tập đối với môn Đại số - Giải tích của HS lớp 11 ở trƣờng THPT Văn Lãng, huyện Văn Lãng sau thực nghiệm là đáng tin cậy.

Qua quan sát các giờ học để đánh giá các biểu hiện hứng thú học tập đối với môn Toán của HS, chúng tôi nhận thấy: Hầu hết HS thể hiện mức độ

Thường xuyên với các biểu hiện nhƣ: Chăm chú nghe giảng, chép bài đầy đủ, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, lên bảng làm bài tập. Một số biểu hiện nhƣ sƣu tầm và giải bài tập hoặc đƣa ra những cách giải khác, hỏi bài bạn bè đƣợc thể hiện ở mức Đôi khi. Một số biểu hiện thƣờng thể hiện ít, hiếm nhƣ

làm bài hết ngay tại lớp, hỏi bài GV trong quá trình học tập.

Tƣơng tự nhƣ vậy, chúng tôi tiến hành quan sát biểu hiện hứng thú học tập của HS trong và sau quá trình thực nghiệm sƣ phạm, đƣợc kết quả quan sát (xem phụ lục 3a). Với điểm trung bình chung của các biểu hiện hứng thú học tập của HS là 19 điểm, nằm trong giới hạn điểm số từ 14 -19, thuộc mức độ

Trung bình cao vì cận với mức độ Hứng thú (giới hạn điểm từ 20-24). Điều đó cho thấy, mức độ hứng thú học tập của HS là khá cao. Sử dụng các hàm

CORREL, chúng tôi thu đƣợc rhh 0,7và áp dụng công thức tính toán đƣợc 0,8

SB

r  . Với kết quả rSB 0,7, chúng ta kết luận rằng, kết quả quan sát (dữ liệu) về hứng thú học tập đối với môn Đại số - Giải tích của HS lớp 11 ở trƣờng THPT Văn Lãng, huyện Văn Lãng sau thực nghiệm là đáng tin cậy.

Tiến hành đánh giá mức độ hứng thú học tập môn Đại số - Giải tích của HS lớp 11 qua những giờ học, chúng tôi nhận thấy, những biểu hiện để đánh giá hứng thú học tập của HS đã có sự thay đổi tích cực, các biểu hiện đó đƣợc lặp lại nhiều hơn ở các em HS, đặc biệt là những HS nhút nhát, lƣời học. Nhiều em rất ngại thảo luận nhóm thì đã tự tin hơn, trao đổi với bạn bè. HS đã chủ động tìm kiếm, lựa chọn các bài tập Đại số - Giải tích ở các nguồn khác nhau, mạnh dạn tham gia vào việc giải bài toán theo phƣơng án mở, chủ động hơn trong việc thực hiện các dự án học tập. Đặc biệt, nhiều HS xung phong lên bảng làm bài, chữa bài tập cho cả lớp. Tuy vậy, trong một thời gian ngắn, một số HS vẫn chƣa thể hiện tốt đƣợc việc rèn phƣơng pháp học tập, biến quá trình dạy học thành quá trình tự học. Do khả năng nhận tức của HS cũng nhƣ hạn chế về thời gian nên hầu hết HS chƣa thể làm hết bài tập ngay tại lớp. Chính vì vậy, việc nâng cao hứng thú học tập cho HS cần phải có thời gian dài, không phải một sớm một chiều, cần có sự phối hợp một cách đồng bộ các biện pháp thì mới thực sự đem lại hiệu quả.

So sánh điểm trung bình chung đánh giá mức độ hứng thú học tập của HS trƣớc và sau thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy: Điểm trung bình chung sau thực nghiệm lớn hơn trƣớc thực nghiệm là 1 điểm, có sự chênh lệch nhƣng không nhiều. Các biểu hiện của hứng thú học tập đối với môn Đại số - Giải tích vẫn xếp vào mức độ Trung bình. Tuy vậy, điểm số đánh giá mức độ hứng thú học tập đối với môn Đại số - Giải tích đã đạt tới điểm tối đa ở mức độ Bình thường (Trung bình), gần tiếp cận với mức độ Hứng thú. Tuy có sự chênh lệch nhƣng không nhiều điều đó khẳng định rằng, trong một thời gian thực nghiệm

ngắn, biểu hiện hứng thú học tập đã có đƣợc nâng lên nhƣng chƣa thể hiện một cách rõ nét, nâng lên một thang bậc mới.

Chúng tôi tiến hành thống kê số lƣợng HS và kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 3.2. Đánh giá mức độ hứng thú học tập môn Đại số - Giải tích 11 trƣớc và sau thực nghiệm sƣ phạm (40 HS trƣờng THPT Văn Lãng)

Thời điểm Mức độ

Trƣớc thực nghiệm Sau thực nghiệm

SL % SL %

Hứng thú 15 37.5 19 47.5

Bình thƣờng 18 45.0 17 42.5

Không hứng thú 7 17.5 4 10

Kết quả đƣợc thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.1. Đánh giá mức độ hứng thú học tập môn Đại số - Giải tích lớp11 trước và sau thực nghiệm sư phạm (40 HS trường THPT Văn Lãng)

Nhìn vào kết quả ở bảng 3.2. và biểu đồ 3.1, chúng ta dễ dàng nhận thấy, số lƣợng HS có hứng thú học tập đối với môn Đại số - Giải tích tăng lên rõ rệt là 10%, trong khi đố số lƣợng HS không hứng thú học tập bộ môn giảm đáng kể là 7.5%. Điều đó khẳng định rằng, HS đã có sự thay đổi mức độ hứng thú

0 10 20 30 40 50 Hứng thú Bình thƣờng Không hứng thú 37.5 45 17.5 47.5 42.5 10 Trƣớc thực nghiệm Sau thực nghiệm

học tập bộ môn đáng kể. Nhƣ vậy, nhờ có việc sử dụng các biện pháp kích thích hứng thú học tập đối với môn Toán nói chung và môn Đại số - Giải tích nói riêng của HS giúp cho hứng thú học tập của HS có sự tăng lên đáng kể sau thực nghiệm. Mức độ hứng thú học tập của HS chiếm tỷ lệ cao gần 50%. Điều đó cho thấy hiệu quả của phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm đối với HS huyện Văn Lãng là đáng ghi nhận. Bởi vì, việc củng cố và phát triển thái độ học tập của HS là một việc làm không dễ, bởi lẽ nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó nhân tố con ngƣời giữ vai trò quan trọng.

3.4.1.2. Đánh giá mức độ hứng thú học tập môn Đại số - Giải tích của HS lớp 11 ở trường THPT Bình Độ, huyện Tràng Định

Tƣơng tự nhƣ đối với trƣờng THPT Văn Lãng, chúng tôi cũng tiến hành dự giờ thăm lớp đối với các tiết Toán của HS lớp 11. Các kết quả quan sát đƣợc tổng hợp lại qua đó để đánh giá đƣợc mức độ hứng thú học tập ở từng HS. Chúng tôi thu đƣợc kết quả quan sát (xem phụ lục 3b) với điểm trung bình chung của các biểu hiện hứng thú học tập môn Toán của HS là 18 điểm, nằm trong giới hạn điểm số từ 14-19, thuộc mức độ Bình thường (trung bình). Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả khảo sát các phiếu trƣng cầu ý kiến đối với GV và HS trong phần thực trạng. Sử dụng các hàm CORREL, chúng tôi thu đƣợc rhh = 0.78 và áp dụng công thức tính toán rSB = 0.87. Với kết quả rSB>0.7, chúng ta kết luận rằng, kết quả quan sát (dữ liệu) về hứng thú học tập của HS đối với môn Toán trƣớc thực nghiệm là đáng tin cậy.

Qua quan sát các giờ học để đánh giá các biểu hiện hứng thú học tập đối với môn Toán của HS, chúng tôi nhận thấy: Hầu hết thể hiện mức độ Thường xuyên với các biểu hiện nhƣ: Chăm chú nghe giảng, chép bài đầy đủ, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, lên bảng làm bài tập. Một số biểu hiện nhƣ sƣu tầm và giải bài tập hoặc đƣa ra những cách giải khác, hỏi bài bạn bè đƣợc thể

hiện ở mức Đôi khi. Một số biểu hiện thƣờng thể hiện ít, hiếm nhƣ làm bài hết ngay tại lớp, hỏi bài giáo viên trong quá trình học tập.

Tƣơng tự nhƣ vậy, chúng tôi tiến hành quan sát biểu hiện hứng thú học tập của HS trong và sau quá trình thực nghiệm sƣ phạm, đƣợc kết quả quan sát (xem phụ lục 3b). Với điểm trung bình chung của các biểu hiện của hứng thú học tập đối với môn Đại số - Giải tích là 19 điểm, nằm trong giới hạn điểm số từ 14 -19, thuộc mức độ Trung bình cao vì cận với mức độ Hứng thú (giới hạn điểm từ 20-24). Điều đó cho thấy mức độ hứng thú học tập của HS là khá cao, đã có sự thay đổi đáng kể. Sử dụng các hàm CORREL, chúng tôi thu đƣợc rhh = 0.73 và áp dụng công thức tính toán đƣợc rSB = 0.84. Với kết quả rSB> 0.7 chúng ta kết luận rằng, kết quả quan sát (dữ liệu) về hứng thú học tập đối với môn Đại số - Giải tích của HS lớp 11 ở trƣờng THPT Bình Độ, huyện Tràng Định sau thực nghiệm là đáng tin cậy.

Tuy nhiên, mức độ thể hiện các biểu hiện của hứng thú học tập của HS trƣờng THPT Bình Độ, huyện Tràng Định có khác so với HS trƣờng THPT Văn Lãng. Chẳng hạn, HS trƣờng Văn Lãng thích làm việc nhóm, hăng hái phát biểu ý kiến, xung phong lên bảng làm bài tập nhiều hơn ở trƣờng THPT Bình Độ, huyện Tràng Định. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu, bởi trƣờng THPT Văn Lãng nằm ở trung tâm thị trấn nên HS bạo dạn hơn, chủ động trong việc thể hiện hành vi của mình. Còn trƣờng THPT Bình Độ, huyện Tràng Định ở mới thành lập và nằm trên xã Quốc Việt, HS chủ yếu là ngƣời dân tộc thiểu số các em nhút nhát, điều kiện gia đình còn khó khăn, thậm chí nhiều em còn ngại tiếp xúc với thầy cô và bạn bè. Có HS hiểu bài, biết cách làm toán nhƣng ngại thể hiện bản thân, sợ rằng mình làm sai hoặc không đúng với cách của cô giáo và bạn bè thì bị mọi ngƣời chê cƣời. Một số HS thực sự sợ môn Toán nói chung và môn Đại số - Giải tích nói riêng vì đây là những môn học khó, thƣờng đƣợc kết quả thấp làm cho các em chán học. Bên cạnh đó, một số HS chỉ xác

định việc học cho hết cấp THPT mà không xác định cho việc mình thi vào các trƣờng cao đẳng hay đại học sau khi tốt nghiệp tú tài. Điều đó cho thấy, hứng thú học tập còn phụ thuộc vào việc xác định đƣợc mục đích và động cơ học tập của HS. Muốn vậy, ngoài các biện pháp kích thích hứng thú học tập bằng việc sử dụng các phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học, chế biến nội dung dạy học phù hợp và hấp dẫn HS thì việc tăng cƣờng nhận thức và khuyến khích HS trong học tập là một việc làm cần thiết.

So sánh điểm trung bình chung đánh giá mức độ hứng thú học tập của HS trƣớc và sau thực nghiệm chúng ta thấy điểm trung bình chung sau thực nghiệm lớn hơn trƣớc thực nghiệm là 2 điểm, tuy nhiên vẫn xếp vào mức độ

Trung bình (bình thƣờng). Điểm số đánh giá mức độ hứng thú học tập đối với môn Đại số -Giải tích đã đạt tới điểm tối đa ở mức độ Bình thường, gần cận với mức độ Hứng thú. Nhờ có việc sử dụng các biện pháp kích thích hứng thú học tập đối với môn Toán nói chung và môn Đại số - Giải tích nói riêng của HS có tăng lên đáng kể sau thực nghiệm, gần đạt đến mức độ Hứng thú. Một số HS có biểu hiện thờ ơ hoặc ngại hoạt động trong giờ học do chán học, nhút nhát hoặc học kém, sau khi thực nghiệm, HS trở nên bạo dạn hơn, dám thể hiện khả năng của mình nhƣ xung phong lên bảng làm bài tập, trao đổi thảo luận trong giờ học. Điều đó cho thấy hiệu quả của phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm đối với HS thành phố là đáng ghi nhận.

So sánh với trƣờng THPT Văn Lãng, chúng tôi nhận thấy, hứng thú học tập của trƣờng THPT Bình Độ, huyện Tràng Định, tăng cao hơn so với trƣờng THPT Văn Lãng. Điều đó có thể thấy rằng, đôi khi trong quá trình dạy học, nhiều giáo viên dạy toán ở trƣờng THPT Văn Lãng đã áp dụng những phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học nhằm kích thích hứng thú học tập của HS và HS có điều kiện đi học thêm hoặc tự nghiên cứu nên những tác động này có sự thay đổi không nhiều. Trong khi đó, điều kiện học tập của HS ở trƣờng THPT Bình Độ, huyện Tràng Định khó khăn hơn, nhiều em phải đi những đoạn đƣờng khá xa để đến trƣờng học thậm chí phải đi trọ học, không có điều kiện học thêm. Mặt khác, với những

nội dung và phƣơng pháp dạy học có phần hấp dẫn hơn đã khơi dậy hứng thú học tập của HS. Vì vậy, khi đƣợc tiếp xúc với các biện pháp kích thích hứng thú đã giúp HS thay đổi thái độ và tích cực đối với việc học tập.

Chúng tôi tiến hành thống kê số lƣợng HS thể hiện mức độ hứng thú học tập môn Toán nói chung và môn Đại số - Giải tích nói riêng trƣớc và sau thực nghiệm. Kết quả thu đƣợc:

Bảng 3.3. Đánh giá mức độ hứng thú học tập môn Giải tích lớp 11 trƣớc và sau thực nghiệm sƣ phạm (40 HS trƣờng THPT Bình Độ, Tràng Định)

Thời điểm Mức độ

Trƣớc thực nghiệm Sau thực nghiệm

SL % SL %

Hứng thú 12 30.0 19 47.5

Bình thƣờng 17 42.5 15 37.5

Không hứng thú 11 27.5 6 15

Kết quả đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau:

Biểu đồ 3.2. Đánh giá mức độ hứng thú học tập môn Giải tích lớp11 trước và sau thực nghiệm sư phạm(40 HS trường THPT Bình Độ,Tràng Định)

Nhìn vào kết quả ở bảng 3.3. và biểu đồ 3.2, chúng ta dễ dàng nhận thấy,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp kích thích hứng thú học tập môn đại số giải tích lớp 11 cho học sinh miền núi tỉnh lạng sơn​ (Trang 76 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)