Nội dung thực nghiệm và kế hoạch thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp kích thích hứng thú học tập môn đại số giải tích lớp 11 cho học sinh miền núi tỉnh lạng sơn​ (Trang 73)

9. Cấu trúc luận văn

3.3. Nội dung thực nghiệm và kế hoạch thực nghiệm

3.3.1. Nội dung thực nghiệm sư phạm

Triển khai giảng dạy một số giáo án có sử dụng các biện pháp tác động sƣ phạm nhằm kích thích hứng thú học tập môn Đại số - Giải tích 11 (số tiết thực nghiệm là: 12 tiết)

3.3.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

* Chọn đối tượng thực nghiệm

- Địa bàn: 02 trƣờng THPT tỉnh Lạng Sơn năm học 2014- 2015. Mỗi địa bàn thuộc một đơn vị hành chính khác nhau của tỉnh Lạng Sơn, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu ở 2 địa điểm khác nhau. Theo chúng tôi, vị trí địa lý cũng ảnh hƣởng đến điều kiện học tập và mức độ hứng thú học tập của HS. Qua tiến hành đánh giá kết quả trƣớc và sau thực nghiệm sƣ phạm để chỉ ra mức độ ảnh hƣởng của một số biện pháp kích thích học tập môn Toán nói chung và môn Đại số - Giải tích nói riêng của HS lớp 11 trƣờng THPT tỉnh Lạng Sơn. Hứng thú học tập là một hiện tƣợng tâm lý phức tạp vì vậy, nghiên cứu hứng thú học tập của HS cần phải tiến hành trong thời gian dài, mất nhiều công sức. Chính vì

vậy, chúng tôi tiến hành thực nghiệm đối với số lƣợng HS nhất định, trên 02 trƣờng THPT. Cụ thể nhƣ sau:

+ Trƣờng THPT Văn Lãng, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. + Trƣờng THPT Bình Độ, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn - Lựa chọn 80 HS lớp 11. Cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.1. Phân bố các đối tƣợng thực nghiệm

Tên trƣờng Lớp Số HS GV thực hiện

Trƣờng THPT Văn Lãng, huyện

Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. 11A1 40 Nguyễn Thanh Điện Trƣờng THPT Bình Độ, huyện

Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 11A1 40 Bùi Trung Thành

- Lựa chọn GV: có trình độ chuyên môn tốt, nghiệp vụ sƣ phạm vững vàng, hăng hái, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao và có kinh nghiệm giảng dạy.

* Hình thức thực nghiệm

Chúng tôi chọn hình thức thực nghiệm trên cùng một đối tƣợng trực tiếp là 80 HS lớp 11 trƣờng THPT trên 2 huyện khác nhau thuộc tỉnh Lạng Sơn. Nghĩa là trên cùng một đối tƣợng, chúng tôi khảo sát chất lƣợng đầu vào, xem mức độ hứng thú và kết quả học tập của các đối tƣợng. Sau đó tiến hành các biện pháp tác động sƣ phạm bằng việc triển khai việc giảng dạy các giáo án đã xây dựng, đo kết quả sau tác động của đối tƣợng. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm mỗi trƣờng 01 lớp.

* Phương pháp thực nghiệm

Chúng tôi thiết kế các bài học cho nội dung Đại số - Giải tích lớp 11. Cụ thể: Chƣơng 1: Hàm số và phƣơng trình lƣợng giác và chƣơng 2: Tổ hợp - Xác Suất GV tiến hành giảng dạy các bài học trong 02 chƣơng trên trong các tiết học bình thƣờng theo thời khóa biểu, có sử dụng các biện pháp kích thích hứng thú học tập để tránh làm ảnh hƣởng đến việc giảng dạy và học tập của GV và HS trong nhà trƣờng. Tuy vậy, trong đề tài, chúng tôi chỉ minh họa bằng 4 giáo

án cụ thể để minh họa cho 4 biện pháp đầu còn biện pháp 5 đƣợc thực hiện thông qua một số buổi học trên lớp với những tình huống cụ thể, thích hợp hoặc các buổi ngoại khóa về chuyên đề tìm hiểu lịch sử phát triển của Toán học.

3.3.3. Quy trình tổ chức thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành theo những bƣớc sau:

Bước 1: Đánh giá thực trạng hứng thú học tập môn Toán qua phiếu trƣng cầu ý kiến của GV và HS lớp 11 trƣờng THPT tỉnh Lạng Sơn.

Bước 2: Khảo sát mức độ hứng thú học tập môn Toán và kết quả học tập môn Đại số - Giải tích 11 của HS trƣớc khi thực nghiệm sƣ phạm bằng bài kiểm tra trƣớc và sau tác động.

Bước 3: Triển khai thực nghiệm sƣ phạm theo kế hoạch bài học đã xây dựng.

Bước 4: Đánh giá kết quả trƣớc và sau thực nghiệm bằng việc đo hứng thú và kết quả học tập môn Đại số - Giải tích lớp 11 (Chƣơng I và Chƣơng II).

Xử lý các số liệu thu đƣợc từ việc đánh giá mức độ hứng thú học tập của HS cũng nhƣ điểm số đo kết quả học tập trƣớc và sau thực nghiệm sƣ phạm.

* Sử dụng các hàm thống kê với phần mềm trong Microft Office Excel nhƣ: Mode, Median, Average, Stdev, Ttest.

Các phép đo được sử dụng trong thực nghiệm sư phạm:

- Mode: Giá trị xuất hiện nhiều nhất trong một dãy điểm số. - Average: Giá trị trung bình của các điểm số.

- Median: Điểm trung vị của các số (là điểm nằm ở vị trí giữa trong dãy điểm số xếp theo thứ tự).

- Stdev: Ƣớc lƣợng độ lệch chuẩn trên cơ sở mẫu.

- Ttest (P): Xác suất xảy ra ngẫu nhiên hay không khi có sự tác động vào nghiệm thể.

- Áp dụng công thức tính độ tin cậy Spearman- Brown: 2

1 hh SB hh r r r    [23] Trong đó:rSB: Độ tin cậy Spearman-Brown; rhh: Hệ số tƣơng quan chẵn lẻ

3.4. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm

3.4.1. Phân tích, đánh giá mức độ hứng thú học tập của học sinh lớp 11

Chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ hứng thú học tập môn Đại số - Giải tích lớp 11 của HS trƣờng THPT Văn Lãng trƣớc, trong và sau thực nghiệm thông qua phiếu quan sát trong các giờ học của HS (xem phụ lục 2). Trong đó, chúng tôi tiến hành quan sát các giờ học của HS trƣớc thực nghiệm trong thời gian là 1,5 tháng, trong và sau thực nghiệm 2,5 tháng. Chúng tôi đánh giá mức độ hứng thú học tập đối với môn Đại số - Giải tích của HS lớp 11 nhƣ sau:

Hứng thú học tập của HS đƣợc đánh giá bởi các tiêu chí khác nhau. Mỗi HS đƣợc chúng tôi quan sát trong 3 tiết học, đảm bảo đƣợc công tác bí mật, khách quan nên mỗi HS không biết mình đƣợc quan sát trong các tiết học nào. Với số lần lặp lại các tiêu chí nêu trên từ 1-4, đƣợc đánh giá là mức độ Đôi khi;

5-9 lần đƣợc đánh giá là mức độ Thường xuyên và không có biểu hiện đƣợc đánh giá là mức độ Không bao giờ.

Với nguyên tắc tính các mức độ biểu hiện của hành vi trong học tập của HS nhƣ trên, chúng tôi quy ƣớc nhƣ sau: Mức độ Thường xuyên (3 điểm), mức độ Đôi khi (2 điểm) và mức độ Không bao giờ (1 điểm).

Đồng thời, tổng điểm của 8 biểu hiện của hứng thú học tập nhƣ sau: ∑max = 24 điểm; ∑trung bình: 16 điểm; ∑min = 8 điểm; Từ đó, mức độ hứng thú học tập của HS đƣợc chia thành 3 mức độ: Hứng thú:20 → 24 điểm; Bình thƣờng:14 → 19 điểm;Không hứng thú: 8→13 điểm.

Điều đó có nghĩa là, nếu HS nào có tổng số điểm của các biểu hiện hành vi trong học tập môn Đại số - Giải tích nằm trong khoảng từ 20 → 24 điểm thì xếp vào mức độ Hứng thú, tổng số điểm nằm trong khoảng từ 14→19 thì xếp vào mức độ Bình thường (trung bình), còn lại xếp vào mức độ Không hứng thú.

Chúng tôi đánh giá 8 biểu hiện của hứng thú học tập của HS qua việc sử dụng bảng quan sát trong các giờ học, trƣớc, trong và sau thực nghiệm. Chúng

tôi sử dụng phƣơng pháp chia đôi dữ liệu thành 2 phần và kiểm tra tính nhất quán giữa giữa các điểm số của hai phần (chẵn, lẻ) để đánh giá thái độ học tập của HS bằng công thức Spearman- Brown. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

3.4.1.1. Đánh giá mức độ hứng thú học tập môn Đại số - Giải tích lớp 11 ở trường THPT Văn Lãng, huyện Văn Lãng

Các kết quả quan sát đƣợc tổng hợp lại, từ đó để đánh giá đƣợc mức độ hứng thú học tập ở từng HS. Chúng tôi thu đƣợc kết quả quan sát (xem phụ lục 3a) với điểm trung bình chung của các biểu hiện hứng thú học tập môn Toán của HS là 18 điểm, nằm trong giới hạn điểm số từ 14-19, thuộc mức độ bình thƣờng. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả khảo sát các phiếu trƣng cầu ý kiến đối với GV và HS trong phần thực trạng. Sử dụng các Hàm CORREL, chúng tôi thu đƣợc rhh = 0.80 và áp dụng công thức tính toán đƣợc

0,89

SB

r  Với kết quảrSB 0,7, chúng ta kết luận rằng, kết quả quan sát (dữ liệu)

về hứng thú học tập đối với môn Đại số - Giải tích của HS lớp 11 ở trƣờng THPT Văn Lãng, huyện Văn Lãng sau thực nghiệm là đáng tin cậy.

Qua quan sát các giờ học để đánh giá các biểu hiện hứng thú học tập đối với môn Toán của HS, chúng tôi nhận thấy: Hầu hết HS thể hiện mức độ

Thường xuyên với các biểu hiện nhƣ: Chăm chú nghe giảng, chép bài đầy đủ, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, lên bảng làm bài tập. Một số biểu hiện nhƣ sƣu tầm và giải bài tập hoặc đƣa ra những cách giải khác, hỏi bài bạn bè đƣợc thể hiện ở mức Đôi khi. Một số biểu hiện thƣờng thể hiện ít, hiếm nhƣ

làm bài hết ngay tại lớp, hỏi bài GV trong quá trình học tập.

Tƣơng tự nhƣ vậy, chúng tôi tiến hành quan sát biểu hiện hứng thú học tập của HS trong và sau quá trình thực nghiệm sƣ phạm, đƣợc kết quả quan sát (xem phụ lục 3a). Với điểm trung bình chung của các biểu hiện hứng thú học tập của HS là 19 điểm, nằm trong giới hạn điểm số từ 14 -19, thuộc mức độ

Trung bình cao vì cận với mức độ Hứng thú (giới hạn điểm từ 20-24). Điều đó cho thấy, mức độ hứng thú học tập của HS là khá cao. Sử dụng các hàm

CORREL, chúng tôi thu đƣợc rhh 0,7và áp dụng công thức tính toán đƣợc 0,8

SB

r  . Với kết quả rSB 0,7, chúng ta kết luận rằng, kết quả quan sát (dữ liệu) về hứng thú học tập đối với môn Đại số - Giải tích của HS lớp 11 ở trƣờng THPT Văn Lãng, huyện Văn Lãng sau thực nghiệm là đáng tin cậy.

Tiến hành đánh giá mức độ hứng thú học tập môn Đại số - Giải tích của HS lớp 11 qua những giờ học, chúng tôi nhận thấy, những biểu hiện để đánh giá hứng thú học tập của HS đã có sự thay đổi tích cực, các biểu hiện đó đƣợc lặp lại nhiều hơn ở các em HS, đặc biệt là những HS nhút nhát, lƣời học. Nhiều em rất ngại thảo luận nhóm thì đã tự tin hơn, trao đổi với bạn bè. HS đã chủ động tìm kiếm, lựa chọn các bài tập Đại số - Giải tích ở các nguồn khác nhau, mạnh dạn tham gia vào việc giải bài toán theo phƣơng án mở, chủ động hơn trong việc thực hiện các dự án học tập. Đặc biệt, nhiều HS xung phong lên bảng làm bài, chữa bài tập cho cả lớp. Tuy vậy, trong một thời gian ngắn, một số HS vẫn chƣa thể hiện tốt đƣợc việc rèn phƣơng pháp học tập, biến quá trình dạy học thành quá trình tự học. Do khả năng nhận tức của HS cũng nhƣ hạn chế về thời gian nên hầu hết HS chƣa thể làm hết bài tập ngay tại lớp. Chính vì vậy, việc nâng cao hứng thú học tập cho HS cần phải có thời gian dài, không phải một sớm một chiều, cần có sự phối hợp một cách đồng bộ các biện pháp thì mới thực sự đem lại hiệu quả.

So sánh điểm trung bình chung đánh giá mức độ hứng thú học tập của HS trƣớc và sau thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy: Điểm trung bình chung sau thực nghiệm lớn hơn trƣớc thực nghiệm là 1 điểm, có sự chênh lệch nhƣng không nhiều. Các biểu hiện của hứng thú học tập đối với môn Đại số - Giải tích vẫn xếp vào mức độ Trung bình. Tuy vậy, điểm số đánh giá mức độ hứng thú học tập đối với môn Đại số - Giải tích đã đạt tới điểm tối đa ở mức độ Bình thường (Trung bình), gần tiếp cận với mức độ Hứng thú. Tuy có sự chênh lệch nhƣng không nhiều điều đó khẳng định rằng, trong một thời gian thực nghiệm

ngắn, biểu hiện hứng thú học tập đã có đƣợc nâng lên nhƣng chƣa thể hiện một cách rõ nét, nâng lên một thang bậc mới.

Chúng tôi tiến hành thống kê số lƣợng HS và kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 3.2. Đánh giá mức độ hứng thú học tập môn Đại số - Giải tích 11 trƣớc và sau thực nghiệm sƣ phạm (40 HS trƣờng THPT Văn Lãng)

Thời điểm Mức độ

Trƣớc thực nghiệm Sau thực nghiệm

SL % SL %

Hứng thú 15 37.5 19 47.5

Bình thƣờng 18 45.0 17 42.5

Không hứng thú 7 17.5 4 10

Kết quả đƣợc thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.1. Đánh giá mức độ hứng thú học tập môn Đại số - Giải tích lớp11 trước và sau thực nghiệm sư phạm (40 HS trường THPT Văn Lãng)

Nhìn vào kết quả ở bảng 3.2. và biểu đồ 3.1, chúng ta dễ dàng nhận thấy, số lƣợng HS có hứng thú học tập đối với môn Đại số - Giải tích tăng lên rõ rệt là 10%, trong khi đố số lƣợng HS không hứng thú học tập bộ môn giảm đáng kể là 7.5%. Điều đó khẳng định rằng, HS đã có sự thay đổi mức độ hứng thú

0 10 20 30 40 50 Hứng thú Bình thƣờng Không hứng thú 37.5 45 17.5 47.5 42.5 10 Trƣớc thực nghiệm Sau thực nghiệm

học tập bộ môn đáng kể. Nhƣ vậy, nhờ có việc sử dụng các biện pháp kích thích hứng thú học tập đối với môn Toán nói chung và môn Đại số - Giải tích nói riêng của HS giúp cho hứng thú học tập của HS có sự tăng lên đáng kể sau thực nghiệm. Mức độ hứng thú học tập của HS chiếm tỷ lệ cao gần 50%. Điều đó cho thấy hiệu quả của phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm đối với HS huyện Văn Lãng là đáng ghi nhận. Bởi vì, việc củng cố và phát triển thái độ học tập của HS là một việc làm không dễ, bởi lẽ nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó nhân tố con ngƣời giữ vai trò quan trọng.

3.4.1.2. Đánh giá mức độ hứng thú học tập môn Đại số - Giải tích của HS lớp 11 ở trường THPT Bình Độ, huyện Tràng Định

Tƣơng tự nhƣ đối với trƣờng THPT Văn Lãng, chúng tôi cũng tiến hành dự giờ thăm lớp đối với các tiết Toán của HS lớp 11. Các kết quả quan sát đƣợc tổng hợp lại qua đó để đánh giá đƣợc mức độ hứng thú học tập ở từng HS. Chúng tôi thu đƣợc kết quả quan sát (xem phụ lục 3b) với điểm trung bình chung của các biểu hiện hứng thú học tập môn Toán của HS là 18 điểm, nằm trong giới hạn điểm số từ 14-19, thuộc mức độ Bình thường (trung bình). Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả khảo sát các phiếu trƣng cầu ý kiến đối với GV và HS trong phần thực trạng. Sử dụng các hàm CORREL, chúng tôi thu đƣợc rhh = 0.78 và áp dụng công thức tính toán rSB = 0.87. Với kết quả rSB>0.7, chúng ta kết luận rằng, kết quả quan sát (dữ liệu) về hứng thú học tập của HS đối với môn Toán trƣớc thực nghiệm là đáng tin cậy.

Qua quan sát các giờ học để đánh giá các biểu hiện hứng thú học tập đối với môn Toán của HS, chúng tôi nhận thấy: Hầu hết thể hiện mức độ Thường xuyên với các biểu hiện nhƣ: Chăm chú nghe giảng, chép bài đầy đủ, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, lên bảng làm bài tập. Một số biểu hiện nhƣ sƣu tầm và giải bài tập hoặc đƣa ra những cách giải khác, hỏi bài bạn bè đƣợc thể

hiện ở mức Đôi khi. Một số biểu hiện thƣờng thể hiện ít, hiếm nhƣ làm bài hết ngay tại lớp, hỏi bài giáo viên trong quá trình học tập.

Tƣơng tự nhƣ vậy, chúng tôi tiến hành quan sát biểu hiện hứng thú học tập của HS trong và sau quá trình thực nghiệm sƣ phạm, đƣợc kết quả quan sát (xem phụ lục 3b). Với điểm trung bình chung của các biểu hiện của hứng thú học tập đối với môn Đại số - Giải tích là 19 điểm, nằm trong giới hạn điểm số từ 14 -19, thuộc mức độ Trung bình cao vì cận với mức độ Hứng thú (giới hạn điểm từ 20-24). Điều đó cho thấy mức độ hứng thú học tập của HS là khá cao,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp kích thích hứng thú học tập môn đại số giải tích lớp 11 cho học sinh miền núi tỉnh lạng sơn​ (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)