6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
3.1. MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ NGÂN HÀNG
Mô hình đo lường hiệu quả ngân hàng theo phương pháp bao dữ liệu DEA được lựa chọn để phân tích biên hiệu quả và không hiệu quả đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam (DMUs). Với phương pháp DEA, mô hình có thể đo lường
55
được hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả chi phí, hiệu quả lợi nhuận, hiệu quả doanh thu… cho từng DMUs. Trong luận án này, hiệu quả ngân hàng được đo lường ở hai khía cạnh: (i) Một là, đo lường hiệu quả chi phí (cost efficiency, gọi là hiệu quả chi phí) nhằm đưa vào mô hình kinh tế lượng ở bước nghiên cứu tiếp theo để đánh giá mức độ ảnh hưởng của nợ xấu đến hiệu quả chi phí; (ii) hai là, đo lường điểm hiệu quả ngân hàng bằng mô hình DEA với nợ xấu là đầu ra không mong muốn (undesirable outputs DEA model) nhằm phân tích ảnh hưởng của nợ xấu đến điểm hiệu quả của từng ngân hàng.
Tuy nhiên, điều kiện cần để đo lường hiệu quả ngân hàng bao gồm: (i) Thứ nhất, cần phải lựa chọn đầu vào – đầu ra phù hợp với các cách tiếp cận; (ii) thứ hai, lựa chọn mô hình DEA theo CRS hoặc VRS.
Lựa chọn đầu vào và đầu ra:
Các nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng thường sử dụng một trong hai cách tiếp cận chính để nhận diện đầu vào và đầu ra của mô hình: Một là, cách tiếp cận sản xuất (the production approach); hai là, cách tiếp cận trung gian (the intermediation approach). Nếu dưới góc độ, ngành ngân hàng giữ vai trò chuyển đổi tài sản (transferring assets) thì đầu vào và đầu ra nên tiếp cận theo sản xuất (Seiford & Zhu (1999); Golany & Storbeck (1999); Saha & Ravisankar (2000)…). Lúc này, tiền gởi của khách hàng được xem như một đầu ra, và chi phí lãi (interest expenditures) là một đầu vào bên cạnh các loại chi phí khác (lao động, vốn, tài sản cố định…); còn xem ngân hàng thực hiện vai trò trung gian mọi hoạt động tài chính thì tiền gởi phải được coi là khâu trung gian, và chi phí lãi không còn được coi là một đầu vào. Trong luận án, cách tiếp cận sản xuất được lựa chọn, bởi đầu ra là tiền gởi khách hàng là quan trọng đối với hiệu quả của ngân hàng Việt Nam, đồng thời loại bỏ chi phí lãi sẽ làm mất một loại chi phí lớn có ảnh hưởng đến hiệu quả ngân hàng/hiệu quả chi phí.
Lựa chọn mô hình DEA theo CRS hoặc VRS:
Mô hình DEA có thể xây dựng dựa trên giả định, hoặc là không đổi theo quy mô (CRS – Constant Returns to Scale), hoặc thay đổi tùy thuộc quy mô (VRS –
56
Variable Returns to Scale). Khi đo lường hiệu quả DEA với giả định CRS nghĩa là đo lường điểm hiệu quả khi tất cả các ngân hàng trong mẫu đang hoạt động ở quy mô tối ưu. Điều này còn thể hiện, sự gia tăng tương đối về đầu vào sẽ dẫn đến sự gia tăng tương ứng về sản lượng, nên các ngân hàng ở mọi quy mô đều sản xuất cùng một tỷ lệ đầu vào – đầu ra. Ngược lại, đo lường hiệu quả DEA với giả định VRS rất thích hợp khi các ngân hàng trong mẫu không hoạt động ở quy mô tối ưu. Điều này có nghĩa, sự gia tăng tương ứng đầu vào sẽ dẫn đến sự khác nhau trong đầu ra phụ thuộc quy mô. Trong luận án, mô hình DEA được xây dựng trên giả định thay đổi tùy thuộc quy mô VRS vì hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam có sự khác nhau về quy mô và hoạt động dưới mức tối ưu.
Để đo lường điểm hiệu quả ngân hàng gồm: Hiệu quả chi phí và hiệu quả ngân hàng DEA với nợ xấu là đầu ra không mong muốn, thì luận án sử dụng lần lượt hai phần mềm là DEA_Solver_LV 8 do công ty Saitech – inc phát triển, và DEA.RES 14 của Josef Jablonský.