6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
4.1.2. Diễn biến nợ xấu tại hệ thống ngân hàng thương mại ViệtNam giai đoạn
2007 – 2014
Nợ xấu không phải là chuyện của riêng Việt Nam, mà nhiều nước trên thế giới đều phải đối mặt, nhưng ở các mức độ khác nhau. Tính trong giai đoạn 2012 – 2014, tỷ lệ nợ xấu của các nước trên thế giới tăng mạnh, và đang ở mức 4.2% (World Bank 2014).
75
Nếu tách riêng chỉ số nợ xấu theo nhóm nước, thì nhóm các quốc gia đang phát triển luôn dẫn đầu về tỷ lệ nợ xấu hiện hữu trên 2 con số. Nhóm các quốc gia này (bao gồm cả Việt Nam) đều có những nguyên nhân phát sinh nợ xấu tương tự nhau như: tăng trưởng tín dụng nhanh chóng, hệ thống tài chính phụ thuộc phần lớn hệ thống ngân hàng, hạ chuẩn vay ở nhiều ngân hàng đối với khách hàng, và sự phụ thuộc quá nhiều vào bất động sản.
Do đó, nợ xấu không chỉ là vấn đề nhức nhối của hệ thống tài chính Việt Nam, mà là của cả thế giới. Tuy nhiên, từ diễn biến nợ xấu tại Việt Nam thì ý thức xử lý nợ xấu và lành mạnh hóa hoạt động của hệ thống ngân hàng được triển khai quyết liệt và đầy chủ động.
Quy mô nợ xấu
Theo tiêu chuẩn phân loại quốc tế, mức cảnh báo nợ xấu cần xem xét là ở ngưỡng trên 3% so với tổng dư nợ, trong khi tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam lại gia tăng vượt ngưỡng khá nhiều và đang ở mức báo động. Tỷ lệ nợ xấu này lại nằm trong bối cảnh điều kiện tăng trưởng kinh tế thấp, bất ổn tài chính thường trực và thị trường bất động sản đóng băng, nên nợ xấu lại càng ngày xấu lẫn khó xử lý.
Bảng 4.1: Tình hình nợ xấu của các NHTM Việt Nam từ 2007 đến 2014
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Dư nợ 1.017 1.275 1.754 2.301 2.577 3.091 3.477 3.680 Nợ xấu 20 45 36 58 85 126 132 169 tỷ lệ nợ xấu (%) 1,97 3,53 2,05 2,52 3,3 4,08 3,79 4,6 Nguồn: NHNN
Tính đến hết 2014, tỷ lệ nợ xấu đạt đỉnh điểm là 4,6%, tương đương 169 nghìn tỷ đồng, còn báo cáo của các NHTM là 3,25%. Thống kê trên đã được loại bỏ bớt những khoản nợ chuyển giao sang công ty VAMC xử lý.
Cơ cấu nợ xấu theo ngành kinh tế
Hoạt động tái cơ cấu hệ thống ngân hàng trong năm 2014 và những tháng 2015 đã cho những kết quả rất đáng khích lệ. Một trong thành quả là quá trình nắn
76
dòng tín dụng đến đúng các ngành nghề ưu tiên phát triển, như: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; hoạt đông xuất khẩu; và công nghiệp phụ trợ. Tuy nhiên, cơ cấu dư nợ tín dụng của nền kinh tế vẫn còn tập trung ở một vài lĩnh vực nhất định. Và chính vài lĩnh vực này lại tích tụ khá nhiều nợ xấu. (công nghiệp 26%, ngành dịch vụ 33%, thương mại (18%) và xây dựng 10%).
Thống kê của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, 6 lĩnh vực có tỷ lệ nợ xấu cao bao gồm: công nghiệp chế biến, chế tạo (21,2%); bán buôn và bán lẻ (16,9%); hoạt động dịch vụ (12,5%), Bất động sản (11,4%); xây dựng, vật liệu xây dựng (10,1%); và vận tải, kho bãi (9,4%).
Sáu lĩnh vực tập trung nợ xấu lớn, nhưng cùng một đặc điểm là các dư nợ có đảm bảo bởi tài sản đảm bảo. Theo báo cáo giữa niên độ 2012 của Cơ quan Thanh tra NHNN, cho hay nợ có tài sản bảo đảm là 84% và không có tài sản bảo đảm là 16%. Đồng thời, giá trị tài sản bảo đảm trên giá trị nợ xấu khoảng 135% và các khoản nợ xấu có bảo đảm bằng bất động sản đạt tỷ lệ 180%.
Tuy nhiên, điểm đáng lưu tâm ở hiện tượng nợ xấu Việt Nam là nợ xấu tập trung khá lớn ở lĩnh vực bất động sản và phần nhiều nợ xấu đều có tài sản bảo đảm (trong đó bất động sản cũng chiếm phần lớn, tỷ lệ thế chấp bằng bất động sản chiếm khoảng 60% tổng tài sản bảo đảm của các ngân hàng). Vì vậy, thị trường bất động sản đóng băng đã tác động không nhỏ khả năng trả nợ và phát mãi tài sản bảo đảm.