6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
3.1.1. Mô hình đo lường hiệu quả chi phí (cost efficiency DEA model)
Trong luận án, hiệu quả chi phí (cost efficiency) được lựa chọn vì phản ánh những kỹ năng quản trị của ngân hàng nhằm sử dụng các đầu vào để đảm bảo tối đa đầu ra. Đồng thời, các kỹ năng quản trị ngân hàng thường tập trung kiểm soát chi phí hoạt động, giám sát, quản lý khách hàng vay, kỹ thuật quản trị rủi ro…Ngoài ra, các lý thuyết được hỗ trợ bởi các nghiên cứu thực nghiệm cho rằng hiệu quả ngân hàng sẽ bị chệch nếu bỏ các các chi phí hoạt động như lao động, vốn, các tài sản cố định…, hơn là các chi phí tài chính. Còn Berger & Humphrey (1991) cho rằng sự phân tán của các chi phí dẫn đến không hiệu quả nhiều nhất bởi sự khác biệt không giá cả các đầu vào hơn là các yếu tố của thị trường. Vì vậy, hiệu quả chi phí sẽ phản ánh được toàn diện các chi phí của từng ngân hàng nhằm tiến đến so sánh các điểm hiệu quả ngân hàng. Ngoài ra, các lý thuyết về mối quan hệ giữa nợ xấu và hiệu quả ngân hàng đều được phát triển dựa trên hiệu quả chi phí với phương pháp phi tham số hoặc tham số.
57
Theo đó, mô hình DEA hiệu quả chi phí được dùng để đo lường hiệu quả chi phí (cost efficiency) cho từng ngân hàng khi thông tin giá đầu vào được đưa vào. Đo lường này sẽ cung cấp cách thức làm thế nào để chi phí một ngân hàng đạt đến chi phí của hiệu quả tối ưu thực tế nhằm sản xuất cùng một lượng đầu ra.
- Mô hình đo lường hiệu quả ngân hàng: Hiệu quả chi phí DEA (cost efficiency DEa models)
- Cách tiếp cận để lựa chọn yếu tố đầu vào/đầu ra: Tiếp cận sản xuất (the production approach).
- Yếu tố đầu vào: Chi phí nhân viên (là chi phí cho nhân viên nằm trong mục chi phí hoạt động của bảng thuyết minh báo cáo tài chính ngân hàng), chi phí lãi (là chi phí lãi và các chi phí tương tự), tài sản cố định (là giá trị tài sản cố định hữu hình). - Yếu tố đầu ra: Tiền gởi khách hàng (giá trị tiền gởi của khách hàng), dư nợ (là cho vay khách hàng, không tính đến dự phòng rủi ro cho vay khách hàng), đầu tư (là tổng của chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư), thu ngoài lãi (là tổng của lãi thuần từ hoạt động dịch vụ, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh, lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư, lãi thuần từ hoạt động khác).
- Số lượng ngân hàng (DMUs): Có sự thay đổi theo từng năm. - Phần mềm đo lường: DEA_Solver_LV 8
- Mục đích đo lường hiệu quả ngân hàng: điểm hiệu quả chi phí của từng ngân hàng được dùng để đưa vào mô hình kinh tế lượng nhằm đánh giá mối quan hệ giữa nợ xấu và hiệu quả chi phí.
58
Mô hình CE (cost efficiency)
Tối thiểu hóa chi phí 𝑚𝑖𝑛
𝜆, 𝑥̃ ∑𝑚 𝑝𝑖𝑜𝑥̃𝑖𝑜
𝑖=1 (3.1) Với các điều kiện:
∑ 𝜆𝑗 𝑛 𝑗=1 𝑥𝑖𝑗 ≤ 𝑥̃𝑖𝑜 , 𝑖 = 1, … ,2, … , 𝑚 ∑ 𝜆𝑗 𝑛 𝑗=1 𝑦𝑟𝑗 ≥ 𝑦𝑟𝑜 , 𝑟 = 1, … ,2 … , 𝑠 𝜆𝑗, 𝑥̃𝑖𝑜 ≥ 0, 𝑗 = 1, … ,2, … , 𝑛 𝑇ℎê𝑚 ∑ 𝜆𝑗 𝑛 𝑗=1 = 1 𝑐ℎ𝑜 𝑉𝑅𝑆
Hiệu quả chi phí
CEo = 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑡ố𝑖 𝑡ℎ𝑖ể𝑢 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑡ℎự𝑐 𝑡ế = ∑ 𝑝𝑖 𝑜𝑥̃𝑖𝑜∗ 𝑚 𝑖=1 ∑𝑚𝑖=1𝑝𝑖𝑜𝑥𝑖𝑜 (3.2)
Với mô hình ở trên, 𝑝𝑖𝑜 là giá của đầu vào 𝑖𝑡ℎ cho ngân hàng ‘o’; 𝑥̃𝑖𝑜 là lượng đầu vào của 𝑖𝑡ℎ cho ngân hàng ‘o’ mà chi phí tối thiểu; 𝑥̃𝑖𝑜∗ là giá trị tiềm năng của 𝑥̃𝑖𝑜; 𝑥𝑖𝑜 là giá trị thực tế của đầu vào 𝑖𝑡ℎ cho 𝑗𝑡ℎ ngân hàng
Nguồn: Kumar & Gulati (2013)