Tổng quan hệ thống ngân hàng thương mại ViệtNam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ ảnh hưởng của nợ xấu đến hiệu quả ngân hàng tại hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 87 - 88)

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN

4.1.1. Tổng quan hệ thống ngân hàng thương mại ViệtNam

Sau năm 1986, nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo đó, hàng loạt những chính sách đổi mới, mà ngày nay đã góp phần to lớn cho sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam như: Chính sách cải cách thuế, tái cải cách giá, cải cách sở hữu nhà nước…Nhưng đặc biệt là hoạt động chuyển dịch mô hình ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp. Lúc này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) trở thành ngân hàng trung ương có vai trò điều hành chính sách tiền tệ, và hình thành hệ thống ngân hàng cấp hai đáp ứng nhu cầu tài chính – ngân hàng của thị trường như ngân hàng thương mại nhà nước (SOCB – State-owned commercial banks), ngân hàng thương mại cổ phần (JSCB – Joint-stock commercial banks), ngân hàng nước ngoài (FB – Foreign banks).

Bắt đầu từ năm 1991 đến 2001, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã tiến hành cải cách, sắp xếp, thay thế…, để tạo một hệ thống ngân hàng thương mại hiệu quả. Đồng thời, thời gian này, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trở thành mạch máu của cả nền kinh tế, là nơi cung cấp phần lớn nguồn vốn phục vụ

74

nhiều đối tượng của nền kinh tế. Lúc này, hoạt động tái cơ cấu tiến hành khá quyết liệt nhằm gia tăng tính hiệu quả hoạt động cũng như đánh giá đúng quy mô của các khoản nợ xấu (NPLs), và dần loại bỏ các chính sách phi thị trường trong ngành ngân hàng. Kết quả của chương trình cải cách, hệ thống ngân hàng đã loại bỏ được cách ngân hàng yếu kém, giảm dần sự chỉ đạo vay từ chính phủ, sự suy giảm của tỷ lệ nợ xấu (NPLR, non – performing loan ratio).

Giai đoạn năm 2000 – 2006, hệ thống ngân hàng Việt Nam có hiện tượng mở rộng mạng lưới hoạt động khắp nơi, cùng với sự tăng trưởng của tiền gởi và tín dụng (trên 30%). Đồng thời, các luật định hạn chế hoạt động của ngân hàng nước ngoài cũng được dần bãi bỏ, đã giúp cho hệ thống ngân hàng trở nên đa dạng thành phần bởi sự xuất hiện của nhiều ngân hàng nước ngoài (FB). Nền kinh tế Việt Nam nói chung, hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng đã và đang từng bước hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, sau năm 2010, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam phải đối diện với tình trạng khủng hoảng tồi tệ, nhất là tỷ lệ nợ xấu gia tăng vượt ngoài kiểm soát. Đây là hậu quả cho thời kỳ tăng trưởng nóng thiếu định hướng về chất lượng của hệ thống ngân hàng.

Lúc này, tỷ lệ nợ xấu theo công bố của ngân hàng nhà nước Việt Nam trung bình khoảng 4% từ 2011 – 2014. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu theo đánh giá của các tổ chức tài chính uy tín quốc tế thì khoảng 15%. Khoảng thời gian này, hoạt động tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được tiến hành khẩn trương thông qua siết chặt tăng trưởng tín dụng, kiểm soát hoạt động tín dụng, mua lại và sáp nhập các ngân hàng yếu kém…, nhằm hướng đến sự ổn định tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ ảnh hưởng của nợ xấu đến hiệu quả ngân hàng tại hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)