- Lực lƣợng trong Ban kiểm toán nội bộ quá mỏng, cả Ban kiểm toán nội bộ chỉ có 29 ngƣời nhƣng phải kiểm đến 41 Chi nhánh, 1 sở giao dịch chƣa kể các phòng ban khác nhƣ công nghệ thông tin, xây dựng cơ bản, nhân sự...tính bình quân 1 nhân viên kiểm toán nội bộ phải kiểm toán 11 Chi nhánh/năm. Với 1 lịch đi dày đặc nhƣ vậy thì Ban kiểm toán nội bộ phải chọn 1 trong 2 giải pháp sau: một là giảm bớt thời gian các cuộc kiểm toán, nhƣ vậy KTV sẽ không thể thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán và không kiểm toán đƣợc hết các khoản mục; hai là giảm các cuộc kiểm toán trong năm, nhƣ vậy sẽ có một số Chi nhánh trong năm không đƣợc kiểm toán, các sai sót và rủi ro không đƣợc phát hiện và xử lý kịp thời.
- Quyền lợi và chế độ đãi ngộ đối với KTV nội bộ chƣa đƣợc đảm bảo thể hiện qua 1 số vấn đề sau:
Chế độ tiền lương chưa khuyến khích được người lao động: trong hoạt động KTNB do tiêu chuẩn chức năng chuyên môn cao vì thế yêu cầu rất cao về trình độ, theo đó trình độ của KTV nội bộ phải cao hơn các nhân viên khác, nhƣng xét về chế độ lƣơng bổng thì kiểm toán viên chỉ ngang với nhân viên bình thƣờng, có thể thấp hơn sau vài năm vì việc xét tăng lƣơng theo yêu cầu của Ban kiểm toán nội bộ rất khắt khe. Vì thế, nếu muốn thu hút nhân tài hay khuyến khích nhân viên về làm việc cho Ban kiểm toán là rất khó khăn.
Công tác quy hoạch cán bộ không được chú trọng: Do yêu cầu về tiết kiệm chi phí, phòng kiểm toán nội bộ chỉ có 1 trƣởng ban, 2 phó ban và 1 số
nhân viên hạn chế nên khi 1 nhân viên có năng lực làm lâu năm đã làm trƣởng đoàn thì không thể nâng cấp lên đƣợc nữa. Chính vì sự bất cập này mà nhiều nhân viên có trình độ cao, có năng lực chuyển qua phòng khác hay nghỉ việc chuyển qua ngân hàng khác để giữ chức vị cao hơn.
Công tác đào tạo không được coi trọng 1 cách đúng đắn: kiểm toán viên mới (bao gồm: mới tốt nghiệp đại học, từ ngành khác chuyển sang hoặc từ phòng nghiệp vụ chuyển qua) chƣa đƣợc đào tạo nghiệp vụ phải tự nghiên cứu, tự hỏi những ngƣời đi trƣớc nhƣng hầu hết mọi ngƣời ai cũng bận rộn không có thời gian hƣớng dẫn cụ thể vì thế nên khi tác nghiệp còn rất lúng túng và thiếu chuyên nghiệp. Mặc dù, trong Ban cũng thƣờng xuyên có những cuộc họp truyền đạt những kinh nghiệm kiểm toán nhƣng không thƣờng xuyên và khả năng truyền đạt của ngƣời giảng còn hạn chế nên thƣờng không đem lại đƣợc kết quả tốt.
- Trình độ của cán bộ còn yếu, chƣa đồng đều, thiếu khả năng làm việc độc lập: hiện tại, cán bộ Ban KTNB có khá nhiều ngƣời chỉ có thể kiểm tra một chuyên đề, khả năng độc lập trong kiểm tra xử lý các nghiệp vụ phức tạp chƣa cao, việc đánh gia sai phạm, đánh giá rủi ro còn hạn chế. Thiếu cán bộ có năng lực tổng hợp, phân tích tham mƣu cho lãnh đạo trong chỉ đạo điều hành, cán bộ công nghệ thông tin, cán bộ xây dựng cơ bản…Nhiều cán bộ kiểm toán chƣa thƣờng xuyên nghiên cứu cơ chế, quy trình nghiệp vụ để cập nhập những nội dung mới đầy đủ theo tinh thần của Ban lãnh đạo mà vẫn làm theo lối mòn, nếp cũ bên đã giảm tính hiệu lực, hiệu quả của hoạt động kiểm toán.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong chƣơng này, luận văn đã giới thiệu sơ lƣợc quá trình hình thành, phát triển của Eximbank, tình hình hoạt động kinh doanh chính và kết quả hoạt động của Eximbank trong những năm qua. Luận văn đã ghi nhận việc thực hiện và những thành tựu đạt đƣợc của hoạt động KTNB tại Eximbank trong thời gian qua.
Đồng thời, luận văn cũng đã đƣa ra đƣợc những tồn tại, hạn chế của hoạt động KTNB tại Eximbank nhƣ còn sự chồng chéo chức năng nhiệm vụ giữa phòng KTKSNB với phòng KTNB; vai trò, chức năng công tác KTNB chƣa đƣợc phát huy đầy đủ; công nghệ thông tin chƣa hỗ trợ tốt cho hoạt động KTNB; KTNB của Eximbank chƣa tuân thủ đúng các nguyên tắc cơ bản; việc giám sát từ xa chƣa đƣợc Eximbank quan tâm; thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban và Ban KTNB; quá trình thực hiện KTNB tại Eximbank chƣa bám sát quy định; một số nghiệp vụ chƣa đƣợc kiểm toán hoặc chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
Hơn nữa, nội dung chƣơng 2 đã phân tích đƣợc những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại và hạn chế này nhƣ sự quan tâm của HĐQT chƣa đúng mức; đơn vị đƣợc kiểm toán hiểu chƣa đúng về hoạt động KTNB; khung pháp lý về KTNB của NHNN chƣa hoàn thiện; chƣa chú trọng tới kiểm toán hoạt động trong KTNB; chính sách nguồn nhân lực còn nhiều bất cập.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 3.1 LÝ DO CẦN HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
Mục tiêu phát triển dài hạn của Eximbank là trở thành một tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam, ngang tầm với khu vực và vƣơn xa tầm hoạt động ra thế giới. Để thực hiện chiến lƣợc tổng thể này, Ngân hàng cần xây dựng một mô hình quản trị toàn diện. Cụ thể mục tiêu của Eximbank là hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, minh bạch và lành mạnh tài chính; tiêu chuẩn hóa các dịch vụ, quản trị ngân hàng và quản trị nguồn nhân lực.
Để đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra nhƣ trên thì hoạt động kiểm toán nội bộ cũng cần góp phần vào việc tạo dựng một môi trƣờng hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cải thiện quản lý, nâng cao năng lực của tổ chức. Do đó, hoạt động kiểm toán nội bộ cần hoàn thiện về quy trình, chính sách và phƣơng pháp thực hiện nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.
Cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng mạnh mẽ đòi hỏi ngân hàng phải có chính sách phù hợp, linh hoạt về sản phẩm và không ngừng đổi mới từ hoạt động kinh doanh đến quản lý điều hành. Với điều kiện và môi trƣờng kinh doanh luôn thay đổi, các cải tiến trong hoạt động ngân hàng nếu không kịp sẽ dẫn đến rủi ro trong kinh doanh, hoặc bị thua kém trong cạnh tranh. Điều đó cho thấy sự cần thiết phải tiếp tục đổi mới và củng cố, hoàn thiện hoạt động không ngừng.
Nâng cao chất lƣợng phục vụ, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Tăng cƣờng, nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát để phát hiện những khâu, lĩnh vực chƣa hiệu quả, đƣa ra những ý kiến đề xuất nhằm giúp ban điều hành đƣa ra những quyết định kịp thời và chính xác. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm toán nội bộ là rất cần thiết.
Hệ thống pháp luật luôn thay đổi, ngân hàng cần hoạt động có hiệu quả và trong khuôn khổ pháp luật, do đó cần phải hệ thống tiêu chuẩn, chính sách, quy trình hoạt động kiểm toán nội bộ.