Nền kinh tế thị trƣờng với xu hƣớng toàn cầu hoá kinh tế quốc tế các luồng tài chính đã làm thay đồi căn bản hệ thống ngân hàng. Hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên phức tạp, rủi ro tiềm ẩn phát sinh cũng ngày càng lớn.
Rủi ro thƣờng gặp nhất là rủi ro tín dụng bởi vì hoạt động tín dụng trong ngân hàng thƣơng mại Việt Nam vẫn là chủ yếu, chiếm 70% đến 90% tổng tài sản có và tỷ lệ tƣơng đƣơng trong tổng thu nhập của hệ thống ngân hàng. Rủi ro này phát sinh trong quá trình cấp tín dụng, do các khách hàng vay vốn của ngân hàng và các đối tác khác có thể không sẵn sàng hoặc không thể hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng. Rủi ro xảy ra do nhiều yếu tố nhƣng có hai nhóm chính: do cơ chế, chính sách và bản thân ngân hàng; do con ngƣời trong đó có cán bộ tín dụng và ngƣời đi vay.
Trong danh mục kinh doanh của ngân hàng, lỗ có nguồn gốc từ việc không trả nợ đúng hạn hay do sự mất khả năng hoặc sự không tự nguyện của khách hàng hay đối tác trong việc thực hiện những cam kết về cho vay, giao dịch, thanh toán và những giao dịch tài chính khác. Cũng có thể lỗ do sự giảm giá trị danh mục vì chất lƣợng tín dụng suy giảm. Thông thƣờng, nguồn gốc xảy ra rủi ro tín dụng cũng là nguồn gốc nguyên nhân của những rủi ro khác.
Thứ hai: rủi ro dễ nhận biết và thƣờng xuyên xảy ra là rủi ro tác nghiệp, trực tiếp hoặc gián tiếp do con ngƣời, do quá trình xử lý công việc, do hệ thống nội bộ không đầy đủ hoặc không hoạt động hoặc do các sự kiện bên ngoài gây ra, gây tổn thất cho ngân hàng. Chẳng hạn, thông tin sai sự thật về khách hàng, về tình hình tài chính, kinh doanh và quản trị điều hành của khách hàng, cán bộ ngân hàng thông đồng với khách hàng, lập hồ sơ cho vay khống hoặc nâng giá trị tài sản bảo đảm lên quá mức thực tế gấp nhiều lần để cho vay nhằm mục đích nhận thù lao bên ngoài. Khoản cho vay này không thu hồi đƣợc, không có đủ tài sản để thanh lý thu hồi nợ xấu, rủi ro phát sinh cho ngân hàng là không thể tránh khỏi.
Nhƣ vậy, sự kết hợp sai sót do con ngƣời cùng với sự thiếu khả năng phát hiện rủi ro của hệ thống, các thủ tục và quyền kiểm soát không đầy đủ sẽ tạo nên rủi ro trong tác nghiệp.
Loại rủi ro khác là rủi ro thanh khoản, là rủi ro khi một ngân hàng có thể bị thua lỗ do không có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ hoặc tài trợ cho sự gia tăng các tài sản có khi đến hạn mà không phải gánh chịu các khoản lỗ hay các khoản chi phí bất lợi. Rủi ro này đƣợc xem là rủi ro chính của các ngân hàng. Nó xảy ra khi các tài sản có tính thanh khoản không đáp ứng đủ các nghĩa vụ. trong khi đó các ngân hàng lại đối mặt với yêu cầu thanh khoản của thị trƣờng. Một ngân hàng thiếu khả năng thanh khoản phải thực hiện các giao dịch với chi phí cao, có thể dẫn tới thua lỗ hay phá sản. Do đó, để tránh hiệu ứng dây chuyền khi xảy ra, chính phủ các nƣớc đều chú trọng đến loại rủi ro này.
Tuy nhiên, khi xem xét rủi ro thanh khoản không thể tiến hành một cách độc lập bởi vì rủi ro tài chính không phải loại trừ lẫn nhau và rủi ro thanh khoản thƣờng gây ra bởi những rủi ro tài chính khác nhƣ rủi ro tín dụng, rủi ro thị trƣờng. Ví dụ, một ngân hàng gia tăng rủi ro tín dụng thông qua tập trung hoá tài sản cũng có thể đang gia tăng rủi ro thanh khoản hay nếu cấp quản lý quyết định sai ảnh hƣởng lên tính thanh khoản của việc tham gia hoạt động kinh doanh mới hay một dòng sản phẩm mới, rủi ro chiến lƣợc của ngân hàng sẽ gia tăng.
Cuối cùng là rủi ro thị trƣờng. Đây là rủi ro mà giá trị tài sản trong và ngoài bảng cân đối kế toán của một ngân hàng sẽ chịu ảnh hƣởng xấu do biến động của yếu tố thị trƣờng nhƣ lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá cả vốn chủ sở hữu, tín dụng hoặc giá cả hàng hoá dẫn đến giảm thu nhập và vốn của ngân hàng bị thâm hụt. Thông thƣờng, có thể tìm thấy loại rủi ro này trong danh mục chứng khoán hay vốn chủ sở hữu và các công cụ mang tính thƣơng mại nhƣng cũng có thể tiềm ẩn rủi ro nhƣ sự bất cân đối giữa lãi suất cho vay và tiền gửi. Đặc biệt nền kinh tế nƣớc ta khi tình trạng đô la hoá khá phổ biến thì rủi ro này càng dễ phát sinh.
Tóm lại, tình trạng bất ổn của nền kinh tế đã làm gia tăng các loại rủi ro tiềm ẩn trong quá trình hoạt động của các ngân hàng. Điều này đặt ra một yêu cầu bức thiết cho các ngân hàng thƣơng mại là phải tìm ra phƣơng thức quản trị rủi ro một cách tốt nhất, đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả.