Các rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng là một tồn tại khách quan luôn song hành cùng với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Vì vậy, quản trị tốt các rủi ro là cơ sở để ngân hàng phát triển lâu dài và bền vững. Đặc biệt, trong hoạt động huy động vốn cần chú trọng đến rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất.
ACB cần cơ cấu lại tài sản nợ và tài sản có cho phù hợp. Đây là công việc hết sức quan trọng để quản lý rủi ro thanh khoản cho Ngân hàng. Đó là cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường; cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn.
Thực hiện việc phát hành giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro nhiều như chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng. Ngân hàng cần phải duy trì một tỷ lệ dự trữ hợp lý bao gồm tiền mặt trong ngân hàng, tiền gửi tại NHNN, trái phiếu chính phủ và các tài sản có tính lỏng khác nhằm đối phó với các dòng tiền ra.
Thực hiện tốt quản lý rủi ro lãi suất và khe hở lãi suất: Cần hoàn thiện các quy định liên quan đến huy động và cho vay (nhất là huy động và cho vay trung, dài hạn) theo lãi suất thị trường; cần có cách giải quyết khoa học để không xảy ra tình trạng các khách hàng gửi tiền rút tiền trước hạn khi lãi suất thị trường tăng cao hoặc khi có các đối thủ khác đưa ra mức lãi suất cao, hấp dẫn khách hàng hơn.
và tài sản có của ngân hàng là lý do quan trọng làm cho các ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản trong thời gian qua. Vấn đề sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn với tỷ trọng lớn hoặc cùng là ngắn hạn và trung dài hạn nhuừng thời hạn cụ thể khác nhau ( Ví dụ như huy động trung, dài hạn hai năm nhưng cho vay trung hạn ba năm) cũng làm khó khăn cho ngân hàng trong việc kiểm soát dòng tiền ra và dòng tiền vào.
Thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro: Thị trường REPO là công cụ khá hiệu quả trong việc tạo ra tính lỏng cao cho các chứng khoản nợ và cơ cấu tài sản có nhằm hỗ trợ thanh khoản cho Ngân hàng. Forward và Future cũng là công cụ đề cầm giữ lãi suất giao dịch nhằm hạn chế rủi ro khi lãi suất thị trường biến động. Đặc biệt Swap là công cụ quan trọng để hạn cơ cấu lại tài sản nợ và tài sản có trên bảng cân đối tài sản, nhằm hạn chế tác động của rủi ro lãi suất và rủi ro kỳ hạn.
Và trên hết, ACB cần hiểu rõ mối quan hệ hữu quan giữa các loại rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản trong việc hoạch định công tác quản trị rủi ro của mình.