Giải pháp về công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động vốn của ngân hàng TMCP á châu đến năm 2015 (Trang 74)

Để tạo nền tảng cơ sở kỹ thuật vững chắc cho việc mở rộng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và phát triển các sản phẩm mới thì ưu tiên hàng đầu là phát triển công nghệ tin học ngân hàng. Vì vậy ACB cần chú trọng phát triển công nghệ thông tin theo chuẩn mực quốc tế với nguồn vốn hợp lý và đầu tư có trọng điểm trên cơ sở cơ cấu lại tỷ lệ đầu tư các lĩnh vực công nghệ thông tin (phần cứng, phần mềm, mạng) ưu tiên cho đào tạo, coi trọng các sản phẩm đầu tư trí tuệ nhằm đạt đến mục tiêu tất cả các nghiệp vụ ngân hàng chủ yếu được tự động hoá. Nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro cho hoạt động ngân hàng, cần chú trọng ứng dụng hiệu quả các thành tựu công nghệ thông tin trong công tác giám sát, kiểm soát. Ngoài ra, hội sở chính cần thường xuyên nâng cấp, bảo trì hệ thống mạng và chất lượng đường truyền dữ liệu từ máy chủ để tránh tình trạng ngẽn mạch, lỗi khi xử lý nghiệp vụ cho khách hàng.

Trên nền tảng công nghệ hiện tại, ACB nên tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hơn nữa Giải pháp ngân hàng toàn diện (TCBS), cụ thể:

 Phát triển Công nghệ gắn liền với phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Phát triển nguồn nhân lực tạo ra khả năng đột phá về công nghệ

 Đầu tư công nghệ gắn liền với chiến lược và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, phù hợp với các kế hoạch phát triển sản phẩm – dịch vụ theo phương châm hướng tới khách hàng, bảo đảm ổn định, an toàn hoạt động của Ngân hàng, để đạt hiểu quả trực tiếp và gián tiếp trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng và đáp ứng yêu cầu tuân thủ chuẩn mực và thông lệ quốc tế về hoạt động Ngân hàng.

 Phát triển dịch vụ dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin là yêu cầu tất yếu cho phát triển sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại.

3.2.6 Giải pháp quản lý chất lƣợng dịch vụ ngân hàng.

Hiện nay, các ngân hàng đang được xếp hạng, so sánh với nhau và được đánh giá sự thành công thông qua quy mô, nguồn lực tài chính, và những số đo định lượng khác như tổng tài sản, số lượng máy ATM, số lượng người gửi tiền, số tiền vay đã giải ngân, ... còn chất lượng phục vụ khách hàng thì chưa được tính đến. Trong khi đó, mạch sống của mọi ngành nghề kinh doanh chính là khách hàng. Khách hàng là người quyết định doanh số dựa trên sự nhận thức của họ về chất lượng của sản phẩm và sự phục vụ. Do đó, để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, ACB phải không ngừng nghiên cứu và tìm cho mình giải pháp tốt nhất phục vụ khách hàng về mọi mặt. Quá trình quản lý chất lượng phục vụ khách hàng, ACB cần theo dõi và xem xét đến các vấn đề sau:

 Thời gian xử lý các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu như cho vay, mở tài khoản mới, thẻ ATM, thẻ tín dụng, thực hiện các dịch vụ thanh toán.

 Thời gian và trình tự xử lý thư hoặc lời khiếu nại của khách hàng.

 Năng lực và phong cách phục vụ của nhân viên.

 Sự chính xác và kịp thời của bảng thông báo tài khoản và hồ sơ giao dịch

 Lãi suất phù hợp, bao gồm cho tất cả mọi dịch vụ và các khoản phí không thông báo khác.

việc trả lời qua điện thoại, chuông đổ mấy lần mới nhấc máy, chuyển tiếp cuộc gọi mấy lần thì người gọi mới gặp được người cần gọi.

 Tài khoản và khách hàng bị mất đi.

Quản lý chất lượng toàn diện nên bắt đầu từ sự cam kết của lãnh đạo đối với vấn đề chất lượng. Lãnh đạo các cấp có thể đặt mình vào cương vị của khách hàng, giao dịch viên hoặc nhân viên bảo vệ để có thể cảm nhận được sự thể hiện ra sao. Nếu như các vị lãnh đạo cấp cao có thể thực hiện được công việc này và tạo ra được những thay đổi có ý nghĩa và thiết lập được cơ chế hoạt động dựa trên chính sự quan sát và kinh nghiệm thực tế của mình thì khi đó ngân hàng mới thật sự trở thành một ngân hàng có đẳng cấp quốc tế chất lượng phục vụ hoàn hảo.

3.2.7 Giải pháp về chính sách nhân sự.

Chính sách đào tạo.

Các nhân viên cần được khuyến khích đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với chức năng công việc và chuẩn bị cho những công việc có trách nhiệm cao hơn, cụ thể:

 Đối với nhân viên cấp thừa hành, Ngân hàng chú trọng đào tạo sâu về chuyên môn nghiệp vụ để hạn chế rủi ro tác nghiệp.

 Đối với nhân viên cấp quản lý, điều hành cần được chú trọng đào tạo chuyên sâu về kiến thức quản lý chi nhánh, quản trị chiến lược, quản trị marketing, quản lý rủi ro, quản lý chất lượng v.v.

 Đối với các nhân viên có thành tích xuất sắc trong công việc thì Ngân hàng có thể cử họ tham dự các lớp đào tạo tại nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm và nâng cao kiến thức.

Về hình thức đào tạo, ACB có thể tổ chức những cuộc hội thảo hoặc các khoá đào tạo ngắn hạn, dài hạn và tài trợ chi phí. Đối với những nhân viên tự tham gia các khoá học không do ACB tổ chức nhưng nếu mục tiêu của việc tự đào tạo là để phục vụ công việc chuyên môn thì Ngân hàng nên có chính sách hỗ trợ về chi phí.

Chế độ khen thƣởng.

Hiện nay vào các dịp lễ, Tết Ngân hàng đều có chính sách thưởng cho toàn thể nhân viên. Ngoài ra, Ngân hàng còn có chính sách thưởng theo mức độ hoàn

thành công việc của từng nhân viên. Điều này tạo nên sự công bằng và khuyến khích nhân viên phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tuy nhiên, đối với những cá nhân, tập thể có thành tích nổi bật cần được Ngân hàng khen thưởng kịp thời để tuyên dương và động viên sự đóng góp của họ.

Cơ hội thăng tiến.

Tư tưởng đề bạt theo suy nghĩ “Sống lâu lên lão làng” đã không còn phù hợp trong xu thế ngày nay. Việc đề bạt các vị trí quản lý cần được thực hiện công khai, dân chủ xét trên nhiều tiêu chí như năng lực chuyên môn, tác phong đạo đức, mức độ đóng góp cho Ngân hàng…. Theo lý thuyết nhu cầu của Maslow thì nhu cầu được khẳng định mình là nhu cầu ở cấp độ cao hơn sau khi các nhu cầu cơ bản thiết yếu của con người được đáp ứng. Nói cách khác, việc Ngân hàng nhìn nhận đúng năng lực phẩm chất của người tài sẽ làm cho họ hăng hái và chăm chỉ hơn với công việc được giao, phấn chấn hơn khi thực hiện nhiệm vụ và tận tụy hơn với nhiệm vụ đảm nhận.

3.2.8 Chính sách về marketing và phát triển thƣơng hiệu.

Trong những năm vừa qua, hoạt động ngân hàng nước ta đã có những chuyển biến sâu sắc. Quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng cả về số lượng lẫn phạm vi, các loại hình kinh doanh đa dạng và phong phú hơn. Từ đó, việc tiếp thị các sản phẩm dịch vụ ngân hàng là rất cần thiết.

Hiện nay, ACB được khách hàng biết đến là ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt. Tuy nhiên, hiện ngân hàng đang phải cạnh tranh mạnh mẽ với các ngân hàng cổ phần khác như Sacombank, Techcombank, Eximbank,... những ngân hàng này cũng đang tập trung nguồn lực để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu ở Việt Nam. Vì thế để tạo sự khác biệt trong thương hiệu là điều ACB cần phải hướng tới trong tương lai. Để làm điều này, ACB cần tập trung:

 Định vị lại vị thế của ngân hàng với các khách hàng truyền thống, cũng như gửi thông điệp cụ thể, rõ ràng tới những khách hàng tiềm năng.

 Mở rộng độ phủ của ngân hàng, tiếp tục đầu tư mạnh vào công nghệ thông tin để nhanh chóng trở thành ngân hàng điển tử số 1 ở Việt Nam.

3.2.9 Giải pháp chiến lƣợc liên kết.

Hợp tác với các đối tác ngoại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm về chiến lược quản lý và công nghệ, về sản phẩm dịch vụ bán lẻ – những lĩnh vực vốn là thế mạnh của các tổ chức tài chính nước ngoài, để tạo khả năng cạnh tranh của các ngân hàng trong nước, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã mở cửa thị trường ngân hàng tài chính từ tháng 4/2007.

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã chọn Ngân hàng Standard Chartered (SC) của Anh vừa làm đại lý phát hành 2.250 tỷ đồng trái phiếu. SC là đối tác chiến lược của ACB từ năm 2005, với tỷ lệ cổ phần nắm giữ là 8,56%, và hiện đang phối hợp xây dựng chiến lược đưa ACB sớm trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam.

Bên cạnh các cổ đông chiến lược như Standard Chartered Bank, Dragon Financial Holding Ltd Co..., ACB cũng cần được mở rộng hơn nữa mối quan hệ với các tổ chức tài chính trong và ngoài nước nhằm đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, hiện đại hóa ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

3.2.10 Giải pháp về nâng cao hiệu suất sử dụng vốn huy động.

Huy động vốn và sử dụng vốn là hai mặt không tách rời nhau, vì vậy để mở rộng huy động vốn thì cần có những chính sách sử dụng vốn huy động một cách có hiệu quả.

Để có thể sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả thì Ngân hàng Á Châu có thể áp dụng một số giảI pháp sau:

 Tích cực mở rộng đối tượng vay vốn cũng như ngành nghề cho vay nhằm mở rộng quy mô tín dụng và phân tán rủi ro trong kinh doanh.

 Cho vay đúng đối tượng, đúng mục đích trên cơ sở các dự án, phương án có hiệu quả của khách hàng.

 Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng, tư vấn cho khách hàng sử dụng vốn môt cách có hiệu quả.

 Tăng cường công tác thu hồi nợ quá hạn để tăng nguồn vốn khả dụng, bên cạnh đó kết hợp và tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan có liên quan để giải quyết tài sản thế chấp nhằm thu hồi vốn cho ngân hàng.

đầu ra của ngân hàng để tạo lập nguồn vốn cho phù hợp. Để mở rộng huy động vốn cần quan tâm đến hoạt động đầu ra của ngân hàng, nếu hoạt động tín dụng yếu kém, đẩu ra không giải quyết được, chắc chắn hoạt động huy động vốn cũng không thể được đẩy mạnh. Do vậy, hoạt động tín dụng phong phú, đa dạng và có hiệu quả sẽ kéo theo sự lớn mạnh về hoạt động huy động vốn và chính hoạt động huy động vốn có hiệu quả sẽ là điều kiện cần thiết để kích thích sự phát triển của tín dụng ngân hàng.

3.3 Các giải pháp quản lý vĩ mô nhằm tạo môi trƣờng ổn định cho hoạt động của ngân hàng.

3.3.1 Duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô.

Môi trường kinh tế vĩ mô ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của NHTM. Để tạo điều kiện cho các NHTM phát triển bền vững, Chính phủ cần tiếp tục duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô:

 Kiểm soát lạm phát, ổn định tiền tệ: Việc kiểm soát lạm phát có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo điều kiện cho các NHTM huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong xã hội. Khi lòng tin của dân chúng vào sự ổn định của đồng tiền Việt Nam được nâng cao thì công tác huy động vốn sẽ thuận lợi hơn. Người dân sẽ an tâm hơn khi gửi tiền với kỳ hạn dài vào các định chế tài chính. Muốn vậy, Nhà nước cần duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý, đảm bảo lãi suất thực “dương” cho người gửi tiền, có chính sách tỷ giá ổn định và linh hoạt, tránh các đột biến làm giảm sức mua của đồng nội tệ.

 Đảm bảo ổn định chính trị: Sự ổn định chính trị là điều kiện quan trọng thúc đẩy huy động vốn có hiệu quả. Một nền chính trị được kiến tạo vững chắc, có thiết chế hợp lý, được quần chúng nhân dân tin yêu và hoàn toàn ủng hộ thì những chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực huy động vốn sẽ dễ dàng được thực hiện. Ngược lại, sự bất ổn về chính trị - xã hội sẽ tạo nên những hoài nghi của dân chúng cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước về chế độ, chính sách và làm cho họ e ngại trong việc bỏ vốn của mình.

 Duy trì sự tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, vai trò của Chính phủ trong việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế là

rất quan trọng, có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của hệ thống các NHTM. Một nền kinh tế tăng trưởng ổn định thì thu nhập của người dân sẽ dần được cải thiện và nâng cao, từ đó họ sẽ có điều kiện tích lũy thu nhập qua hệ thống NHTM.

3.3.2 Hoàn thiện môi trƣờng pháp lý.

Trong thời gian qua, hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của các Tổ chức tín dụng ở Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực. Luật Ngân hàng và luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 tạo điều kiện cho hệ thống các NHTM phát triển đúng định hướng, có hiệu quả, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Do đó Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn thực thi luật Ngân hàng và luật các Tổ chức tín dụng mới; đồng thời nhất quán với các bộ luật có liên quan để tạo ra tính đồng bộ và hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

3.3.3 Xây dựng NHTW mạnh và tƣơng đối độc lập với Chính phủ:

 Phát huy vai trò của một NHTW, chủ yếu thực hiện chức năng ngân hàng trung ương (ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các ngân hàng, người cho vay cuối cùng, cơ quan điều tiết thị trường tiền tệ và trung tâm thanh toán) và chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng. Nhiệm vụ của NHNN chủ yếu nhằm mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống tiền tệ, ngân hàng, góp phần tạo môi trường vĩ mô thuận lợi cho tăng trưởng và phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

 NHNN chủ động trong việc thực thi CSTT, lãi suất và tỷ giá hối đoái. Luật NHNNVN số 46/2010/QH12 đã làm rõ vai trò, vị trí và thẩm quyền của NHNN trong việc quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu CSTT quốc gia. Theo đó, Thống đốc NHNN được chủ động sử dụng các công cụ tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở để thực hiện CSTT quốc gia. Đồng thời được tự chủ quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá nhằm ổn định giá trị đồng nội tệ.

cảnh báo sớm đối với các TCTD có vấn đề và các rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Rà soát và hoàn thiện quy định về an toàn hoạt động ngân hàng phù hợp hơn với thông lệ tốt, chuẩn mực quốc tế và đảm bảo việc tuân thủ nghiêm túc các quy định này. Luật NHNNVN khẳng định sự khác biệt về bản chất giữa thanh tra giám sát an toàn hoạt động ngân hàng với thanh tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động vốn của ngân hàng TMCP á châu đến năm 2015 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)