3.4.1. Đặc điểm rò ĐMV
Theo phân loại rò ĐMV của Chiu và cộng sự năm 2008 có 2 type rò ĐMV khác nhau: Bảng 3.13. Phân bố hình thái rò ĐMV Hình thái Số bệnh nhân Tỷ lệ % Type I 31 96,9 Type II 1 3,1 Tổng số 32 100 Nhận xét:
Trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là type I (96,9%), chỉ có 1 trường hợp type II (3,1%).
3.4.2. Kết quả bít rò ĐMV
Biểu đồ 3.1. Kết quả can thiệp bít rò ĐMV
Trong 32 bệnh nhân tiến hành can thiệp có 2 trường hợp (6,25%) không can thiệp do kích thước đường rò quá nhỏ. Có 22 trường hợp (68,75%) can thiệp thành công. Trong 8 trường hợp thất bại trong đó 6 trường hợp (18,75 %) không đóng được và 2 trường hợp (6,25%) sau đóng có shunt tồn lưu lớn phải phẫu thuật vá đường rò. 22 BN 73,3% 6 BN 20% 2 BN 6,7%
Bảng 3.14. Shunt tồn lưu ngay sau can thiệp
Đặc điểm
Shunt tồn lưu Dụng cụ đóng rò/ BN có shunt tồn lưu Có Không ADO I ADO II COIL PLUG ASO
n 6/24 18/24 1/6 1/6 2/6 2/6 0
% 25 75 16,7 16,7 33,3 33,3 0
Nhận xét:
Trong số 24 trường hợp đóng dù thì có 6 trường hợp (25%) có shunt tồn lưu ngay sau đóng rò ĐMV, trong đó chủ yếu nhóm đóng rò ĐMV bằng COIL và PLUG.
3.4.3. Biến chứng sau bít rò
Bảng 3.15. Các biến chứng sau can thiệp
Biến chứng Số bệnh nhân Tỉ lệ %
Bán tắc động mạch đùi 1/32 3,1
Rung thất 1/32 3,1
Nhận xét:
Trong 32 bệnh nhân can thiệp có 2 trường hợp có biến chứng đó là 1 trường hợp bán tắc động mạch đùi, 1 trường hợp rối loạn nhịp rung thất phải điều trị sốc điện.
3.4.4. Một số đặc điểm của dụng cụ bít rò
Bảng 3.16. Các dụng cụ sử dụng trong can thiệp
Tên dụng cụ Số bệnh nhân Tỉ lệ % ADO I 6 24 ADO II 5 20 COIL 3 12 PLUG 10 40 ASO 1 4 Tổng số 25 100 Nhận xét:
Có 24 trường hợp can thiệp, có 1 trường hợp sử dụng 2 dụng cụ, 23 trường hợp sử dụng 1 dụng cụ. Các dụng cụ sử dụng trong nghiên cứu của tôi là PLUG (40%), ADO I và II (44%).