Quy mô và tốc độ tăng trƣởng vốn huy động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú nhuận (Trang 31 - 33)

Bảng 2.3: Quy mô vốn huy động tại Agribank Phú Nhuận

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng nguồn vốn 1.564,0 910,0 1.207,0 1.500,0 1.696,0 Mức tăng/giảm -654,0 297,0 293,0 196,0 Tốc độ tăng trưởng (%) -42,0 33,0 24,0 13,0

Như bảng 2.3 trình bày:

Từ năm 2010 – 2011, quy mô VHĐ giảm mạnh từ 1.564 tỷ đồng xuống còn 910 tỷ đồng (tương đương giảm 654 tỷ đồng hay giảm 42%). Nguyên nhân chủ yếu là do vụ việc xảy ra giữa Bảo hiểm Xã hội và Công ty Cho thuê tài chính II – trực thuộc Agribank (ALC II) làm cho Bảo hiểm Xã hội rút vốn đồng loạt ra khỏi hệ thống Agribank. Trong đó, số dư tiền gửi Bảo hiểm Xã hội tại Agribank Phú Nhuận giảm 500 tỷ đồng. Một nguyên nhân nữa cũng không kém phần quan trọng là do chính sách điều tiết tiền tệ thắt chặt của NHNN với trần lãi suất huy động bằng VND là 14%/năm. Một số NHTM khác đã nhân cơ hội này đua nhau khuyến mãi và có nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất đối với KH. Điều này đã làm cho tình hình HĐV theo hai loại lãi suất (lãi suất niêm yết và lãi suất thỏa thuận). Chênh lệch giữa lãi suất niêm yết và lãi suất thỏa thuận nhiều khi lên đến 3%. Trên cơ sở tuân thủ quy định hiện hành về lãi suất huy động của NHNN, Agribank Phú Nhuận đã bị mất một số KH lớn như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PV Gas), Công ty Quản lý Kinh doanh nhà,… do lãi suất huy động không cao bằng lãi suất tại một số NHTM Cổ phần khác.

Từ năm 2011 – 2012, tổng nguồn VHĐ tại Agribank Phú Nhuận tăng 297 tỷ đồng (tương đương tăng 33%). Nguyên nhân chủ yếu là do Agribank Phú Nhuận đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu nguồn VHĐ, tăng nguồn vốn có tính ổn định cao, đặc biệt là nguồn tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn. Để đạt được mục tiêu này, Agribank Phú Nhuận đã triển khai nhiều sản phẩm tiết kiệm mới của Agribank đến với KH, cùng với nhiều chính sách khuyến mại và chương trình chăm sóc KH (sẽ được phân tích cụ thể hơn ở mục 2.2.2.1).

Từ năm 2012 – 2013, mức tăng trưởng nguồn VHĐ tại Agribank Phú Nhuận tiếp tục được duy trì khá tốt. Số dư VHĐ năm 2013 tại Agribank Phú Nhuận là 1.500 tỷ đồng, tăng 293 tỷ đồng (tương đương tăng 24%) so với năm 2012.

Từ năm 2013 – 2014, mức tăng trưởng nguồn VHĐ tại Agribank Phú Nhuận tiếp tục được duy trì khá tốt. Số dư VHĐ năm 2014 là 1.696 tỷ đồng, tăng 196 tỷ đồng (tương đương tăng 13%) so với năm 2013.

Nhìn chung, nguồn VHĐ của Agribank Phú Nhuận giảm thấp qua các năm, thấp nhất là năm 2011. Tuy nhiên sang các năm sau, nguồn vốn bắt đầu tăng trưởng theo hướng ổn định, tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú nhuận (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)