2.2.2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng
Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tƣợng khách hàng tại Agribank Phú Nhuận
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2010 2011 2012 2013 2014
Tổng nguồn vốn 1.564,0 910,0 1.207,0 1.500,0 1.696,0
Tiền gửi của các tổ chức
tín dụng 2,4 6,2 5,2 1,3 0 Tỷ trọng (%) 0 1,0 0 0 0 Mức tăng/giảm (tỷ đồng) 3,8 -1,0 -3,9 -1,3 Tốc độ tăng trưởng (%) 158,0 -16,0 -75,0 -100 Tiền gửi của các tổ chức
kinh tế - xã hội 1.008,0 380,2 361,8 385,0 625,0 Tỷ trọng (%) 64,0 42,0 30,0 26,0 37,0 Mức tăng/giảm (tỷ đồng) -627,8 -18,4 23,2 240,0 Tốc độ tăng trưởng (%) -62,0 -5,0 6,0 62,0 Tiền gửi dân cư 553,6 523,6 840,0 1.114,0 1.071,0 Tỷ trọng (%) 35,0 58,0 70,0 74,0 63,0 Mức tăng/giảm (tỷ đồng) -30,0 316,4 274,0 -43,0 Tốc độ tăng trưởng (%) -5,0 60,0 33,0 -4
Bảng 2.4 cho thấy, nguồn VHĐ tại Agribank Phú Nhuận chủ yếu thuộc về dân cư. Trong khoảng thời gian từ 2010 – 2014, tỷ trọng tiền gửi dân cư trong tổng nguồn VHĐ chiếm tỷ trọng đến 50%. Phần lớn lượng tiền gửi này Agribank Phú Nhuận có được là do cung cấp các sản phẩm tiết kiệm đa dạng (tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn từ 01 đến 24 tháng, tiết kiệm linh hoạt, tiết kiệm học đường, và tiết kiệm an sinh), cùng với nhiều chính sách ưu đãi và chăm sóc KH.
Lượng tiền gửi lớn thứ hai thuộc về tền gửi của các TCKT – XH. Trong khoảng thời gian từ 2010 – 2014, bình quân tỷ tỷ trọng tiền gửi của các TCKT – XH chiếm khoảng 49%. Phần lớn lượng tiền gửi này Agribank Phú Nhuận có được là do cung ứng dịch vụ thanh toán hiện đại qua NH và ký hợp đồng tiền gửi với các TCKT – XH.
Lượng tiền gửi thấp nhất trong tổng nguồn VHĐ của Agribank Phú Nhuận thuộc về tiền gửi của các TCTD khác. Trong khoảng thời gian từ 2010 – 2014, bình quân tỷ trọng tiền gửi của các TCTD trong tổng nguồn chưa đến 0,2%. Đây là khoảng tiền gửi mà các NHTM cất giữ của nhau để thanh toán cho các dịch vụ đại lý. Chính vì thế, quy mô và tỷ trọng loại tiền gửi này ngày càng giảm là hoàn toàn hợp lý do sự bành trướng của các CN NH hiện nay.
Tiền gửi dân cư
Như bảng 2.4 trình bày:
- Từ năm 2010 – 2011, nguồn VHĐ từ dân cư giảm nhẹ từ 553,6 tỷ đồng xuống còn 523,6 tỷ đồng, giảm 30 tỷ đồng (tương đương giảm 5%).
- Từ năm 2011 – 2012, nguồn VHĐ từ dân cư tăng mạnh từ 523,6 tỷ đồng lên 840 tỷ đồng, tăng 316,4 tỷ đồng (tương đương tăng 60%).
- Từ năm 2012 – 2013, nguồn VHĐ từ dân cư tăng từ 840 tỷ đồng lên 1.114 tỷ đồng, tăng 274 tỷ đồng (tương đương tăng 33%).
- Từ năm 2013 – 2014, nguồn VHĐ từ dân cư giảm từ 1.114 tỷ đồng xuống còn 1.071 tỷ đồng, giảm 43 tỷ đồng (tương đương giảm 4%).
Nhìn chung, nguồn VHĐ từ dân cư tăng nhanh qua các năm, nhanh nhất là năm 2012 chủ yếu là do Agribank Phú Nhuận đã thực hiện cơ cấu lại nguồn vốn, tăng trưởng nguồn vốn có tính ổn định cao, đặc biệt là nguồn tiền gửi từ dân cư chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn. Để đạt được mục tiêu này, Agribank Phú Nhuận đã triển khai và chủ động tiếp thị nhiều sản phẩm tiết kiệm mới của Agribank đến với KH như tiết kiệm có lãi suất thả nổi, tiết kiệm linh hoạt, tiết kiệm học đường… kèm theo chương trình ưu đãi như rút thăm trúng thưởng, tặng áo mưa, nón bảo hiểm và chính sách chăm sóc KH như tặng quà nhân dịp sinh nhật, lễ, tết…
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế – xã hội
Như bảng 2.4 trình bày:
- Từ năm 2010 – 2011, nguồn VHĐ từ các TCKT – XH giảm mạnh từ 1.008 tỷ đồng xuống còn 380.2 tỷ đồng, giảm 627,8 tỷ đồng (tương đương giảm 62%).
- Từ năm 2011 – 2012, nguồn VHĐ từ các TCKT – XH giảm nhẹ từ 380,2 tỷ đồng xuống còn 361,8 tỷ đồng, giảm 18,4 tỷ đồng (tương đương giảm 5%).
- Từ năm 2012 – 2013, nguồn VHĐ từ các TCKT – XH tăng nhẹ từ 361,8 tỷ đồng lên 385 tỷ đồng, tăng 23,2 tỷ đồng (tương đương tăng 6%).
- Từ năm 2013 – 2014, nguồn VHĐ từ các TCKT – XH tăng mạnh từ 385 tỷ đồng lên 625 tỷ đồng, tăng 240 tỷ đồng (tương đương tăng 62%).
Nhìn chung, nguồn VHĐ từ các TCKT – XH giảm thấp dần qua các năm, thấp nhất là năm 2011 chủ yếu là do vụ việc xảy ra giữa Bảo hiểm xã hội và ALC II, làm cho Bảo hiểm rút tiền hàng loạt ra khỏi hệ thống Agribank. Trong đó, số dư tiền gửi của Bảo hiểm Xã hội tại Agribank Phú Nhuận giảm 500 tỷ đồng. Một nguyên nhân nữa là do sự cạnh tranh gay gắt về thị phần HĐV trên địa bàn, đặc biệt là về lãi suất HĐV. Do đó, một số tổ chức kinh tế lớn có quan hệ gửi tiền với Agribank Phú Nhuận như PV Gas và Công ty Quản lý Kinh doanh nhà… đã bị lôi kéo sang các NHTM khác (đã được thảo luận ở mục 2.2.1). Tình trạng này kéo dài suốt năm 2012 và mãi đến năm 2013 khi Agribank Phú Nhuận mở được mối quan hệ và kết
(VTV9), Quỹ Bảo lãnh tín dụng, Đại học Tài nguyên Môi trường, Đại học Ngoại thương, Công ty Xăng dầu Hàng không, Bệnh viện Nhân dân Gia Định... [4]
Tóm lại, Agribank Phú Nhuận luôn đảm bảo cơ cấu, tăng trưởng nguồn vốn có tính chất ổn định cao, đặc biệt là tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn VHĐ. Trong giai đoạn từ 2010 – 2014, bình quân tỷ trọng tiền gửi dân cư trong cơ cấu nguồn VHĐ chiếm khoảng 50%. Mặc dù, nguồn tiền gửi từ dân cư chủ yếu là nguồn tiền nhàn rỗi và phần lớn lượng tiền gửi này được huy động thông qua kênh gửi tiết kiệm của người dân. Chính vì thế, kỳ hạn tiềm năng của loại tiền gửi này thường dài nên Agribank Phú Nhuận sẽ chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn VHĐ để cho vay và đầu tư. Tuy nhiên, việc gia tăng tỷ trọng tiền gửi của các TCKT – XH thường đem lại nhiều lợi ích hơn cho NHTM. Điều này là bởi vì giá trị tiền gửi trên một hợp đồng gửi tiền của các TCKT – XH thường lớn hơn gấp nhiều lần so với giá trị hợp đồng gửi tiền của KH cá nhân. Chính vì thế trong thời gian tới, Agribank Phú Nhuận cần có biện pháp thu hút tiền gửi của các TCKT – XH để gia tăng hiệu quả hoạt động.
2.2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền
Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền tại Agribank Phú Nhuận
Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng nguồn VHĐ 1.564,0 910,0 1.207,0 1.500,0 1.696,0 Tiền gửi bằng VND 1.362,1 817,5 1.111,9 1.434,8 1.590 Tỷ trọng (%) 87,0 90,0 92,0 96,0 94 Mức tăng/giảm (tỷ đồng) -544,6 294,4 322,9 155 Tốc độ tăng trưởng (%) -40,0 36,0 29,0 11
Tiền gửi bằng ngoại tệ
(quy đổi) 173,0 100,8 80,7 50,0 106 Tỷ trọng (%) 11,0 11,0 7,0 3,0 6 Mức tăng/giảm (tỷ đồng) -72,2 -20,1 -30,7 56 Tốc độ tăng trưởng (%) -42,0 -20,0 -38,0 112 Tiền gửi bằng vàng 28,9 1,7 14,4 15,2 0 Tỷ trọng (%) 2,0 0 1,0 1,0 0 Mức tăng/giảm (tỷ đồng) -27,2 12,7 0,8 1 Tốc độ tăng trưởng (%) -94,0 747,0 6,0 100
Nguồn: Agribank Phú Nhuận 2013 – 2015
Như bảng 2.5 trình bày, loại tiền gửi VND luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn VHĐ của Agribank Phú Nhuận. Trong khoảng thời gian từ 2010 – 2014, bình quân tỷ trọng tiền gửi VND trong tổng nguồn VHĐ chiếm đến 92%. Nguyên nhân chủ yếu là do KH của Agribank Phú Nhuận chủ yếu là hộ gia đình, cá nhân và TCKT – XH trong nước nên không có nhu cầu thanh toán quốc tế thường xuyên.
Lượng tiền gửi lớn thứ hai thuộc về loại tiền gửi bằng USD. Trong khoảng thời gian từ 2010 – 2014, bình quân tỷ trọng tiền gửi USD trong cơ cấu nguồn VHĐ chiếm 8%. Phần lớn loại tiền gửi bằng USD này được Agribank Phú Nhuận huy động thông qua hoạt động thanh toán quốc tế làm tăng nguồn ngoại tệ ký quỹ và hoạt động chi trả kiều hối. Ngoài ra, nguồn vốn ủy thác đầu tư cũng đem đến cho Agribank Phú Nhuận một nguồn ngoại tệ không nhỏ.
Khoản mục tiền gửi chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu nguồn VHĐ của Agribank Phú Nhận là tiền gửi bằng vàng. Trong khoảng thời gian từ 2010 – 2014, bình quân tỷ trọng tiền gửi bằng vàng trong cơ cấu nguồn VHĐ chỉ chiếm khoảng 1%. Loại tiền gửi bằng vàng có được chủ yếu là do CN nhận tiền gửi bằng vàng từ Công ty Vàng bạc Đá quý Agribank Thành phố Hồ Chí Minh để cho vay KH cá nhân.
Tiền gửi bằng VND
Như bảng 2.5 trình bày:
- Từ năm 2010 – 2011, nguồn VHĐ từ VND giảm nhanh từ 1.362,1 tỷ đồng xuống còn 817,5 tỷ đồng, giảm 544,6 tỷ đồng (tương đương giảm 40%).
- Từ năm 2011 – 2012, nguồn VHĐ từ VND tăng nhanh từ 817,5 tỷ đồng lên 1.111,9 tỷ đồng (tương đương tăng 294,4 tỷ đồng).
- Từ năm 2012 – 2013, nguồn VHĐ từ VND tăng nhanh từ 1.111,9 tỷ đồng lên 1.434,8 tỷ đồng, tăng 322,9 tỷ đồng (tương đương tăng 29%).
- Từ năm 2013 – 2014, nguồn VHĐ từ VND tăng nhẹ từ 1.590 tỷ đồng lên 1.434,8 tỷ đồng, tăng 155 tỷ đồng (tương đương tăng 11%).
Nhìn chung, nguồn VHĐ từ VND tăng nhanh qua các năm, ngoại trừ năm 2011 chủ yếu do Agribank bị mất uy tín và chính sách lãi suất không linh hoạt làm cho KH rút tiền ồ ạt (đã được phân tích ở mục 2.2.2.1).
Tiền gửi bằng USD
Như bảng 2.5 tình bày:
- Từ năm 2010 – 2011, nguồn VHĐ từ USD giảm từ 173 tỷ đồng xuống còn 100,8 tỷ đồng, giảm 72,2 tỷ đồng (tương đương giảm 42%).
- Từ năm 2011 – 2012, nguồn VHĐ từ USD giảm từ 100,8 tỷ đồng xuống còn 80,7 tỷ đồng, giảm 20,1 tỷ đồng (tương đương giảm 20%).
- Từ năm 2012 – 2013, nguồn VHĐ từ USD giảm từ 80,7 tỷ đồng xuống còn 50 tỷ đồng, giảm 30,7 tỷ đồng (tương đương giảm 38%).
- Từ năm 2013 – 2014, nguồn VHĐ từ USD tăng nhanh từ 50 tỷ đồng lên 106 tỷ đồng, tăng 56 tỷ đồng (tương đương tăng 112%)
Nhìn chung, nguồn VHĐ từ USD giảm thấp qua các năm, thấp nhất là năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do chính sách quản lý xuất nhập khẩu vàng của NHNN nên Agribank Phú Nhuận không thực hiện thanh toán nhập khẩu vàng cho Công ty Vàng bạc Đá quý Agribank Thành phố Hồ Chí Minh. Sự giảm sút này vẫn kéo dài đến hết năm 2013, mặc dù Agribank Phú Nhuận đã có những giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế và dịch vụ kiều hối.
2.2.2.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn
Bảng 2.6: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn tại Agribank Phú Nhuận
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2010 2011 2012 2013
Tổng nguồn vốn huy động 1.564,0 910,0 1.207,0 1.500,0
Tiền gửi không kỳ hạn 336,2 210,3 302,5 242,4
Tỷ trọng (%) 21,0 23,0 25,0 16,0 Mức tăng/giảm (tỷ đồng) -125,9 92,2 -60,1 Tốc độ tăng trưởng (%) -37,0 44,0 -20,0
Tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng 773,1 487,9 646,2 999,2
Tỷ trọng (%) 49,0 54,0 54,0 67,0 Mức tăng/giảm (tỷ đồng) -285,2 158,3 353 Tốc độ tăng trưởng (%) -37,0 32,0 55,0 Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 455,0 211,8 258,3 259,4 Tỷ trọng (%) 29,0 23,0 21,0 17,0 Mức tăng/giảm (tỷ đồng) -243,2 46,5 1,1 Tốc độ tăng trưởng (%) -53,0 22,0 0,4
Nguồn: Agribank Phú Nhuận 2013 – 2015
Bảng 2.6 cho thấy, TGCKH dưới 12 tháng tăng trưởng ổn định các năm. Trong khoảng thời gian từ 2010 – 2013, bình quân tỷ trọng TGCKH dưới 12 tháng trong tổng nguồn VHĐ chiếm đến 56%. Sự ổn định của nguồn vốn này chủ yếu là do biến động quá nhanh của lãi suất huy động trong những năm gần đây làm cho cả NH và người dân đều lựa chọn sản phẩm HĐV trong ngắn hạn để cung ứng và gửi tiền.
Lượng tiền gửi lớn thứ hai thuộc về loại TGCKH trên 12 tháng. Trong khoảng thời gian từ 2010 – 2013, bình quân tỷ trọng TGCKH trên 12 tháng trong cơ cấu nguồn VHĐ chiếm khoảng 23%. Phần lớn loại tiền gửi này CN huy động được
thông qua việc cung cấp các sản phẩm tiền gửi kỳ hạn dài từ 12 tháng trở lên như tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng, tiền gửi tiết kiệm bậc thang theo thời gian từ 12 tháng đến dưới 24 tháng, tiết kiệm gửi góp từ 12 tháng đến dưới 24 tháng… kèm theo chương trình bốc thăm trúng thưởng để giữ chân KH.
Khoản mục tiền gửi cuối cùng trong cơ cấu nguồn VHĐ của Agribank Phú Nhận là TGKKH. Trong khoảng thời gian từ 2010 – 2013, bình quân tỷ trọng TGKKH trong cơ cấu nguồn VHĐ chiếm khoảng 21%. Loại tiền gửi này có được chủ yếu là do CN thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ cho các cơ quan đoàn thể như trường đại học, Bảo hiểm Xã hội, Công ty Quản lý kinh doanh Nhà… Một phần nữa là do CN thực hiện nhận tiền ký quỹ để đảm bảo thanh toán, chủ yếu là cho Công ty Vàng bạc Đá quý Agribank Thành phố Hồ Chí Minh. Cá nhân cũng chiếm một phần trong cơ cấu TGKKH tại CN nhưng không nhiều. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tỷ trọng TGKKH tại Agribank Phú có xu hướng giảm dần, thấp nhất là năm 2013 với tỷ trọng là 16%. Sự giảm thấp này chứng tỏ sự giành giật thị phần giữa các NHTM thông qua việc cung cấp chất lượng dịch vụ ngày càng trở nên gay gắt.