2.2.4.1. Tương quan giữa huy động vốn và sử dụng vốn theo kỳ hạn
Bảng 2.9: Mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn theo kỳ hạn của Agribank Phú Nhuận
Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 2013 Nguồn vốn ngắn hạn 1.109,3 698,2 948,7 1.241,6 Dƣ nợ ngắn hạn 775,0 563,0 679,0 847,0 Hệ số sử dụng vốn (%) 69,9 80,6 71,6 68,2 Thừa/thiếu vốn (%) 30,1 19,4 28,4 31,8
Nguồn vốn trung và dài hạn 455,0 211,8 258,3 259,4
Dƣ nợ trung và dài hạn 748,0 683,0 618,0 450,0
Hệ số sử dụng vốn (%) 164,4 322,5 239,3 173,5 Thừa/thiếu vốn (%) -64,0 -222,5 -139,3 -73,5
Nguồn: Agribank Phú Nhuận 2013 – 2015
Nhìn chung, dư nợ trung và dài hạn tại Agribank Phú Nhuận lớn hơn nguồn vốn trung và dài hạn rất nhiều. Trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2013, hệ số sử dụng vốn trung và dài hạn lần lượt là 164,4%, 322,5%, 239,3% và 173,5%. Mặc dù, sự thiếu hụt nguồn vốn trung và dài hạn này sẽ được bù đắp bởi phần dôi ra của nguồn vốn ngắn hạn (trong tỷ lệ được NHNN cho phép) nhưng sự mất cân đối này sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản cho Agribank Phú Nhuận khi KH gửi tiền ngắn hạn rút tiền ồ ạt. Vụ việc rút tiền ồ ạt của Bảo hiểm Xã hội trong hệ thống Agribank năm 2011 là một ví dụ điển hình.
2.2.4.2. Tương quan giữa huy động vốn và sử dụng vốn theo loại tiền
Bảng 2.10. Mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn theo loại tiền của Agribank Phú Nhuận
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2010 2011 2012 2013
Tiền gửi bằng nội tệ (VND) 1.362,1 817,5 1.111,9 1.434,8
Dƣ nợ nội tệ (VND) 1319,0 1.125,0 1.149,0 1.149,0
Hệ số sử dụng vốn (%) 96,8 137,6 103,3 91,3 Thừa/thiếu vốn (%) 3,2 -37,6 -3,3 8,7
Tiền gửi bằng ngoại tệ quy đổi
(USD) 173,0 100,8 80,7 50,0
Dƣ nợ bằng ngoại tệ quy đổi
(USD) 204,0 121,4 90,0 90,0
Hệ số sử dụng vốn (%) 117,9 120,4 111,5 180,0 Thừa/thiếu vốn (%) -17,9 -20,4 -11,5 -80,0
Nguồn: Agribank Phú Nhuận 2013 – 2015
Như bảng 2.10 trình bày, nhìn chung nguồn VHĐ bằng VND đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của Agribank Phú Nhuận qua các năm. Riêng năm 2011, hệ số thiếu hụt VHĐ bằng VND tăng lên đến 37,6%. Nguyên nhân chủ yếu là do Bảo hiểm xã hội và một số TCKT – XH lớn rút vốn bất ngờ làm cho Agribank Phú Nhuận trở tay không kịp. Và tình trạng này đã được khắc phục trong những năm sau.
Ngoài ra, bảng 2.10 cũng cho thấy, nguồn vốn USD không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn USD của Agribank Phú Nhuận. Trong khoảng thời gian từ 2010 – 2013, hệ số sử dụng vốn USD lần lượt là 117,9%, 120,4%, 111,5% và 180%. Nguyên nhân của sự thiếu hụt này chủ yếu là do tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại CN giảm, chủ yếu của Ban Quản lý Thủy điện 6 và Công ty Cổ phần May Sài Gòn
3. Trong khi đó, tiền gửi ngoại tệ từ dân cư tại Agribank Phú Nhuận hầu như không huy động được do mặt bằng lãi suất quá thấp. Sang năm 2013, mặc dù Agribank Phú Nhuận cũng có giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế làm tăng nguồn ngoại tệ ký quỹ và đẩy mạnh dịch vụ kiều hối để nhận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trên tài khoản ngoại tệ của KH nhưng tình trạng thiếu hụt nguồn vốn USD vẫn chưa được cải thiện.
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG