Chi phí huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú nhuận (Trang 41 - 48)

2.2.3.1. Lãi suất huy động vốn bình quân

Agribank Phú Nhuận áp dụng chính sách lãi suất dựa trên cơ sở các quy định về lãi suất của NHNN, của Agribank và kết hợp với tình hình HĐV thực tế tại CN để thực hiện cạnh tranh trong kinh doanh (xem bảng 2.7).

Bảng 2.7. Lãi suất huy động vốn bình quân của Agribank Phú Nhuận Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 2013 Số dƣ bình quân Tỷ trọng (%) Lãi suất (%/năm) Số dƣ bình quân Tỷ trọng (%) Lãi suất (%/năm) Số dƣ bình quân Tỷ trọng (%) Lãi suất (%/năm) Số dƣ bình quân Tỷ trọng (%) Lãi suất (%/năm) Tổng nguồn vốn kinh doanh 1.571,6 100 1269,6 100 1.413,4 100 1.500,0 100

Tiền gửi không kỳ hạn 336,2 21 2,7 210,3 17 4,7 302,5 21 2,0 242,4 16 1,2 Tiền gửi có kỳ hạn dưới

12 tháng 773,1 49 13,3 487,9 38 14,2 646,2 46 8,0 999,2 67 7,5 Tiền gửi có kỳ hạn từ 12

tháng trở lên 455,0 29 12,7 211,8 17 13,5 258,3 18 10,2 259,4 17 8,0 Vốn điều chuyển 7,6 0,5 13,3 359,6 28 14,2 206,4 15 8,0 0 0 0

Lãi suất huy động bình

quân (%/năm) 10,9 12,5 7,1 6,6

Bảng 2.7 cho thấy:

- Từ năm 2010 – 2011, lãi suất HĐV bình quân tăng từ 10,9%/năm lên 12,5%/năm, tăng 1,6%/năm.

- Từ năm 2011 – 2012, lãi suất HĐV bình quân giảm nhanh từ 12,5%/năm xuống còn 7,1%/năm, giảm 5,4%/năm.

- Từ năm 2012 – 2013, lãi suất HĐV bình quân giảm nhẹ từ 7,1%/năm xuống còn 6,6%/năm, giảm 0,5%/năm.

Nhìn chung, lãi suất HĐV bình quân tại Agribank Phú Nhuận có xu hướng giảm dần qua các năm, cao nhất là năm 2011 với lãi suất HĐV bình quân lên đến 12,5%/năm và thấp nhất là năm 2013 với lãi suất HĐV bình quân 6,6%/năm. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi trong chính sách điều hành lãi suất của NHNN. Những tháng đầu năm 2011, tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, thị trường tài chính tiền tệ bất ổn. Lạm phát tăng cao đã tác động tiêu cực đến lãi suất huy động và cho vay trên thị trường. Trước tình hình đó, NHNN đã ban hành Thông tư 02/2011/TT-NHNN quy định mức lãi suất HĐV tối đa bằng VND không vượt quá 14 %/năm, nhằm tránh một cuộc đua lãi suất không lành mạnh của các NHTM. Tuy nhiên, với mức trần lãi suất 14%/năm cùng với tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ đã lên đến 20,82%/năm làm cho lãi suất động đang ở mức âm. [1] Kết quả lãi suất HĐV rơi vào tình trạng hai giá (lãi suất niêm yết và lãi suất thỏa thuận). Chính cuộc chạy đua lãi suất này đã làm cho lãi suất HĐV bình quân của Agribank Phú Nhuận gia tăng nhanh chóng ở các kỳ hạn (xem bảng 2.7). Hậu quả là lãi suất HĐV bình quân năm của Agribank Phú Nhuận đạt mức 12,5%/năm. Sang năm 2012, trước dấu hiệu căng thẳng thanh khoản trong hệ thống NH những tháng cuối năm 2011 và xu hướng giảm tốc của chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát kỳ vọng, NHNN đã kéo giảm đồng loạt các lãi suất chính sách và trần lãi suất huy động. Tính đến ngày 15/11/2012, “lãi suất tiền gửi phổ biến không kỳ hạn ở mức 1%/năm – 2%/năm; kỳ hạn dưới 1 tháng là 2%/năm; từ 1 đến dưới 12 tháng là 8,8%/năm – 9%/năm; riêng kỳ hạn từ 12 tháng trở lên lùi về 10%/năm – 12%/năm

thay thế mốc 12,5%/năm – 13%/năm”. [5] Tình trạng hạ trần lãi suất vẫn được duy trì đến hết năm 2013, cùng với việc NHNN ban hành Thông tư cấm chi hoa hồng môi giới tiền gửi NH đã làm cho mặt bằng lãi suất trên thị trường không còn căng thẳng so với những năm trước. Kết quả là lãi suất HĐV bình quân của Agribank Phú Nhuận cũng đồng loạt hạ từ 13,3%/năm 2011 xuống còn 7,1%/năm 2012 và 6,6%/năm 2013.

2.2.3.2. Chi phí trả lãi huy động vốn

Với số liệu bảng 2.7 sử dụng phương phân tích bằng chỉ số tiến hành phân tích sự tác động của lãi suất huy động, tỷ trọng VHĐ và quy mô VHĐ đến chi phí trả lãi VHĐ của NH năm 2013 so với năm 2010, cụ thể như sau:

Với phương trình kinh tế TC = (xi.di.H) , xây dựng hệ thống chỉ số:

Thay số liệu vào tính ra được các trị số:

Ta có hệ thống chỉ số:

0,5493 = 0,5718 x 1,0683 x 0,8993

Tính mức độ tăng giảm tổng chi phí trả lãi VHĐ do từng nhân tố tác động là:

 (98,655 – 179,597) = (98,655 – 172,53) + (172,53 – 161,505) + (161,505 – 179,597)

 -80,942 = -73,875 + 11,025 – 18,092

Qua số liệu tính toán trên cho thấy:

Chỉ số chi phí trả lãi HĐV năm 2013 so với 2010 là 0,5493 hay 54,93%, giảm 45,07%, mức giảm chi phí trả lãi là 80,942 tỷ đồng. Việc chi phí trả lãi năm 2013 so với 2010 giảm là do nhân tố lãi suất, tỷ trọng VHĐ và tổng mức HĐV tác động, cụ thể là:

- Nhân tố lãi suất: Chỉ số lãi suất huy động vốn năm 2013 so với năm 2010 là 0,5718% hay 57,18%, giảm 42,82%, đã tác động làm cho chi phí trả lãi VHĐ giảm 73,875 tỷ đồng. Đây là nhân tố tác động mạnh nhất làm cho chi phí trả lãi VHĐ giảm.

- Về cơ cấu VHĐ (tỷ trọng): Chỉ số cơ cấu VHĐ năm 2013 so với 2010 là 1,0683 hay 106,83%, tăng 6,83%, đã tác động vào chi phí trả lãi VHĐ làm cho chi phí trả lãi VHĐ của CN tăng 11,025 tỷ đồng. Nguyên do là CN chưa thực hiện việc xây dựng cơ cấu huy động vốn tối ưu, mà cơ cấu HĐV tại CN được hình thành gần như tự phát.

- Về tổng mức VHĐ: Chỉ số tổng mức VHĐ năm 2013 so với 2010 là 0,8993 hay 89,93%, giảm 10,07%, đã tác động làm giảm chi phí trả lãi VHĐ năm 2013 so với 2010 là 18,092 tỷ đồng. Mặc dù yếu tố này làm cho tổng chi phí trả lãi giảm, nhưng là do mức hoạt động của HĐV giảm, thể hiện hoạt động HĐV chưa thật hiệu quả. Nguyên nhân chính là do CN thực hiện chính sách lãi suất chưa hợp lý.

2.2.3.3. Chi phí huy động vốn bình quân

Bảng 2.8: Chi phí huy động vốn bình quân tại Agribank Phú Nhuận

Đơn vị tính: %/năm

Chỉ tiêu Năm

2010 2011 2012 2013

Lãi suất huy động bình quân 10,9 12,5 7,1 6,6

Chi phí khác 0,5 0,8 1,0 1,0

Chi phí huy động vốn bình quân 11,4 13,3 8,1 7,6

Nguồn: Agribank Phú Nhuận 2013 – 2015

* Ghi chú: Chi phí khác bao gồm chi hoa hồng đại lý, chi khuyến mãi và chi nộp bảo hiểm tiền gửi cho KH

Biểu đồ 2.1 dưới đây sẽ cho thấy xu hướng biến động của chi phí HĐV bình quân tại Agribank Phú Nhuận.

0.0%2.0% 2.0% 4.0% 6.0% 8.0% 10.0% 12.0% 14.0% 2010 2011 2012 2013 Lãi suất huy động bình quân (%/năm)

Chi phí khác (%/năm)

Chi phí huy động vốn bình quân (%/năm)

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 2.1. Biến động chi phí huy động vốn bình quân tại Agribank Phú Nhuận

Nguồn: Agribank Phú Nhuận 2013 – 2015

Biểu đồ 2.1 và bảng 2.8 cho thấy:

Tư năm 2010 – 2011, chi phí HĐV bình quân tăng từ 11,4%/năm lên 13,3%/năm, tăng 1,9 %/năm.

- Từ thấy 2011 – 2012, chi phí HĐV bình quân giảm nhanh từ 13,3%/năm xuống còn 8,1%/năm, giảm 5,2%/năm.

- Từ năm 2012 – 2013, chi phí HĐV bình quân giảm từ 8,1%/năm xuống còn 7,6%/năm, giảm 0,5%/năm.

Nhìn chung, chi phí HĐV bình quân tại Agribank Phú Nhuận giảm dần qua các năm, cao nhất là năm 2011 chủ yếu là do lãi suất HĐV bình quân năm 2011 gia tăng (đã lý giải ở mục 2.2.3.1). Chính việc gia tăng chi phí HĐV bình quân này tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động HĐV của Agribank Phú Nhuận bởi vì việc gia tăng chi phí không kèm theo sự gia tăng quy mô VHĐ (xem bảng 2.7). Chính vì thế, trong thời gian tới, ngoài việc sử dụng công cụ lãi suất, Agribank Phú Nhuận nên kết hợp nhiều biện pháp khác như đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, đầu tư cho CNTT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, bảng 2.8 cũng cho thấy, chi phí phi lãi của Agribank Phú Nhuận tăng đều qua các năm. Từ năm 2010 – 2011, chi phí phi lãi lần lượt là 0,5%/năm, 0,8%/năm và duy trì ở mức 1%/năm trong năm 2012 và 2013. Chi phí này tăng chủ yếu từ công tác chăm sóc, tri ân KH như tặng áo mưa, nón bảo hiểm, quay số dự thưởng… Điều này cho thấy Agribank Phú Nhuận đã chú trọng hơn trong công tác chăm sóc KH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú nhuận (Trang 41 - 48)